Cách Chữa Gà Bị Khò Khè Lên Đờm Lâu Ngày Không Khỏi
Có thể bạn quan tâm
Gà bị khò khè lên đờm thường bắt gặp chủ yếu trong mùa lạnh. Khi đó cơ thể gà không đủ sức chống chịu với bệnh tật sẽ sinh ra khò khè do đờm. Tích tụ lâu ngày không khỏi ảnh hưởng tới hô hấp và thể chất của gà. Một số trường hợp còn bỏ ăn, sưng mắt có bọt và sổ mũi. Tùy từng triệu chứng mà sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Không thể chữa khỏi 1 sớm 1 chiều được tất cả những bài thuốc trên mạng bảo 1 ngày khỏi đều không chính xác.
Mục lục
- 1 Triệu chứng gà bị khò khè như thế nào?
- 1.1 Gà ủ rũ kém hoạt động, lù đù
- 1.2 Gà bỏ ăn, kém ăn
- 1.3 Rụng lông và xơ xác
- 1.4 Gà bị khó thở, có đờm trong mũi và họng
- 1.5 Gà bị đi ngoài phân lỏng có màu trắng xanh
- 2 Nguyên nhân gà bị khò khè sổ mũi có đờm là gì?
- 2.1 Gà bị nhiễm lạnh
- 2.2 Gà bị hen
- 3 Gà bị khò khè lên đờm uống thuốc gì?
- 3.1 Dùng tỏi chữa gà bị khò khè xổ mũi
- 3.2 Dùng kháng sinh
- 3.3 Dùng thuốc trị gà bị khò khè
- 4 Phòng bệnh gà đấ bị khò khè sổ mũi như thế nào?
- 4.1 Chuồng trại sạch sẽ
- 4.2 Chú ý lịch tiêm phòng vắc xin
- 4.3 Cách ly cá thể gà nhiễm bệnh
- 4.4 Vỗ đờm vỗ dãi khi giao chiến xong
- 4.5 Bảo đảm nhiệt độ chuồng trại nuôi nhốt
- 4.6 Tăng cường thể lực ăn uống đầy đủ
Triệu chứng gà bị khò khè như thế nào?
Dưới đây là những cách nhận biết gà đang bị khò khè khó thở. Có thể nhanh chóng nhận ra khi ta quan sát bên ngoài hoặc lắng nghe qua từng hơi thở.
Gà ủ rũ kém hoạt động, lù đù
Nếu để ý sẽ thấy việc hô hấp khó khăn sẽ khiến gà ngại vận động hơn. Chúng thường ủ rũ trong một khu vực như góc tường, góc chuồng. Đây có thể do quá trình hô hấp hoặc chúng đang lên cơn sốt. Mọi hoạt động giường như bị ngưng trệ hoàn toàn trừ khi có tác nhân tác động thì chúng mới miễn cưỡng di chuyển.
Gà bỏ ăn, kém ăn
Việc khó thở cũng gây cho chúng khó khăn trong việc ăn uống. Hô hấp bằng mũi đã khó nay lại bị thức ăn làm tắc nghẽn nên chúng cũng chán ăn. Vì thế mà cơ thể gầy còm ốm yếu nếu tình trạng gà bị khò khè kéo dài.
Rụng lông và xơ xác
Khi đã không đủ dưỡng chất thì những bộ phận này thường bị xơ xác và rụng. Do không được gà rỉa sạch và chăm sóc với lượng dầu từ phao câu. Đặc biệt là lông cánh và lông đuôi là những vị trí dễ rụng lông đầu tiên.
Gà bị khó thở, có đờm trong mũi và họng
Nếu quan sát kỹ có thể thấy gà hô hấp rất khó khăn. Nguyên nhân chính là do những đờm đặc đã chiếm lấy cổ họng gà. Khiến cho không khí khó lòng lọt qua được tại đây. Một phần đờm, nước dãi có thể chảy qua mũi khiến gà bị khò khè thường xuyên hen khẹc, lắc đầu để loại bỏ chúng.
Gà bị đi ngoài phân lỏng có màu trắng xanh
Biểu hiện nữa khi xuất hiện của gà bị khò khè khó thở lâu ngày đó chính là phân có màu xanh trắng. Rối loạn về hệ thống hô hấp tác động tới tiêu hóa. Dẫn tới thức ăn không được tiêu hóa và có màu. Chúng ta có thể quan sát được điều này thông qua những vị trí nuôi nhốt gà.
Nguyên nhân gà bị khò khè sổ mũi có đờm là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng gà chọi bị đờm khó thở. Mỗi nguyên nhân có thể do một loại virut hoặc tác nhân gây bệnh khác nhau.
Gà bị nhiễm lạnh
Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nuôi nhốt nơi quá thoáng gió có thể gặp tình trạng này. Chúng khiến gà bị cảm lạnh và việc khò khè, sụt sùi, xổ nước mũi là cách mà cơ thể gà phản ứng lại. Lâu dần tình trạng bị cảm lạnh thường xuyên có thể xâm nhập sâu bên trong và làm bệnh nặng hơn.
