Cách Chữa Nóng Trong Người Bằng Thiên Nhiên Thanh Mát Hiệu Cực Tốt

Cách trị nóng trong người bằng thiên nhiên thanh mát hiệu cực tốt. Nóng trong người (nội nhiệt) xảy ra do nhiều nguyên nhân. Chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Image result for nóng trong người

CÁCH TRỊ NÓNG TRONG NGƯỜI BẰNG THIÊN NHIÊN Nóng trong người

Nguyên nhân gây nóng trong người

Một số bạn đọc gửi thư cho chuyên mục sức khỏe, cho biết về tình trạng thường xuyên cảm thấy nóng trong người, hay đổ mồ hôi tay chân, khiến mọi hoạt động thường ngày đều trở nên khó chịu... Bên cạnh đó, nóng trong người thường biểu hiện bằng các triệu chứng: người khô táo, gầy yếu, khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, nước tiểu vàng, da khô, môi khô nứt nẻ, đổ nhiều mồ hôi, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dễ bị dị ứng, nhức đầu, choáng váng. Trẻ em thì nổi ban đỏ, chảy máu cam...

Image result for nóng trong người

Hậu quả của nóng trong người là nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa; nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết, gây chứng huyết nhiệt có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.

Theo y học cổ truyền “Âm hư sinh nội nhiệt”, nóng trong người là do âm hư bởi các nguyên nhân sau: nội nhân - do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người. Và do ngoại nhân như: sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong quá trình điều trị bệnh); uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá; ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng - chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể; uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người; làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.

Image result for nóng trong người

Chữa trị

Muốn hết nóng trong người cần phải thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết bằng chế độ ăn uống, hay dùng những bài thuốc. Y học cổ truyền chữa nóng trong người thường dùng bài thuốc bổ thận âm rất hiệu quả, đó là bài gồm các vị thuốc: thục địa, hoài sơn (mỗi vị 16g), sơn tra, phục linh (mỗi loại 12g), đan bì, trạch tả (mỗi vị 10g). Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng sau khi ăn 30 phút. Thường dùng một đợt là 10 ngày.

Ngoài việc dùng thuốc, ăn uống đúng cách cũng sẽ giúp chữa trị tình trạng này. Hằng ngày phải tăng cường ăn các loại rau quả có tính mát như: rau mồng tơi, dâu tươi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng (khổ qua), cà chua, rau diếp cá, bột sắn dây... và uống đủ bình quân 2 lít nước mỗi ngày. Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính cay nóng, kích thích như tiêu, ớt, rượu bia, nước chè đặc, cà phê... Bên cạnh đó cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ - không thức quá khuya, tránh căng thẳng, stress; năng vận động cơ thể.

Y học cổ truyền đã sử dụng nhiều bài thuốc để trị nóng trong người có hiệu quả như:

- Thục địa 16g, hoài sơn 16g, sơn tra 12g, phục linh 12g, đan bì 10g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng sau khi ăn 30 phút. Thường dùng một đợt là 10 ngày.

-Bài thuốc “trà tang cúc ẩm”: tang diệp và cúc hoa mỗi loại 10g rửa sạch nấu với 300ml nước, lọc bỏ xác uống trong ngày giúp giải khát, làm mát cơ thể

- Bài thuốc “trà song hoa ẩm” gồm kim ngân hoa và cúc hoa mỗi loại 10g, rửa sạch nấu với 300ml nước uống trong ngày tác dụng làm mát cơ thể

- Bài nước sâm gồm thuốc giòi, mã đề, rễ cỏ tranh, râu bắp, mía lau, lá dứa cho thơm, mỗi loại 100-200g, nấu sôi lược lấy nước (1-2 lít) uống cả ngày, có thể dùng cho nhiều người trong gia đình cùng uống.

- Dây lá sương sâm 100g, khoảng 1 lít nước, hái lá già rửa sạch, vò nát trong nước nóng, vắt lấy nước lát sau sẽ đông đặc thành sương sâm; có thể ăn không hoặc thêm ít đường, vừa thanh nhiệt giải độc, vừa nhuận trường.

