Cách Chữa đi Tiểu Dắt ở Trẻ Nhỏ. Mẹ Chớ Bỏ Qua! - Bảo Niệu Đức Thịnh
Có thể bạn quan tâm
Ngày viết: 07/09/2022 - Cập nhật ngày 24/10/2023.
Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu
Biên tập: Khánh Toàn
Mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em là một trong những điều được rất nhiều các bà mẹ quan tâm. Tình trạng này ở trẻ em là chứng bệnh thường gặp. Mặc dù, bệnh không đe dọa đến tình mạng hay quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hệ lụy cực kỳ xấu cho sức khỏe các con. Trong bài viết sau, Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường sẽ bật mí cho mẹ các mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em cực kỳ đơn giản!
Mục lục
- 1. Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em là gì?
- 2. Tại sao trẻ em bị tiểu buốt, tiểu rắt? Cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn đằng sau!
- 2.1. Yếu tố sinh lý
- 2.2. Yếu tố bệnh lý
- 3. Trẻ bị tiểu buốt, tiểu rắt uống thuốc gì? Có nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh không?
- 4. Bật mí 3 mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em hiệu quả sau vài ngày
- 4.1. Mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em với nước râu ngô
- 4.2. Sử dụng rau mồng tơi chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em
- 4.3. Mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em bằng nước rau má
- 5. Bảo Niệu Đức Thịnh – Giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em
1. Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em là gì?
Trước khi đến với các mẹo chữa tiểu buốt và tiểu rắt ở trẻ em, các mẹ cần biết chính xác như thế nào thì sẽ báo hiệu trẻ bị tình trạng này. Tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ là hiện tượng trẻ đi tiểu ít nhưng nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu có sự đau buốt. Những lúc trẻ buồn tiểu nhưng không tiểu được cũng được coi là tiểu rắt. Theo thống kê, hiện nay trẻ em mắc phải khá nhiều, nhất là trong độ tuổi từ 5 đến 9.
Theo Y học cổ truyền, tiểu buốt và tiểu rắt bản chất là quá trình dương khí bí ép chặt vào thành bàng quang, khiến cho ống dẫn tiểu bị hẹp lại, cản trở quá trình bài tiết nước tiểu ra bên ngoài.
Theo thống kê, một người trung bình sẽ đi tiểu trong khoảng 4 – 7 lần. Nếu trẻ tiểu vượt mức này, nhất là vào ban đêm sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc chứng tiểu rắt, tiểu buốt khó chịu. Sau đây là các biểu hiện điển hình khi trẻ gặp phải tình trạng này:
- Trẻ buồn tiểu nhiều nhưng không kiểm soát được lượng nước tiểu thải ra mỗi lần;
- Trẻ gặp phải triệu chứng khó đi tiểu, bị đái buốt, rát, thậm chí xuất hiện cục máu đông;
- Một số trẻ gặp phải triệu đau bụng dưới, bàng quang căng tức khó chịu;
- Ngoài ra, bé bị đái dắt thường mệt mỏi, chán ăn, người uể oải;
- Trẻ liên tục muốn đi tiểu, nhưng tiểu không hết, trẻ không thể tự kiểm soát lượng nước tiểu thải ra mỗi lần;
- Không chỉ thế, một số trường hợp trẻ bị tiểu rắt có gặp phải dấu hiệu sút cân, sốt cao, ăn kém, ngủ không ngon,…