Gà bị hen
Việc gà bị hen cũng có thể dẫn tới khó thở, khò khè và hen khẹc. Nguyên nhân bị hen thì do thời tiết hoặc cũng có thể do đánh trận không được vỗ dãi, vỗ đờm thường xuyên. Lâu dần bị hen nặng rất khó chữa.
Với những triệu chứng khác như sưng mắt, có bọt hoặc bỏ ăn thì có nhiều nguyên nhân khác nữa. Nhưng sẽ lan man sang bệnh khác nên chúng ta tạm thời tìm hiểu 2 nguyên nhân chính như bên trên.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như gà thể chất yếu rất dễ lây nhiễm từ những cá thể gà khác. Đặc biệt nếu nuôi nhốt gà bị hen khò khè với gà khỏe mạnh thì tỉ lệ lây bệnh là rất cao. Vì thế nên chú ý tách gà bị nhiễm bệnh với gà khỏe mạnh để tránh lây bệnh cho nhau.
Gà bị khò khè lên đờm uống thuốc gì?
Tất nhiên tùy từng diễn biến bệnh của gà mà quyết định có thể dùng thuốc chữa gà bị khò khè lâu ngày hoặc sử dụng các nguyên liệu có sẵn cho việc này. Ưu tiên những cách chữa nhanh, an toàn cho gà.
Dùng tỏi chữa gà bị khò khè xổ mũi
Trong tỏi có những tinh chất khác nhau giúp nâng cao thể trạng của gà. Đây được mệnh danh là những kháng sinh tự nhiên tốt cho gà mà không ảnh hưởng nhiều. Chúng cũng điều trị bị hen, khò khè khó thở và xổ mũi tốt. Một số trường hợp có thể dùng tỏi để chữa bệnh gà ăn không tiêu hoặc đầy hơi.
- Đập dập 1 – 2 nhánh hỏi nhét trực tiếp vào miệng gà. Có thể kết hợp thêm vói cơm hoặc hòa với nước dùng xi lanh phun vào cổ họng.
- Ngâm rượu tỏi hoặc mật ong ngâm tỏi cho gà. Dùng 2 cữ sáng và tối duy trì cho tới khi nào khỏi bệnh thì thôi.
Chi tiết về tác dụng của tỏi thì xem cách cho gà chọi ăn tỏi !
Dùng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh để loại bỏ những tác nhân gây ra đờm, mủ nơi cổ họng của gà. Trực tiếp nâng cao sức khỏe của gà bằng cách tiêu diệt các hệ thống vi khuẩn gây bệnh. Ngay cả ở người cũng sử dụng kháng sinh liều cao dành cho những ai bị hen, khó thở.
Một số gợi ý về kháng sinh cho gà như CRD-Pharm, Corymax-pharm, D.T.C Vit… Đây là những kháng sinh tương ứng tùy theo mức độ nặng nhẹ của gà. Trộn trực tiếp vào thức ăn, nước uống của gà. Nếu gà không chịu ăn có thể nhét trực tiếp vào cổ họng là cách tốt nhất. Kết hợp thêm Phartigum B (giảm sốt) hoặc Phar-pulmovet ( dễ thở) để giúp gà có thể duy trì được nhịp thở đều và dễ hơn.
Chỉ nên dùng kháng sinh 1 khoảng thời gian ngắn từ vài ngày cho tới 1-2 tuần tùy theo tiến triển của gà. Không nên duy trì lâu có thể tích tụ trong cơ bắp của gà. Nên dừng hẳn trước khi xuất trại đối với gà thịt từ 15 cho tới 30 ngày.
Dùng thuốc trị gà bị khò khè
Nếu như tất cả các loại trên mà vẫn khiến gà bị khò khè thì hãy sử dụng thuốc chuyên dụng. Dưới đây là 2 loại thuốc được gợi ý bởi Gà Đòn Đất Việt.
- Ery là thuốc áp dụng với việc bị khò khè lâu ngày mà không khỏi. Liều lượng chỉ sử dụng trong vòng 3 ngày là phải cắt đứt cơn khò khè khó thở của gà. Nếu sau 3 ngày gà không thuyên giảm chúng ta tìm tới phương pháp khác. Sử dụng 2 ngày đầu mỗi ngày 1 viên chia đôi cho uống vào sáng tối. Ngày thứ 3 uống 1 viên buổi sáng và theo dõi cụ thể.
- Sử dụng thuốc hen đỏ của Thái Lan chắc chắn sẽ hiệu quả. Bởi Thái Lan là nơi có phong trào chơi gà khá mạnh nên thuốc cũng đặc trị hơn. Sử dụng thuốc hen đỏ nhỏ 2 lần mỗi lần 5 giọt trực tiếp vào cổ họng của gà vào sáng và tối. Có thể nhanh chóng cắt đứt cơn khò khè của gà trong vòng 5-6 tiếng. Và sau 2 ngày thì khỏi hẳn.
