Cách Chữa Mụn Rộp Môi (Herpes Môi) Nhanh Nhất Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Herpes môi (mụn rộp môi) không chỉ mang đến những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn khiến người bệnh tự ti vì vị trí các vết lở loét nằm ngay trên môi. Vậy nguyên nhân gây Herpes môi là gì và có cách chữa mụn rộp môi nào hiệu quả không? Bài viết dưới đây của Dược liệu Ngọc Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
1. Herpes môi (mụn rộp môi) là gì?
Herpes môi hay còn gọi mụn rộp môi, loét miệng là tình trạng tại môi xuất hiện các mụn nước đỏ, bên trong có chứa chất lỏng và khi bọng nước vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét. Trong một số trường hợp, các vết lở có thể xuất hiện ở bên trong miệng, quanh miệng, ngón tay và mũi. Những người mắc bệnh này còn được xếp vào nhóm nhiệt môi ở ngoài.
Các vết loét miệng có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần hoặc hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tại vị trí các vết loét và cảm giác đau nhức sẽ tăng lên khi chạm vào vết loét.
2. Nguyên nhân
Virus herpes simplex là tác nhân chính gây ra các Herpes môi. Loại virus này được chia làm hai dạng gồm: herpes simplex type 1 (HSV-1) thường gây ra vết loét môi, và herpes simplex type 2 (HSV-2) thường gây mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên, virus HSV-1 cũng có thể gây ra những vết loét ở vùng kín và HSV-2 cũng có thể gây bệnh.
Bệnh có thể lây lan thông qua hôn, dùng chung mỹ phẩm, các đồ dùng như cốc uống nước và quan hệ tình dục bằng miệng. Đây là chứng bệnh có thể kiểm soát, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.
3. Triệu chứng
Sau khi bị nhiễm virus herpes, người nhiễm sẽ ủ bệnh trong khoảng 2 – 12 ngày và chưa có biểu hiện bệnh cụ thể. Tuy nhiên, trong thời gian này vẫn có thể lây bệnh cho người khác; đồng thời một số người có thể gặp những biểu hiện như: bị sốt nhẹ, môi, má, lưỡi có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Sau khoảng thời gian ủ bệnh, người bị loét miệng sẽ xuất hiện những triệu chứng gồm:
- Trước khoảng 1- 2 ngày tại vị trí của vết rộp, nhiều người sẽ cảm thấy ngứa, rát vùng môi và xung quanh miệng.
- Các mụn nhỏ chứa đầy nước bên trong sẽ lan dọc ở rìa môi, lưỡi, nướu, má, có khi lan lên cả mũi, gò má hoặc kéo dài xuống cằm, cổ…
- Vài ngày sau, các mụn nước có thể sẽ sáp nhập vào nhau rồi vỡ ra, để lại vết loét nông, rỉ dịch, khô, đóng vảy và có màu vàng.
- Xuất hiện những cơn đau dữ dội và đau nhiều nhất là khi ăn uống hoặc nói chuyện.
- Nướu có thể bị đỏ, sưng nhẹ và có thể chảy máu.
- Các hạch bạch huyết ở cổ cũng bị sưng và đau.
- Trẻ bị rộp miệng sẽ có biểu hiện quấy khóc, bỏ ăn, kèm theo sốt và nước dãi chảy nhiều.
Nếu như thêm một số biểu hiện dưới đây, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời:
- Tiểu ít hoặc khó tiểu do cơ thể bị mất nước, khô miệng, thường xuyên buồn ngủ và dễ nổi giận.
- Bên trong vết loét có xuất hiện máu hoặc mủ, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vi khuẩn.
- Sốt trên 39 độ C.
- Đau đầu hoặc nôn mửa.
Với đối tượng trẻ sơ sinh khi vừa xuất hiện triệu chứng này cần ngay lập tức đến bệnh viện để tránh bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến chứng ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Rộp miệng ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng, nên ngay khi trẻ xuất hiện những biểu hiện đầu tiên, mẹ cần cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp khắc phục sớm nhất.
4. Cách chữa trị mụn rộp môi nhanh nhất
Như đã nói ở trên, loét môi do virus herpes simplex gây ra đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể áp dụng một số cách để cải thiện tình trạng bệnh như sau:
4.1. Dùng thuốc mỡ và kem bôi
Khi bị Herpes miệng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc mỡ kháng virus như penciclovir có tác dụng giảm đau và giúp vết loét khô nhanh hơn. Ngay khi mới xuất hiện các mụn nước đầu tiên, người bệnh nên bôi thuốc sớm để ngăn các vết loét lan rộng hơn.
Ngoài ra, các loại kem bôi không cần kê đơn như Docosanol cũng có tác dụng giúp trị lở môi, giảm phồng rộp và đau nhức.