2. Tại sao trẻ em bị tiểu buốt, tiểu rắt? Cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn đằng sau!
Khi cùng thảo luận về nguyên nhân gây tiểu buốt và tiểu rắt cho trẻ, nhiều mẹ chủ quan cho rằng do trẻ lười đi tiểu hoặc mải chơi nên mới mắc chứng bệnh này. Đây là quan điểm cực kỳ sai lầm, có thể khiến cho con gặp phải nhiều hệ lụy không tốt với sức khỏe. Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em được chia thành hai nhóm chính như sau:
2.1. Yếu tố sinh lý
Phần lớn trường hợp, trẻ mắc phải chứng tiểu buốt và tiểu rắt do những nguyên nhân sau:
- Do chế độ dinh dưỡng của trẻ chứa quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt,…Đồ chứa càng nhiều đường thì càng làm tăng hoạt động của bàng quang. Từ đó lâu dần sinh ra chứng tiểu rắt, tiểu buốt;
- Trẻ ăn nhiều cháo, sữa hoặc uống nước vào buổi tối nhiều có thể gây ra dấu hiệu tiểu rắt;
- Không chỉ thế, trẻ ăn uống thực phẩm gây nóng trong quá tiểu chuẩn cho phép cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Nếu cha mẹ thấy trẻ đi tiểu buốt, tiểu rắt, đi đái nhiều trong khoảng thời gian ngắn cần hạn chế những loại thực phẩm này;
- Hầu hết các trẻ đều ham chơi, vì vậy cơ thể thường dễ bám bụi bẩn và vi khuẩn. Lúc này, nếu mẹ vệ sinh cho con sai cách hoặc chưa sạch sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho chủng vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
2.2. Yếu tố bệnh lý
Chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em sẽ trở nên khó khăn hơn khi nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ các yếu tố bệnh lý sau:
2.2.1. Bệnh viêm đường tiết niệu
Không chỉ gặp nhiều ở đối tượng người trưởng thành, mà viêm đường tiết niệu cũng được coi là căn bệnh phiền toái gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt cho trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm đường tiểu ở trẻ em là do vi khuẩn đường ruột E.coli. Khi xâm nhập từ bên ngoài vào qua lỗ tiểu của trẻ, chúng sẽ phát triển, gây viêm và làm xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ nhỏ.
Các chuyên gia cho rằng, bé gái thường có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn bé trai. Bởi cấu tạo giải phẫu của bé gái có khoảng cách từ lỗ tiểu gần với hậu môn hơn, tạo cơ hội của vi khuẩn dễ dàng di chuyển.
2.2.2. Hẹp bao quy đầu
Nguyên nhân bệnh lý này chỉ gặp ở các bé trai. Khi bao quy đầu của trẻ bị bó chặt sẽ gây ra chứng khó tiểu, đi tiểu khó khăn và đau tức. Vi khuẩn sẽ lây lan lên niệu đạo rồi từ từ lan sang các cơ quan khác trong hệ tiết niệu.
2.2.3. Vấn đề về bàng quang
Vấn đề về bàng quang là 1 trong những vấn đề chính dẫn tới tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ. Theo thống kê của hội Niệu Học Quốc Tế thì hơn 70% là nguyên nhân từ bàng quang. Khi trẻ bị bệnh này, sẽ có các biểu hiện điển hình như trẻ bị đái rắt, buốt, thậm chí tiểu ra máu kèm sốt cao.
Do vậy, mẹ nên để ý kỹ mọi dấu hiệu thay đổi bất thường trên cơ thể con để có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
3. Trẻ bị tiểu buốt, tiểu rắt uống thuốc gì? Có nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh không?
Trẻ bị tiểu buốt, tiểu rắt phải làm sao? Có các mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt rất hiệu quả ở trẻ em. Tuy nhiên, mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ để áp dụng biện pháp phù hợp nhất. Với trẻ sơ sinh, khi em bé bị tiểu buốt và tiểu rắt nên đi khám bác sỹ, không tự ý chữa trị tại nhà.
