Cách Chữa Trị đau Họng Tại Nhà đơn Giản An Toàn | Hapacol

7 thức uống trị rát cổ họng tại nhà đơn giản mà hiệu quả fb-share-icon Follow Me Tweet

Phần lớn trường hợp, bạn có thể tự trị đau họng tại nhà bằng những biện pháp khắc phục đơn giản để chấm dứt tình trạng khó chịu trong cổ họng mình. Vậy, bạn có thể làm gì để trị đau họng tại nhà hiệu quả? Người bị đau họng nên uống gì? Các loại thực phẩm nào cần tránh xa? Chữa đau họng ở trẻ nhỏ và người trưởng thành có gì khác biệt? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên qua bài viết của Hapacol dưới đây nhé.

Khi bị đau họng nên uống gì để giảm đau?

Khi bạn bị sốt đau họng, cảm giác nóng rát và khó chịu xảy ra ở cổ họng khiến bạn gặp khó khăn rất nhiều trong việc ăn uống. Tuy nhiên, tình trạng này lại chưa phải là vấn đề đủ nghiêm trọng để bạn đến bệnh viện. (1)

Bên cạnh gây cản trở cho việc nuốt, đau họng còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, khiến bạn ngủ không ngon giấc. Thay vì tìm gặp bác sĩ thì nhiều người cũng thắc mắc rằng bị đau họng nên uống gì:

Mật ong

Một trong những phương thuốc, chăm sóc sức khỏe gia đình được nhiều người biết đến cho chứng đau họng là mật ong. Dù được dùng riêng hay pha cùng trà, mật ong đều đem lại lợi ích đáng kể trong việc trị đau họng tại nhà.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy so với các thuốc giảm đau họng thông thường, mật ong có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn.

Một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng mật ong còn có khả năng chữa lành vết thương hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể đẩy nhanh tốc độ chữa lành những thương tổn trong cổ họng. Lưu ý không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi

Người bệnh có thể trị viêm họng bằng mật ong bằng nhiều cách như sau:

  • Quất ngâm với mật ong: Chuẩn bị quất, rửa sạch và cắt đôi quả quất. Xếp quất vào bình chứa, tiếp theo xếp quất vào, mỗi lớp quất là một lần tưới mật ong lên. Hằng ngày sử dụng nước cốt mật ong và quất để ngậm khoảng 3 lần.
  • Tỏi và mật ong: Tỏi băm nhuyễn rồi ngâm với mật ong trong 7 ngày. Sau đó có thể uống dung dịch này mỗi ngày một lần. Hoặc nhanh hơn có thể thái lát mỏng của tỏi để ngâm với mật ong từ 3- 5 phút . Dùng tỏi cho vào miệng ngậm , khi không còn cảm nhận được mùi tỏi có thể nhả ra.
  • Gừng tươi và mật ong: Ép nước cốt gừng và trộn với mật ong nguyên chất với tỉ lệ bằng nhau. Ngậm hỗn hợp nước cốt ngày 3 lần trong miệng và nuốt từ từ. Lưu ý không nên sử dụng gừng cho trẻ dưới 13 tuổi.
  • Chanh mật ong: Pha nước cốt chanh vào ly với 1-2 muỗng mật ong. Thực hiện hằng ngày, nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy.

Trà hoa cúc

Nếu bạn cần tìm một chất làm dịu tự nhiên, đừng quên trà hoa cúc. Không chỉ là một thức uống thơm ngon, loại trà này đã được sử dụng với nhiều mục đích y học khác nhau, bao gồm cả làm dịu cơn đau họng kéo dài khó chịu. Điều này có thể giải thích bởi đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa và “làm mịn” lớp niêm mạc cổ họng của trà hoa cúc. 

Theo kết quả từ một số nghiên cứu, loại trà thảo mộc này còn có tác dụng kích thích hệ miễn dịch hoạt động, nhằm đối phó với tình trạng nhiễm trùng gây đau họng ngay từ đầu. Mặt khác, không ít giả thiết cho rằng trà hoa cúc không chỉ hoạt động như một biện pháp trị đau họng tại nhà mà còn có khả năng thuyên giảm những triệu chứng cảm lạnh khác.

Bạc hà

Công dụng chính của bạc hà là “làm mới” hơi thở. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tinh dầu bạc hà pha loãng cũng có tác dụng chữa đau họng có đờm, bằng cách “đánh tan” đờm, làm dịu cơn đau họng và ho. Ngoài ra, bạc hà còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, thuận lợi cho việc trị đau họng tại nhà.

Để chữa cơn đau họng, bạn có thể hãm lá bạc hà với nước sôi để pha thành trà hoặc xông hơi với tinh dầu bạc hà. 

Rễ cam thảo

Trong y học cổ truyền, các chuyên gia đã sử dụng rễ cam thảo để điều trị viêm họng mãn tính. Một vài nghiên cứu gần đây cho biết loại thảo mộc này cũng đem lại tác dụng tương tự khi dùng nó như một thành phần trong nước súc miệng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phụ nữ mang thai và cho con bú không được áp dụng cách trị đau họng tại nhà này, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Chanh

Tương tự dung dịch nước muối sinh lý và mật ong, chanh cũng là một lựa chọn lý tưởng cho việc trị đau họng tại nhà, nhờ vào khả năng làm tan đờm và giảm đau ở cổ họng. Không những vậy, lượng vitamin C dồi dào trong chanh cũng có công dụng tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, các tế bào bạch cầu được tiếp thêm sức mạnh để chống lại các mầm bệnh.