Phòng bệnh gà đấ bị khò khè sổ mũi như thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên vì thế hãy đảm bảo rằng chúng ta nên cắt đứt nguyên nhân gây bệnh ngay từ khi chúng chưa xuất hiện. Dưới đây là những điều cần thực hiện để tránh việc gà bị hen khò khè.
Chuồng trại sạch sẽ
Đẩy lùi được các mầm bệnh không chỉ là hen khẹc khò khè mà còn có các mầm bệnh nguy hiểm khác. Dọn dẹp chuồng trại thường xuyên tránh các chất thải nhiễm bệnh từ phân, lông cánh gà. Sau đó chất thải này được tập kết tại 1 khu vực xa khu nuôi nhốt. Dùng vôi bột rắc đều lên và ủ để loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.
Chú ý lịch tiêm phòng vắc xin
Nhớ lịch tiêm phòng vắc xin cho gà con từ nhỏ sẽ tránh được nhiều bệnh khác nhau. Những bệnh cơ bản trên gà như gumboro, marek, hen, đậu… Giúp gà khỏe mạnh và sinh kháng thể ngay từ nhỏ. Khi trưởng thành xác suất bị bệnh sẽ là không cao.
Cách ly cá thể gà nhiễm bệnh
Khi thấy 1 cá thể gà bị khò khè bỏ ăn thì lập tức cách ly để tìm nguyên nhân và chữa trị. Không nuôi nhốt gà bị bệnh với gà khỏe mạnh trong bất cứ trường hợp nào. Đây là bệnh có thể lây lan nên hết sức chú ý khi chăm nuôi.
Vỗ đờm vỗ dãi khi giao chiến xong
Khi chiến đấu xong thì một lượng lớn đờm và dãi có thể đọng lại trong cổ họng gà. Hãy đảm bảo lấy hết chỗ đờm và dãi này ra khỏi vị trí đó. Có thể dùng nước, vỗ đờm vỗ dãi hoặc dùng lông gà để thông chúng ra ngoài. Như vậy nguy cơ bị hen khẹc khò khè sẽ không cao.
Bảo đảm nhiệt độ chuồng trại nuôi nhốt
Khu vực chuồng trại cần đảm bảo sự thông thoáng và nhiệt độ ổn định. Từ đó có thể giúp gà khỏe hơn khi không bị quá nóng hoặc quá lạnh. Bố trí thêm đèn sưởi hoặc hệ thống quạt làm mát khi cần thiết.
Tăng cường thể lực ăn uống đầy đủ
Cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cho gà bằng chế độ thức ăn đầy đủ hơn. Đảm bảo chất xơ, thức ăn tinh, tươi, tanh từ protein cá, thịt bò, thịt lợn, trứng vịt lộn… Kết hợp với các bài thuốc om bóp, vào nghệ cho gà nâng cao thể chất. Tập thể lực thường xuyên bằng vần hơi và vần đòn là hiệu quả.
Với những chia sẻ của sentayho.com.vn hy vọng các bác đã biết cách chữa gà bị khò khè lên đờm lâu ngày không khỏi. Nên chú ý chăm sóc và sử dụng các phương pháp tự nhiên an toàn cho gà trước khi nghĩ tới dùng thuốc trị bệnh gà khò khè. Nếu cần thêm sự trợ giúp hãy liên hệ ngay với Gà đòn Đất Việt Chấm Com nhé!
Từ khóa » Cách Vỗ đờm Gà
-
Nằm Lòng Cách Vỗ Đờm Cho Gà Chọi, Sư Kê Nhất Định Phải Biết
-
Nguyên Nhân Và Cách Vỗ Đờm Cho Gà Chọi Hiệu Quả Nhất
-
Cứu Sống Chiến Kê Bằng Cách Vỗ đờm Cho Gà Chọi, Nhất định Phải Biết
-
Nằm Lòng Cách Vỗ đờm Cho Gà Chọi, Sư Kê Nhất định ... - Đá Gà Thomo
-
Nằm Lòng Cách Vỗ Đờm Cho Gà Chọi Hiệu Quả? Xem ... - Tiên Kiếm
-
Hướng Dẫn Vỗ đờm Cho Chiến Kê Cực đơn Giản - Đá Gà Campuchia
-
Nằm Lòng Cách Vỗ Đờm Cho Gà ...
-
Cách Vỗ đờm Cho Gà Chọi Hiệu Quả - Dễ Làm - Khỏi Nhanh
-
Hướng Dẫn Cách Vỗ Đờm Cho Gà Chọi
-
Cách Vỗ Hen Cho Gà đá đơn Giản, Hiệu Quả Mang Lại Cao
-
Cách Vỗ đờm Cho Gà Chọi Hiệu Quả Dành Cho Các Sư Kê - Đá Gà
-
Cách Vỗ Đờm Cho Gà Chọi - Hiệu Quả Dành Cho Các Sư Kê - Logo
-
Muốn Biết Cách Vỗ đờm Cho Gà Chọi Hiệu Quả? Xem Ngay!
-
Cách Vỗ đờm Cho Gà Chọi - Camera Plus