Trẻ bị tiểu rắt, tiểu buốt uống thuốc gì? Cách chữa ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả? Thuốc Tây Y có thể nói là lựa chọn của rất nhiều mẹ mỗi khi bé nhà mình gặp phải chứng tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu vì có thể nói đó là cách trị tại nhà nhanh nhất. Tuy nhiên, thuốc điều trị cho trẻ này chứa nhiều hoạt chất tổng hợp, vì vậy các mẹ nên hạn chế cho trẻ uống kháng sinh vì dễ làm trẻ bị kháng kháng sinh và không nên sử dụng tùy tiện nếu không có kê đơn của bác sĩ để hạn chế gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
4. Bật mí 3 mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em hiệu quả sau vài ngày
Trẻ bị tiểu buốt, tiểu rắt phải làm sao? Trẻ bị tình trạng này nên uống gì và cách chữa bệnh an toàn và hiệu quả ở trẻ em thế nào? Dưới đây là 3 mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà ở trẻ em từ dân gian an toàn và lành tính. Các mẹ có thể áp dụng ngay:
4.1. Mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em với nước râu ngô
Mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em đầu tiên là sử dụng râu ngô. Râu ngô có đặc tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc,…cực kỳ hiệu quả.
Cách làm: Khi trẻ gặp phải chứng tiểu buốt và tiểu rắt khó chịu, mẹ có thể sử dụng râu ngô, kết hợp với bông mã đề rửa sạch rồi sắc thành nước uống hàng ngày.
Đây là bài thuốc hiệu quả được áp dụng không chỉ cho trường hợp tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em mà còn được áp dụng cho cả người lớn gặp vấn đề về đường tiết niệu, bàng quang và thận.
Với cách làm trên, mẹ nên cho bé uống vào buổi sáng. Uống liên tục trong 10 ngày giúp con giảm hiệu quả chứng tiểu buốt rát, tiểu rắt,…đồng thời đẩy các chất cặn bã độc hại ra ngoài.
4.2. Sử dụng rau mồng tơi chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em
Mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em thứ hai là dùng rau mồng tơi. Rau mồng tơi có công dụng chính giúp nhuận tràng, lợi tiểu, cực kỳ tốt cho chứng tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ nhỏ.
Cách làm: Các mẹ chỉ cần lựa chọn lá mồng tơi tươi, đem rửa rồi ngâm qua bằng nước muối loãng. Sau đó nấu lên, chắt lấy nước cho bé uống hàng ngày. Loại rau này không nên dùng cho các bé hệ tiêu hóa yếu hoặc thường xuyên tiêu chảy, lạnh bụng.
4.3. Mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em bằng nước rau má
Mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em cuối cùng là dùng rau má. Rau má có đặc tính mát, vị ngọt thanh, giúp giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Không chỉ thế, loại rau phổ biến này còn được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian trị tiểu buốt, tiểu rắt cho trẻ tại nhà nhanh chóng.
Cách làm: Mẹ lấy một nắm rau má, đem rửa sạch, phơi khô. Sau đó, xay lấy nước cốt rồi cho con dùng hàng ngày thay nước lọc. Duy trì ít nhất một tuần để bé hấp thu dưỡng chất và cải thiện chứng bệnh tiểu rắt.
Trên đây là 3 mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em từ những nguyên liệu rất phổ biến và dễ dàng tìm được. Tuy nhiên, do cuộc sống bận rộn, nên bên cạnh các mẹo chữa ở trẻ em này, hiện nay nhiều mẹ đã chuyển hướng sang dùng các sản phẩm thuốc trị tiểu buốt, tiểu rắt và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc từ thiên nhiên đảm bảo an toàn cho trẻ mà hiệu quả mang lại cũng rất tốt!
5. Bảo Niệu Đức Thịnh – Giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em
Như đã chia sẻ về phần nguyên nhân bệnh lý dẫn tới trẻ tiểu buốt, tiểu rắt ở trên. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này ta cần phải hiểu được nguyên lý gây bệnh. Bạn có thể hiểu cơ bản nguyên lý dẫn tới tình trạng này như sau: Theo đông y cơ thể con người luôn chia thành 2 phần Âm và Dương. Một cơ thể khỏe mạnh khi âm dương được cân bằng. Và khi âm dương mất cân bằng sẽ sinh ra bệnh. Cụ thể trong trường hợp này là dương khí hạ hãm (hiểu nôm na là đi xuống) đè vào thành bàng quang làm hẹp đường tiểu tiện dẫn tới tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Khi dương khí đè quá mạnh thì sẽ làm vỡ các mao mạch khi đó sẽ dẫn tới tình trạng tiểu ra máu.