4.2. Thuốc uống
Trong trường hợp các vết lở môi lan rộng, bệnh thường xuyên xuất hiện và có thể dẫn đến một số biến chứng như sốt cao, khó thở và khó nuốt, mắt đỏ…. Bác sĩ có thể giúp bạn làm giảm sự khó chịu bằng các loại thuốc uống như:
- Thuốc kháng virus: Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir… Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế một số loại virus nhóm herpes ở người và được sử dụng trong giai đoạn bắt đầu khởi phát nhiễm trùng hoặc tái phát của bệnh.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol được sử dụng nhằm giúp giảm đau, hạ sốt và cải thiện các triệu chứng toàn thân do virus herpes simplex 1 gây ra.
- Thuốc kháng histamine H1: Với những trường hợp gặp phải tình trạng ngứa ngáy dữ dội, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine H1 để cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây điều trị mụn rộp môi có thể khiến cho người bệnh gặp phải những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nên ít được khuyến khích sử dụng. Việc dùng thuốc cần được tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, với đối tượng trẻ em cha mẹ cần đưa con đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê thêm các loại vitamin tổng hợp, bổ sung vitamin A, vitamin C, viên uống bổ sung sắt, kẽm giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh đồng thời hạn chế bệnh tái phát.
4.3. Uống lysine
Lysine là một axit amin có khả năng kiểm soát hoạt động của virus herpes simplex, từ đó ngăn ngừa bệnh lan rộng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng lysine phải có sự tư vấn của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
4.4. Chườm đá
Chườm đá lạnh có tác dụng giảm đau tại những vết loét môi. Người bệnh nên chườm đá một cách nhẹ nhàng để tránh các mụn nước bị vỡ, đồng thời không nên chườm quá lâu để ngăn ngừa bỏng lạnh.
4.5. Gel nha đam
Tinh chất nha đam có tác dụng giúp làm giảm đau nhức hiệu quả. Do đó, có thể dùng gel nha đam để bôi trực tiếp vào vết loét môi. Nếu không có nha đam tươi, bạn có thể dùng các loại son dưỡng môi có chiết xuất từ nha đam cũng có tác dụng tương tự.
4.6. Son dưỡng môi có chiết xuất từ chanh
Sử dụng các loại son dưỡng môi có thành phần từ chanh để thoa lên các vết lở miệng, cũng sẽ giúp làm dịu cảm giác đau do các vết loét gây ra. Bạn nên thoa son dưỡng mỗi ngày khoảng 3 lần để có được hiệu quả tốt nhất.
5. Cách ngăn ngừa bệnh lây lan và tái phát
Herpes môi là bệnh có khả năng lây lan từ người sang người và bệnh có khả năng tái phát cao. Vì thế, để ngăn ngừa vết loét lây lan và tái phát, bạn nên làm theo các hướng dẫn sau:
- Hạn chế các hành động tiếp xúc thân mật với người khác khi bị lở môi như hôn, da kề da….
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, cốc nước….
- Không dùng chung kem hoặc thuốc trị mụn rộp với người khác.
- Không dùng chung các đồ mỹ phẩm như son môi.
- Tránh các loại thực phẩm kích thích phát bệnh như các loại hạt góc cạnh, dễ gây tổn thương, sô-cô-la, hoặc gelatin.
- Không để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đặc biệt là khi đến những môi trường bụi bẩn.
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thoa thuốc tại các vết loét.
- Thay bàn chải mới ngay khi các vết loét đã lành để ngăn ngừa tái nhiễm.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng kem đánh răng hoặc nước súc miệng lành tính, dịu nhẹ có tác dụng sạch khuẩn, hỗ trợ ngừa viêm như kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu và nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu.
- Kiểm soát căng thẳng, stress, dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi.
- Uống nhiều nước, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Phần lớn bệnh Herpes môi không gây nguy hiểm và có thể khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị. Nhưng nếu bạn không có các biện pháp kiểm soát bệnh, thì các vết loét có thể xuất hiện nhiều hơn và có thể gây ra một số biến chứng cho sức khỏe. Do đó, hãy thực hiện theo những lời khuyên của Dược liệu Ngọc Châu để các vết loét miệng nhanh chóng biến mất.
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Herpes Môi
-
Bệnh Herpes Môi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Herpes (mụn Rộp) ở Môi: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Herpes Môi (mụn Rộp Môi) Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị ...
-
Herpes Môi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Suckhoe123
-
Những điều Cần Lưu ý Về Bệnh Herpes ở Môi
-
Bệnh Herpes Môi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Nhiễm Virus Herpes Simplex (HSV) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tổng Quan Về Bệnh Herpes Môi (mụn Rộp Môi) - Y Học Cộng đồng
-
Tìm Hiểu Về Herpes Môi (mụn Rộp Môi), Và Cách điều Trị Khi Mắc Bệnh
-
Mụn Rộp ở Môi: Dùng Thuốc Gì?
-
Hướng Dẫn Cách Chữa Rộp Môi (Herpes Môi) Nhanh Nhất Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Xử Lý Các Bệnh Thông Thường Tại Nhà Thuốc: Mụn Rộp ...
-
Mụn Rộp Sinh Dục ở Miệng, Môi: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Herpes Môi (mụn Rộp Môi) - Tuổi Trẻ Online