Cách Chữa Tiêu Chảy Hiệu Quả Tại Nhà - Nhà Thuốc An Khang

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • 4 cách trị tiêu chảy tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn cần biết
4 cách trị tiêu chảy tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn cần biết Cập nhật: 31/05/2024 Lượt xem: 1164 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng

Chuyên khoa: Y đa khoa

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng sinh năm 1989, hiện sinh sống và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh.

Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và công việc. Tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy cách chữa tiêu chảy tại nhà như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi tiêu lỏng, nhiều nước hơn bình thườngsố lần đi tiêu thường xuyên hơn. Đây có thể là một triệu chứng biểu hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với các triệu chứng đường tiêu hóa khác như đau bụng, buồn nôn/nôn, sụt cân, chóng mặt,...

1Uống nhiều nước

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, chiếm tới 55 - 65% trọng lượng cơ thể. Các vai trò của nước có thể kể đến như:

  • Tham gia cấu tạo cơ thể.
  • Tham gia vào các quá trình lý - hóa của cơ thể sống.
  • Nước là dung môi hòa tan các chất.
  • Điều hòa thân nhiệt.
  • Bảo vệ cơ thể.

Tiêu chảy khiến khối lượng tuần hoàn trong cơ thể hao hụt ít nhiều và điều này còn phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Mất nước nặng gây ảnh hưởng lớn đến chức năng sống của bệnh nhân, phá vỡ sự cân bằng các chất.

Do đó, khi bị tiêu chảy người bệnh cần phải uống nhiều nước để bồi hoàn thể tích dịch cho cơ thể, trung bình khoảng 1,2 - 1,5 lít nước/ngày. (Xem thêm các sản phẩm bù nước Oresol giúp bổ sung điện giải & nước trong tiêu chảy cấp)

Uống nhiều nước giúp bồi hoàn thể tích tuần hoàn, đảm bảo chức năng sống cho cơ thể

Uống nhiều nước giúp bồi hoàn thể tích tuần hoàn, đảm bảo chức năng sống cho cơ thể

2Dùng men vi sinh

Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là do rối loạn hệ vi khuẩn của đường ruột. Vậy nên đối với bệnh nhân tiêu chảy cấp, việc bổ sung men vi sinh là hết sức cần thiết.

Men vi sinh giúp hỗ trợ hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, duy trì sức khỏe hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng và bệnh tật. Một số loại thực phẩm có chứa men vi sinh như:

  • Sữa chua.
  • Phô mai.
  • Chuối.
  • Kim chi.

Sữa chua và chuối là một trong những thực phẩm giàu men vi sinh nhất

Sữa chua và chuối là một trong những thực phẩm giàu men vi sinh nhất

3Có chế độ ăn hợp lý

Thường xuyên ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không cân bằng các chất trong bữa ăn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Việc đường tiêu hóa không thể tiêu hóa và hấp thu thức ăn, các chất này sẽ trở nên ưu trương bên trong lòng tiêu hóa, kéo nước từ biểu mô đường tiêu hóa vào đường ruột gây tiêu chảy.

Do đó, trong thành phần thức ăn cần phải cân bằng đủ các chất, đặc biệt là bổ sung chất xơ để giúp tiêu hóa, thải phân dễ dàng hơn.

Cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn cân bằng và hợp lý để tránh được các rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy cấp

Cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn cân bằng và hợp lý để tránh được các rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy cấp

4Dùng thuốc trị tiêu chảy không kê đơn

Một số loại thuốc và dược phẩm có thể dùng khi tiêu chảy như:

  • Pepto Bismol.
  • Smecta.
  • Loperamid.
  • Attapulgite.
  • Racecadotril.
  • Oresol.
  • Kẽm.

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại dược phẩm trên cần có sự hướng dẫn trực tiếp từ bác sĩ. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi khi chưa được bác sĩ tư vấn cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Uống bổ sung kẽm ở bệnh nhân tiêu chảy giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể

Uống bổ sung kẽm ở bệnh nhân tiêu chảy giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể

5Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Đối với trẻ nhỏ:

  • Tiêu chảy từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ.
  • Li bì khó đánh thức.
  • Vật vã, kích thích.
  • Co giật.
  • Không thể bú/không chịu bú mẹ.
  • Sốt cao.
  • Nôn ói, ọc sữa.
  • Mắt trũng.