Để trị đau họng, bạn pha nước chanh với nước ấm và có thể thêm mật ong hoặc không tùy thích. 

Lá tía tô

Tía tô có tính kháng khuẩn cao, giữ ấm tốt, kháng viêm…Hiện nay có 2 cách giảm đau họng từ lá tía tô được áp dụng một cách hiệu quả:

  • Cháo tía tô: Dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch sau đó thái nhỏ, hành bóc vỏ. Nấu gạo thành cháo, sau đó nếm cho vừa ăn, sau đó cho tía tô ra nồi. Ăn cháo lúc nóng và hằng ngày.
  • Nước cốt lá tía tô và các loại thảo dược: Chuẩn bị hoa khế, là tía tô, hoa đu đủ và đường phèn. Đem rửa sạch các loại thực vật. Thêm đường phèn vào hấp cách thủy từ 15-20 phút. Dúng nước cốt sau khi hấp , cho bé uống 3 lần trong ngày.

Gừng

Gừng kháng khuẩn và bổ phế, kháng viêm diệt khuẩn. Loại củ này được sử dụng hằng ngày một cách thường xuyên như các bệnh ho, đau rát, viêm họng… Một số mẹo được sử dụng để chữa viêm họng.

  • Gừng và muối: Gừng rửa sạch sau đó giã nát và trộn với muối tinh. Ngậm hỗn hợp gừng muối khoảng 3 phút rồi sau đó súc miệng lại  với nước sạch, làm lại 3 lần trong ngày.
  • Trà gừng: Gừng tươi đạp nát và thái lát mỏng cho vào nước nóng. Nấu khoảng 5- 10 phút cho hoạt chất tan vào nước, thêm chanh tươi và mật ong vào cùng. Uống nước 2-3 lần ngày làm giảm triệu chứng của bệnh.

Những biện pháp trị đau họng tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Đau họng là một triệu chứng phổ biến, thường xuất hiện do nhiễm trùng hoặc các tác động từ môi trường. Mặc dù không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng đau họng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Dưới đây là một số cách trị đau họng rát cổ tại nhà hiệu quả bạn có thể thử:

  • Giữ cho cổ họng ẩm ướt là cách tốt nhất để giảm đau. Uống nước ấm hoặc trà ấm có thể giúp làm dịu cổ họng.
  • Súc miệng với nước muối ấm là một phương pháp truyền thống nhưng hiệu quả. Hòa tan khoảng nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng hàng ngày có thể giúp dịu cơn đau ở cổ họng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hít hơi nước ấm có thể giúp làm giảm cảm giác khô và ngứa trong cổ họng.

  • Tránh hút thuốc lá, không khí lạnh hoặc ô nhiễm, và các chất kích thích khác có thể giúp giảm tình trạng đau họng.
  • Đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi giúp hệ thống miễn dịch của bạn chiến đấu với nhiễm trùng hiệu quả hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau họng

Người bị đau họng nên ăn gì?

Trong trường hợp này, người đang bị đau họng nên chủ trương dùng thực phẩm mềm và dễ nuốt, vì chúng sẽ hạn chế kích thích cổ họng. Các món ăn và thức uống ấm nóng cũng có tác dụng tương tự. (2)

Một số nhóm thực phẩm sẽ giúp bạn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời không gây khó chịu đối với cổ họng đang chịu thương tổn. Chúng có thể gồm: 

  • Cháo yến mạch
  • Rau xanh đã nấu chín
  • Thực phẩm giàu đạm, giàu kẽm
  • Thức ăn mềm, dễ nuốt
  • Canh và súp

Người bị đau họng không nên ăn gì?

Những thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cho cổ họng hoặc quá cứng để nuốt sẽ là thứ bạn nên tránh xa vào giai đoạn này. Chúng có thể bao gồm: 

  • Bánh quy và bánh mì giòn
  • Các món ăn có gia vị nồng, chua hoặc cay
  • Những loại nước ngọt giải khát, ví dụ như soda, coca…
  • Thức uống chứa chất kích thích, chẳng hạn như cà phê, rượu, bia…
  • Thực phẩm khô, bao gồm khoai tây chiên, khô gà, bắp rang bơ…

Xem thêm: Những nguyên nhân có thể gây đau họng khi nuốt nước bọt

Trong một trường hợp hy hữu, sữa và các thực phẩm làm từ sữa có nguy cơ làm gia tăng số lượng đờm trong cổ họng. Điều này khiến bạn phải tăng tần suất vệ sinh cổ họng, vô tình gây kích thích thêm ở bộ phận này.

Trong bài viết trên, Hapacol đã giải đáp cho thắc mắc Bị đau họng nên uống gì?, “Đau họng nên làm gì?” và cung cấp thêm các thông tin về cách chữa viêm họng tại nhà làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm hiệu quả. Tuy vậy, nếu thấy trở nặng hãy đi khám để hiểu rõ thêm tình trạng của mình. Đồng thời cần hỏi ý kiến thêm của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/cold-flu/help-sore-throats
  2. https://www.healthline.com/health/cold-flu/what-to-eat-when-you-have-a-sore-throat 
  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này

Từ khóa » Cách Trị Cảm đau Họng