Vậy hiểu được cơ chế gây bệnh như vậy, việc chúng ta cần phải làm bây giờ để chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em đó là đẩy dương khi đi lên, loại bỏ sức ép khỏi bàng quang và đường tiểu. Khi đó đường tiểu thông thoáng sẽ hết tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tới các bạn 1 sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược sẽ giúp khắc phục tình trạng này 1 cách hiệu quả: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh giúp chữa tiểu buốt, tiểu rắt cho trẻ vô cùng hiệu quả và an toàn. Sản phẩm này không những lợi tiểu mà còn cải thiện đáng kể chứng tiểu dầm, tiểu không kiểm soát,…
Bảo Niệu Đức Thịnh làm từ thảo dược tự nhiên lành tính như: Bạch mao căn, Ích trí nhân, Thỏ ty tử, Hoàng kỳ,…Những thảo dược này giúp cân bằng âm dương, ổn định chức năng chế ước bàng quang đồng thời tốt cho hệ tiết niệu.
Ngày 20 tháng 7 năm 2019 tại Hà Nội, sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh đã vinh dự nhận giải thưởng lớn “Top 100 Thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng Đất Việt 2019”. Chương trình trao giải thưởng được truyền hình trực tiếp trên kênh Hà Nội 1 – Đài truyền hình Hà Nội.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho các cha mẹ rất chi tiết và kỹ lưỡng về các mẹo chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em. Chúc cha mẹ cùng các con sẽ có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu! Nếu như cha mẹ còn những băn khoăn về bệnh lý của con em mình, sản phẩm hỗ trợ điều trị, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mại,…bạn hãy gửi ngay thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0839.898.089 để các chuyên gia đến từ Bảo Niệu Đức Thịnh tư vấn trong thời gian sớm nhất!
Chủ đề liên quan: Bệnh tiểu nhiều ở trẻ em, Bệnh tiểu rắt ở trẻ em, Điều trị bệnh tiểu rắt bằng đông y, Điều trị bệnh tiểu rắt bằng tây yTừ khóa » Cách Trị đái Dắt ở Trẻ Em
-
Trẻ Bị đái Dắt - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị đái Dắt Và Cách điều Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Bé Nhà Em 5 Tuổi Bị đi đái Dắt Hơn Một Tháng, Uống Thuốc Không đỡ ...
-
Tại Sao Trẻ Bị đái Dắt, Cách Xử Trí
-
Bệnh Tiểu Dắt ở Trẻ Em - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học
-
Trẻ Em đi Tiểu Rắt (đái Nhắt) Là Bị Gì? Cách Xử Lý & Điều Trị
-
Tiểu Dắt Ban Ngày ở Trẻ, Bác Sĩ Nhi Khoa Chỉ Cách Xử Trí đúng
-
Đái Dắt ở Trẻ Em- Cảnh Báo Cho Cha Mẹ
-
Cách Chữa đi Tiểu Rắt Cho Trẻ Nhỏ Mà Mẹ Nên Biết! - 3T Pharma
-
Tiểu Rắt Ở Trẻ Em: Làm Thế Nào Để Chữa Trị An Toàn Hiệu Quả?
-
Tiểu Rắt Ở Trẻ Em Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Cách Chữa ...
-
Tiểu Rắt Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Chứng Tiểu Rắt Ở Trẻ Em Và Phương Pháp Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Tiểu Không Tự Chủ ở Trẻ Em - Khoa Nhi - Cẩm Nang MSD