Tuy nhiên, cần chú ý khi người bệnh có sốt cao do nhiễm trùng, hoặc người tì vị yếu hay bị tiêu chảy, lạnh bụng, cảm lạnh, người già yếu không nên dùng các thuốc mát.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

phuong-thuoc-va-cach-chua-benh-nong-trong-nguoi-3

• Uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.

• Tăng cường bỏ sung các loại rau củ tươi mát có tính thanh nhiệt như rau má, mồng tơi, rau dền, rau đay, khổ qua, dưa chuột, bí đao, rau ngót, diếp cá…

• Ăn các loại trái cây và uống nước ép từ dâu tây, dâu tằm, cà chua, nha đam, cam, bưởi, dưa gang, đu đủ, thanh long, nước dừa, nước vối, sắn dây, râu bắp, …để làm mát cơ thể, chống khát, giải độc tố.

• Bổ sung các loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen… để giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, chống táo bón.

• Hạn chế các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt; các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá; các thức ăn chiên, rán, nướng… để làm giảm lượng độc tố tích tụ trong gan.

• Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, căng thẳng, stress…

• Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Image result for nóng trong người

THAM KHẢO: Nóng trong người có phải bị bệnh gan?

Lâu nay chúng ta vẫn nhắc đến cụm từ “ nóng trong người” nhưng chúng ta lại vẫn thường nghĩ đây là triệu chứng do thời tiết hoặc ăn đồ cay nóng nên mới gây ra chứng nóng trong người. Nhưng lại có nhiều người cho rằng, nóng trong người là do gan bị tổn thương, gan bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân gây ra nóng trong người Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì có nhiều bệnh nhân mắc chứng nóng trong người nhầm tưởng rằng thời tiết nắng nóng là nguyên nhân gây ra chứng nóng trong người. Vậy làm sao có thể lý giải được khi thời tiết mát mẻ mà cơ thể vẫn không ngừng “bốc hỏa”, mụn nhọt vẫn không ngừng nổi. Thực tế, tình trạng “nóng trong người” kéo dài là do các độc tố và nhiệt độc không được đào thải ra ngoài, tích tụ lâu ngày trong cơ thể sinh ra nhiều bệnh tật. Trong cơ thể gan chính là cơ quan đầu tiên đào thải các chất độc hại cho cơ thể, đây cũng là cơ quan đầu tiên trong cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa, do đó, nếu như lượng lượng độc tố xâm nhập vào cơ thể quá lớn khiến gan không đào thải kịp hoặc chức năng gan suy giảm do phải làm việc quá tải trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhận biết như: Nóng trong người, da khô và nóng, miệng háo khát, tiểu tiện ít và nóng, nước tiểu vàng, đại tiện bí táo: Nguyên nhân do nhiệt độc tích tụ trong cơ thể, hao tổn tân dịch, cơ thể bị mất nước quá nhiều khiến trong người luôn có cảm giác khô táo. Mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay, dị ứng: Khi khả năng giải độc của gan bị suy giảm gây ứ đọng các độc tố trong cơ thể, những độc tố này gây kích ứng da, tạo điều kiện thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đây. Dễ bị nhiễm trùng: Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.

Image result for nóng trong người Khuyên bệnh nhân Bệnh nhân mắc chứng bệnh nóng trong người chính là do chức năng đào thải các chất độc hại của gan kém đi, do đó, các bác sĩ chuyên gan khuyên bệnh nhân nên có những biện pháp cân đối lại cách sinh hoạt cũng như vấn đề ăn uống của người bệnh. Dưới đây là một số biện pháp mà các bác sĩ chuyên gan cung cấp cho bệnh nhân: Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế thực phẩm giàu năng lượng, nên lựa chọn các món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, có tính mát như mướp đắng, bí đao, ngó sen, rau má, rau diếp cá…Đặc biệt, không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia và đồ uống có chứa cồn. Chế độ sinh hoạt: Không nên thức quá khuya, sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp gan cũng như các cơ quan khác trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Viên uống thảo dược: Những người thường xuyên có cảm giác “nóng trong người”, hay bị mụn nhọt, mẩn ngứa nên bổ sung hàng ngày các dạng viên uống thảo dược. Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý bệnh nhân, những triệu chứng của bệnh nóng gan cũng có thể là người bệnh mắc các bệnh lý về gan khác nên khi sử dụng thuốc thì bệnh nhân cũng nên lưu ý không nên sử dụng các loại thuốc bừa bãi mà nên tiến hành khám và chẩn đoán bệnh thì mới nên sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ.

