Cách Chữa Ngứa Do ăn Dọc Mùng, Sơ Chế Dọc Mùng Chuẩn đét

Dọc mùng nấu canh chua hoặc nấu bún chắc chắn là món ăn khoái khẩu của không ít người vào mùa hè. Trời nóng, ăn món gì có vị chua chua cũng ngon miệng hơn bình thường. Tuy nhiên, có một sự thật rằng nếu không biết cách sơ chế dọc mùng, người nấu có thể bị ngứa tay còn người ăn lại bị ngứa miệng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách chị em cách sơ chế dọc mùng chuẩn đét, không hề gây ngứa chút nào.

Cách sơ chế dọc mùng

Đầu tiên, bạn rửa sạch dọc mùng dưới vòi nước để loại bỏ hết bụi bẩn và đất cát. Tiếp theo, dùng dao tước bỏ phần vỏ xơ bên ngoài, thao tác tương tự như tước vỏ chuối xanh.

Dọc mùng là loại rau "đỉnh của chóp" trong mùa hè và đây là cách sơ chế để chị em không bị ngứa cả tay lẫn miệng! - Ảnh 1.

Tước vỏ dọc mùng khá đơn giản, không hề khó khăn chút nào.

Sau đó, bạn dùng dao cắt hết phần viền cong của dọc mùng, đồng thời tước phần vỏ ở mặt trong.

Dọc mùng là loại rau "đỉnh của chóp" trong mùa hè và đây là cách sơ chế để chị em không bị ngứa cả tay lẫn miệng! - Ảnh 2.

Khi bạn cắt bỏ phần viền cong, phần vỏ xơ già bên ở mặt trong của dọc mùng sẽ tự bong ra nếu có.

Cắt thanh dọc mùng thành từng miếng vừa ăn. Bạn nên cắt theo kiểu vót chông, vì dọc mùng rất xốp và nhiều nước, thái vát giúp dọc mùng dễ vắt và dễ ngấm gia vị hơn.

Dọc mùng là loại rau "đỉnh của chóp" trong mùa hè và đây là cách sơ chế để chị em không bị ngứa cả tay lẫn miệng! - Ảnh 3.

Cắt vát thế này nè!

Sau khi đã cắt nhỏ dọc mùng, bạn cho 1 thìa cà phê muối hạt vào phần dọc mùng vừa cắt và trộn đều, để khoảng 15 phút. Trong thời gian đó, chị em hãy chuẩn bị 1 âu nước đá lạnh, đợi ướp dọc mùng với muối xong, bạn đổ âu nước đá vào, dùng tay vò mạnh khoảng 3 phút rồi vắt cho dọc mùng ráo nước.

Dọc mùng là loại rau "đỉnh của chóp" trong mùa hè và đây là cách sơ chế để chị em không bị ngứa cả tay lẫn miệng! - Ảnh 4.

Vò mạnh dọc mùng trong nước đá lạnh

Cuối cùng, bạn đun 1 nồi nước sôi và cho dọc mùng vừa sơ chế vào trụng sơ khoảng 2 phút. Trụng xong, lại thả dọc mùng vào âu nước đá để dọc mùng giữ được độ giòn. Đến đây, chị em đã hoàn thành xong khâu sơ chế dọc mùng rồi đấy! Làm theo cách này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng dọc mùng khi nấu xong sẽ không gây ngứa miệng.

Chị em cũng có thể đeo găng tay khi sơ chế dọc mùng, tuy nhiên như vậy việc tước vỏ hoặc bóp dọc mùng sẽ có chút khó khăn.

Nếu không dùng găng tay, sau khi sơ chế dọc mùng xong, bạn hãy xát lên tay 1 ít sữa tươi không đường cùng một ít đường kính. Xoa đều tay cho đến khi thấy đường trong tay tan hết, rồi rửa lại với nước lạnh. Như vậy, tay sẽ hoàn toàn không còn cảm giác ngứa ngáy nữa.

Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có những món ngon mùa hè với dọc mùng mà không sợ bị ngứa nhé!

Lỡ ăn phải dọc mùng chưa được sơ chế tốt mà bị ngứa miệng, phải làm sao đây?

- Bạn hãy uống nhiều nước vào nhé: Nước giúp miệng và họng được rửa đi các chất gây ngứa có trong dọc mùng, đào thải nhanh các chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó uống nhiều nước có thể làm dịu đi tình trạng ngứa mà bạn đang gặp phải.

- Súc miệng và họng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm là thứ nước đơn giản, dễ pha nhưng lại là phương thức khá hiệu quả chữa nhiều bệnh về miệng và họng. Khi bị dị ứng bởi ăn dọc mùng, bạn có thể sử dụng nước muối ấm pha loãng để súc miệng và họng nhiều lần nhằm giảm cảm giác ngứa rát nơi vòm miệng.

Mùa hè nấu canh chua với dọc mùng là "đỉnh của chóp" và đây là cách sơ chế để chị em không bị ngứa cả tay lẫn miệng! - Ảnh 6.

Từ khóa » Dọc Mùng Cách Làm