Cách Chữa Nhiệt Miệng Hiệu Quả Tại Nhà Có Thể Bạn Chưa Biết

Nội dung bài viết

  • Tổng quan nhiệt miệng là gì?
  • Cách chữa nhiệt miệng
  • Các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng là gì?
  • Nguyên nhân gây nhiệt miệng
  • Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi người đều có thể bị nhiệt miệng ít nhất 1 lần trong đời sống. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó gây khó chịu cho người bệnh. Việc điều trị nhiệt miệng thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu về cách chữa nhiệt miệng hiệu quả trong bài viết dưới đây của Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc nhé!

Tổng quan nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là sự xuất hiện các vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Ban đầu các vết loét có màu trắng, rìa ửng đỏ rồi sau đó chuyển sang màu hơi vàng. Vết loét thường có kích thước nhỏ hơn 1cm và thường gây đau rát.

Vết loét miệng thường có hai dạng:

  • Vết loét đơn giản: có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm và kéo dài 7 ngày. Độ tuổi hay gặp nhất là từ 10 – 20 tuổi.
  • Vết loét phức tạp: ít gặp hơn, phổ biến ở những người từng mắc bệnh nhiệt miệng dạng này trước đây.
cách chữa nhiệt miệng
Các vết loét thường xuất hiện quanh miệng khi bị nhiệt miệng

Nếu nhiệt miệng trong vài tuần trở lên mà không được điều trị đúng cách, bạn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng khác như:

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Vấn đề răng miệng thường gặp, tải ngay ứng dụng YouMed.

  • Đau hoặc khó chịu khi nói chuyện, đánh răng hoặc ăn uống.
  • Mệt mỏi toàn thân.
  • Vết loét lan ra ngoài miệng.
  • Sốt.
  • Viêm mô tế bào.

Xem thêm: Triệu chứng sốt: hiểu như thế nào cho đúng?

Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu vết loét khiến bạn đau không thể chịu đựng được. Nhất là khi vết loét kéo dài trên hai tuần.

Cách chữa nhiệt miệng

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối có thể là cách chữa nhiệt miệng. Ưu điểm của cách này là dễ thực hiện, giá rẻ, nguyên liệu dễ kiếm. Hơn nữa, nước muối sinh lý sẽ không làm bạn rát khi súc miệng mà còn giúp làm vết loét mau lành hơn.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại nhiều lần cách nhau vài giờ trong cần để có hiệu quả nhanh hơn. Nếu không có nước muối sinh lý pha sẵn bạn có thể tự pha nước muối ấm để súc miệng. Tuy nhiên do tự pha nên súc nước muối này có thể khiến bạn hơi rát.

Baking soda

Súc miệng bằng baking soda là một trong những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Baking soda có thể giúp bạn cân bằng độ pH và giảm viêm để vết loét mau lành. Cách thực hiện:

  • Hòa 5 g baking soda trong khoảng 230 ml nước.
  • Súc miệng với dung dịch này 15 – 30 giây rồi nhổ ra.
  • Lặp lại nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.
Cách chữa nhiệt miệng
Baking Soda có thể được dùng để chữa nhiệt miệng

Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ tốt. Một nghiên cứu cho rằng, mật ong có hiệu quả trong việc làm vết loét miệng bớt đau và sưng đỏ. Bạn thực hiện bằng cách thoa mật ong lên vết loét miệng 4 lần/ngày. Lưu ý cho bạn là nên chọn mua loại mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý nhiều để đạt hiệu quả tốt hơn.

Cách chữa nhiệt miệng
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt

Cách chữa nhiệt miệng – Dùng thuốc

Thuốc bôi tại chỗ

Bạn có thể dùng một số loại thuốc bôi tại chỗ để trị nhiệt miệng. Các loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến hiện nay là thuốc Kamistad Gel N, Oracortia, Mouthpaste, Emoflour, Gengigel, Orrepaste, Mandarin…

Xem thêm: Top 5 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em hiệu quả

Thuốc dùng toàn thân

Thuốc dùng toàn thân để chữa nhiệt miệng chỉ được sử dụng khi được các bác sĩ chỉ định sau khi đã thăm khám đánh giá tình trạng.

Một số loại như thuốc toàn thân trị nhiệt miệng như:

  • Kháng sinh: Biseptol (cotrimoxazol), metronidazole, spiramycin…
  • Kháng viêm: corticoid.
  • Giảm đau: paracetamol.
  • Chống dị ứng: Kháng histamine H2.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm cũng có thể giúp trị nhiệt miệng. Đồng thời đây cũng là cách để phòng ngừa nhiệt miệng. Trong những ngày bị nhiệt miệng, bạn không nên ăn thức ăn cay nóng, các món nướng và rán. Vì các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng là gì?

Khi tìm hiểu về cách chữa nhiệt miệng thì việc tìm hiểu các triệu chứng của bệnh lý này là điều vô cùng cần thiết. Người bị lở, loét miệng thường có một số triệu chứng như:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét đau, đốm đỏ sưng phát triển thành vết lở, loét. Thường ở các vị trí như: mặt trong của má và môi, lưỡi, nướu, nền miệng.
  • Vùng trung tâm các vết loét có màu trắng hoặc màu vàng.
  • Kích thước vết loét thường nhỏ.

Một số trường hợp ít gặp, nhiệt miệng còn có các biểu hiện bao gồm:

  • Sốt.
  • Sưng hạch bạch huyết gần miệng.

Các vết loét này thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày và không để lại sẹo. Nhưng cũng có thể mất thời gian lâu hơn để vết loét có thể lành hoàn toàn.

Cách chữa nhiệt miệng
Triệu chứng nhiệt miệng là những vết loét gây đau bên trong miệng

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh nhiệt miệng. Các nghiên cứu chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng như:

  • Môi trường.
  • Chế độ dinh dưỡng.
  • Sinh vật gây nhiễm trùng.
  • Độc tố trong thực phẩm.
  • Ký sinh trùng.
  • Sự thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic, vitamin B12.

Ngoài ra, các vết loét có thể hình thành do các nguyên nhân làm tổn thương miệng như: đánh răng quá mạnh, tai nạn khi chơi thể thao, dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt…

Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế khi bị nhiệt miệng. Vì vậy, cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Ngoài cách chữa nhiệt miệng thì vấn đề phòng ngừa chúng cũng rất được quan tâm. Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh. Một số phương pháp sau đây có phòng ngừa nhiệt miệng:

  • Tránh làm việc quá sức, duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe, sức cơ, cân bằng nội tiết tố.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3.
  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong đó có bệnh nhiệt miệng.

Xem thêm: Mách bạn cách phòng chống nhiệt miệng hiệu quả

Trên đây là bài viết của Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc về cách chữa nhiệt miệng. Bài viết trên chỉ mang tính chất thông tin và không có tác dụng thay thế bất cứ điều trị nào của bác sĩ. Do đó khi thực hiện các biện pháp chữa nhiệt miệng tại nhà không thấy hiệu quả, bạn cần đi khám ngay để bác sĩ có phương pháp điều trị y tế cụ thể cho bạn.

Từ khóa » Bớt Nhiệt Miệng