Cách Chữa đau Tai Hiệu Quả Và Dễ áp Dụng Tại Nhà | TCI Hospital

Đau tai là tình trạng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Với tình trạng cơn đau nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách chữa đau tai tại nhà dưới đây để giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, cơn đau kéo dài trên 72 giờ thì cần tới bệnh viện kiểm tra để phòng ngừa rủi ro không đáng có.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Đau tai xuất hiện do đâu?
  • 2. Tình trạng đau tai có nguy hiểm không?
  • 3. Cách chữa đau tai hiệu quả ngay tại nhà
    • 3.1. Chườm lạnh hoặc nóng
    • 3.2. Sử dụng gừng, tỏi là cách chữa đau tai hiệu quả
    • 3.3. Cách chữa đau tai đơn giản bằng xoa bóp
    • 3.4. Chú ý đến tư thế ngủ
  • 4. Trường hợp nào nên tới gặp bác sĩ

1. Đau tai xuất hiện do đâu?

Cơn đau nhức, khó chịu ở tai xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như:

– Nhiễm trùng tai: Đây là nguyên nhân gây ra cơn đau tai phổ biến. Hầu hết nhiễm trùng tai là do vi khuẩn hoặc virus gây ra và thường xuất hiện nhiễm trùng tai giữa. Bệnh gây sưng, tích tụ chất lỏng và kích thích tai, gây khó chịu và đau đớn. – Viêm tai giữa cấp tính: Đây là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm ở không gian phía sau màng nhĩ do vi khuẩn gây ra.

viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính là một trong những nguyên do gây đau tai

– Nhiễm trùng tai ngoài: Là kết quả của tình trạng nước đọng lại trong ống tai sau khi bơi hoặc tắm. Nếu không được làm sạch kĩ càng sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho vi khuẩn và nấm sinh sôi, phát triển.

– Do nhiễm trùng mũi, họng.

2. Tình trạng đau tai có nguy hiểm không?

Rất nhiều người thắc mắc, lo lắng rằng “Đau tai có nguy hiểm không? Và cách chữa đau tai nào mới là phù hợp, giảm bớt được cơn đau hiệu quả?”. Chỉ xuất hiện biểu hiện đau tai thì không cảnh báo tình trạng bệnh nguy hiểm nhưng gây ra nhiều khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu tâm tới các biểu hiện khác kèm theo (nếu có). Bởi các triệu chứng đi kèm sẽ phản ánh mức độ nặng – nhẹ của bệnh.

Với tình trạng nhiễm trùng tai thì ngoài cơn đau nhức ra còn kéo theo các biểu hiện khác như:

– Hiện tượng tai bị giật như có ai kéo

– Sốt nhẹ

– Chảy dịch từ tai

– Khả năng nghe kém đi

Còn với tình trạng nhiễm trùng tai ngoài thì người bệnh sẽ nhận biết các dấu hiệu như:

– Đỏ và sưng tai

– Có cảm giác ngứa bên trong tai

– Dịch tai có mùi khó chịu

– Luôn thấy ù tai, khó nghe

tai bị đau nhức bên trong

3. Cách chữa đau tai hiệu quả ngay tại nhà

3.1. Chườm lạnh hoặc nóng

Việc sử dụng chườm lạnh chườm nóng là một trong những biện pháp giảm đau được khá nhiều người áp dụng. Được sử dụng trong trường hợp bị bong gân, chấn thương, đau đầu dạng căng thẳng,… Đặc biệt đây cũng là phương pháp chữa đau tai hiệu quả được nhiều người áp dụng tại nhà.

Bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh tùy vào nhu cầu. Nếu chườm lạnh có thể giúp giảm đau và giảm viêm thì chườm nóng sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, làm thư giãn các cơ và giảm đau tạm thời.

Đối với chườm lạnh, bạn cần sử dụng một túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh để đặt vào vị trí đau. Lưu ý đối với trẻ em không sử dụng chườm đá lạnh trực tiếp lên tai.

3.2. Sử dụng gừng, tỏi là cách chữa đau tai hiệu quả

Gừng và tỏi vốn là 2 loại nguyên liệu có sẵn trong mọi nhà. Không chỉ có tác dụng tăng gia vị trong nấu ăn mà còn có công dụng tuyệt vời trong việc chữa đau tai hiện nay.

Với khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, gừng có thể phát huy tác dụng giảm đau nhờ đặc tính của nó. Bạn nên chuẩn bị một bát nước gừng ấm, xoa nước gừng lên xung quanh ống tai ngoài, kết hợp massage nhẹ 1-2 phút.

cách chữa đau tai đơn giản

Gừng có công dụng kháng khuẩn và kháng nấm

3.3. Cách chữa đau tai đơn giản bằng xoa bóp

Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng khu vực từ sau tai cho tới cổ, cơ hàm. Đồng thời kết hợp các bài tập vùng cổ đơn giản sẽ giúp giảm bớt đau đớn và áp lực. Hãy thực hiện phương pháp này nhiều lần trong ngày, bạn sẽ sớm thấy kết quả mang lại.

3.4. Chú ý đến tư thế ngủ

Trong nhiều trường hợp, cơn đau tai trở nên nghiêm trọng hơn khi ngủ. Bởi thói quen nằm nghiêng về phía tai đau sẽ làm tăng áp lực trong tai. Từ đó làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, người bệnh ngủ không sâu giấc, mất ngủ.

Chính vì thế, chú ý đến tư thế ngủ là cách trị đau tai đơn giản mà nhiều người hay bỏ qua. Người có tư thế nằm thẳng sẽ làm giảm bớt cơn đau, giấc ngủ ít bị giãn đoạn. Hoặc có thể nằm nghiêng ở phía bên không đau để hạn chế gây áp lực cho bên đau.

mẹo chữa viêm tai

Người bệnh nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về phía tai không đau

4. Trường hợp nào nên tới gặp bác sĩ

Cơn đau tai diễn tiến liên tục, không có dấu hiệu suy giảm sau nhiều ngày thì bạn cần tới bệnh viện ngay. Dựa vào các tiền sử triệu chứng và khả năng đáp ứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị thích hợp. Tùy vào tình trạng tổn thương tai nặng hay nhẹ mà có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

khám tai mũi họng ở bệnh viện nào tốt

Tới bệnh viện kiểm tra nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày

Trên đây là các cách chữa trị bệnh đau tai tại nhà vừa đơn giản, vừa hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với kiến thức bổ ích trên bạn sẽ kiểm soát được cơn đau tai và ngăn chặn sự ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của mình. Cách tốt nhất là nên chủ động tới bệnh viện kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường ở tai. Qua thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ chuyên môn sẽ đưa cho bạn phương pháp điều trị và lời khuyên phòng tránh cần thiết.

Từ khóa » đau Tai Phải