Đối với người lớn:

  • Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày không khỏi.
  • Mất nước.
  • Đau bụng.
  • Có máu trong phân.
  • Sốt cao.

Ngoài ra, khi có bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào khác thì cũng cần đến gặp bác sĩ ngay để được phát hiện, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề về sau.

Khi trẻ có các triệu chứng như li bì, không chịu bú mẹ thì cần phải đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức

Khi trẻ có các triệu chứng như li bì, không chịu bú mẹ thì cần phải đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tình trạng bệnh của bệnh nhân, hỏi về tiền sử mắc bệnh trong quá khứ và thăm khám lâm sàng để phát hiện các triệu chứng, biến chứng và tìm các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp trên bệnh nhân.

Một số xét nghiệm bác sĩ có thể tiến hành làm như:

  • Xét nghiệm máu: dùng để kiểm tra số lượng các dòng tế bào máu, phát hiện các rối loạn điện giải, dấu hiệu nhiễm trùng và khảo sát chức năng gan, thận của bệnh nhân.
  • Soi phân: tìm vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Đồng thời có thể tiến hành làm xét nghiệm tìm máu trong phân (FOB) để phát hiện các bất thường đường tiêu hóa.
  • Xét nghiệm hơi thở hydro: sử dụng phép đo hydrogen trong hơi thở để chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa.
  • Nội soi đại trực tràng: khảo sát hình ảnh bên trong trực tràng và đoạn đại tràng, phát hiện các tổn thương thực thể như khối u, polyp,...
  • Nội soi dạ dày - tá tràng: khảo sát đường tiêu hóa trên, phát hiện các dấu hiệu viêm loét, xuất huyết ở thực quản, dạ dày và tá tràng, đồng thời còn giúp xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Nội soi dạ dày - tá tràng giúp bác sĩ khảo sát hình ảnh của đường tiêu hóa rõ ràng

Nội soi dạ dày - tá tràng giúp bác sĩ khảo sát hình ảnh của đường tiêu hóa rõ ràng

Tham khảo các bệnh viện điều trị chứng tiêu chảy

  • Tại TP HCM: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,...
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thu Cúc, Trung tâm Y khoa số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,...
Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Xem thêm:

  • Gừng có tác dụng trị tiêu chảy không?
  • Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiêu chảy

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích về các cách điều trị tiêu chảy tại nhà đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Nguồn: Mayo Clinic, Healthline

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

https://giadinhmoi.vn/4-cach-tri-tieu-chay-tai-nha-don-gian-hieu-qua-ban-can-biet-d88391.html

Từ khoá: bệnh tiêu chảy tiêu chảy rối loạn tiêu hóa tiêu hóa Banner đầu bài tin - Laroche-possay-T11Banner đầu bài tin - Springleaf T11Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • Cách phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá an toàn, hiệu quả

    Sức khoẻ & Bệnh

    Cách phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá an toàn, hiệu quả

    Bác sĩ Nguyễn Thị Kiều Trang

    5 tháng trước
  • 8 triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ bố mẹ nên lưu ý và cách điều trị

    Sức khoẻ & Bệnh

    8 triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ bố mẹ nên lưu ý và cách điều trị

    Bác sĩ CKI Nguyễn Như Anh

    5 tháng trước
  • 9 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

    Sức khoẻ & Bệnh

    9 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

    Bác sĩ CKI Nguyễn Như Anh

    Hơn 1 năm trước
  • Bị tiêu chảy uống nước dừa được không? Các lưu ý khi uống nước dừa

    Sức khoẻ & Bệnh

    Bị tiêu chảy uống nước dừa được không? Các lưu ý khi uống nước dừa

    Bác sĩ CKI Trần Hiếu Thảo

    4 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Cách Pha Nước Uống Bù điện Giải