THAM KHẢO: 10 loại nước chữa bệnh 'nóng trong' cực hiệu quả

Nóng trong người (nội nhiệt) xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức khuya thường xuyên, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… Để chữa khỏi bệnh nóng trong người cần phải có chể độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Dưới đây là những đồ uống giúp bạn “mát ruột” trong ngày hè.

1. Râu ngô Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng lợi tiểu, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt,… dùng làm trà uống hàng ngày rất tốt. Những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường dùng nước này rất tốt. Râu bắp có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu.

2. Rau má, diếp cá Xay lấy nước uống, có thể thêm chút đường cho dễ uống, có tác dụng giải nhiệt tốt. 3. Dâu ta (còn gọi là dâu tằm) Tuy có màu không đẹp như dâu tây, nhưng lại chứa nhiều dược tính, ngoài tác dụng tiêu khát, còn giúp sáng mắt, đen tóc, lợi xương khớp và chống lão hóa, vì vậy đem chế biến thành nước uống sẽ “lợi cả đôi đường”, vừa mát vừa đẹp.

4. Đậu đen, đậu đỏ

Ngoài tính giải nhiệt, tiêu độc, đậu đỏ còn là nguồn thực phẩm dinh dưỡng chữa suy nhược cơ thể và đặc biệt tốt cho phụ nữ. Đậu đỏ đem ngâm nở rồi nấu với nước đến khi đậu mềm thì nhấc xuống, lọc lấy nước uống, tốt nhất là uống nước đậu đỏ không đường, vì đường sẽ làm giảm hiệu quả kích thích tiêu hóa của đậu đỏ, có thể thay thế đường bằng mật ong.

Để tăng tác dụng giải nhiệt, người ta cũng thường nấu chung hai loại đậu đen và đậu đỏ để lọc lấy nước uống. 5. Cam, chanh

Cam, chanh có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện tình trạng khô khát, trừ nhiệt, dùng chữa các bệnh khô nóng do nhiệt. Một ly nước cam, chanh ép trong những ngày nắng nóng sẽ giúp cơ thể dịu lại.

6. Rong biển Rong biển có nhiều loại, khi mua nấu nước uống nên chọn loại rong biển đen, có bán ở các hiệu thuốc Đông y. Do rong biển có mùi tanh, vị mặn và lẫn cát nên trước khi nấu cần ngâm nước khoảng 30 phút rồi rửa sạch. Để tăng hương vị cho món nước mát này, có thể nấu rong biển với la hán quả, bông cúc và lá dứa để khử bớt mùi của rong. 7. Bí đao Bí đao tính mát, có công dụng giải nhiệt, làm tan đàm, mát ruột và hết khát, lợi tiểu, giải độc, giảm béo. Nước ép bí đao giúp giải nhiệt, giải khát trong mùa hè rất tốt, lại có tác dụng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy… Bí đao có hàm lượng natri rất thấp nên tốt cho người bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề.

8. Rau má, nhân trần Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát. 9. Nước vối Giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3 - 40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối thì sau thời gian ấy, cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó. Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. 10. Nước dừa

Dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng. Chỉ cần mua dừa về, lấy nước, nạo cơm, thêm ít đường (cho đá nếu thích) là đã có một ly nước giải khát ngon, bổ. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống nước dừa cũng phải đúng cách. Không nên uống nước dừa lạnh vào buổi tối trước khi đi ngủ hay khi đi nắng về không nên uống ngay nước dừa bởi dễ bị say.

(ST)

Từ khóa » Cây Thuốc Trị Nóng Trong Người