Cách Chữa Trị Những Bệnh Thường Gặp ở Cá Hổ Cảnh | Pet Mart

Cá Hổ cảnh là loại cá săn mồi hung dữ. Chúng có thể nhanh chóng nuốt chửng con mồi. Từ khi chúng được thuần hóa và nuôi dưỡng như một loại cá cảnh đã nhận được rất nhiều sự yêu thích.

MỤC LỤC ẩn 1. Cá Hổ bị bệnh đường ruột 2. Cá Hổ bị nấm 3. Cá Hổ bị bệnh đốm đỏ 4. Cá Hổ bị đục mắt 5. Cá Hổ bị đục mắt ngoài 5.1. Nguyên nhân cá Hổ bị bệnh đục mắt 5.2. Điều trị cho cá Hổ bị bệnh 6. Cá Hổ bị đục mắt trong 7. Cá Hổ cảnh bị biến màu, mất màu 8. Nguyên nhân cá Hổ cảnh bị mất màu 8.1. Do tác động của nước 8.2. Do tác động của thức ăn 8.3. Do tập tính của cá Hổ cảnh 9. Cách nuôi cá Hổ cảnh lên màu trở lại

Nhắc tới cá Hổ cảnh, phải đặc biệt kể tới cá Hổ Thái và cá Hổ Indo. Đây là là những loại cá phổ biến được nuôi trong bể cá. Giá cá Hổ cảnh bao nhiêu còn tùy vào con giống và nguốn gốc.

Muốn nuôi dưỡng cá Hổ cảnh đẹp thì bạn phải hiểu về chúng. Đặc biệt, phải nắm bắt được cá Hổ bị bệnh gì? Phương pháp điều trị cá Hổ bị nấm ra sao? Bài viết này, Pet Mart sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Cá Hổ bị bệnh đường ruột

Cá Hổ cảnh là một loại cá săn mồi lớn. Là động vật thích ăn thịt sống nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn từ tác nhân bên ngoài. Cá Hổ bị nấm nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.  Vì vậy, bệnh đường ruột là một trong những bệnh cần được chú ý của cá Hổ.

Nếu hậu môn của cá dính phân dài như sợi chỉ màu trắng hoặc vàng có thể cá bị bệnh đường ruột. Cần được điều trị sớm. Tuy nhiên 50% cá Hổ bị bệnh đang gặp nguy hiểm.

Do đó, trong quá trình nuôi dưỡng thông thường, nhất định thức ăn phải được làm sạch và vệ sinh sạch sẽ. Tránh thương tích gây tử vong không thể khắc phục được.

Thông thường thuốc điều trị cho cá Hổ bị bệnh đường ruột là Gentamicin kết hợp với Furazolidone. Tỷ lệ thuốc là 1m³ nước cho 800.000 đơn vị Gentamicin với 1,6 gram Furazolidone.

Cá Hổ bị nấm

Bệnh phổ biến thứ hai là cá Hổ bị nấm. Mắt của cá Hổ đẹp hút hồn. Nhưng chúng lại cực kỳ dễ bị nhiễm vi khuẩn. Do điều kiện nuôi dưỡng của mỗi gia đình là khác nhau. Hơn thế nữa không thể thực hiện khử trùng chất lượng nước 1 cách nghiêm ngặt vì vậy việc cá Hổ bị nấm là không thể tránh khỏi.

Triệu chứng cá Hổ bị nấm mắt là có một lớp màng trắng bên ngoài mắt. Cách điều trị là thêm Nitrofurazone vào nước với lượng 0,4g/100kg nước. Nếu như không may cá Hổ bị nấm, nhất định phải xử lý kịp thời, nếu không cá sẽ bị mù sau 2 tuần.

Cá Hổ bị bệnh đốm đỏ

Cá Hổ cảnh nuôi trong bể xuất hiện những đốm đỏ nhỏ trên bề mặt cơ thể với nhiều hình dạng khác nhau. Chủ yếu là tròn. Đây là một loại bệnh phổ biến thứ ba của cá Hổ cảnh. Có thể cá Hổ bị nấm, nguồn nước bị ô nhiễm, vi khuẩn tấn công…

Một con cá mắc bệnh nghiêm trọng sẽ có dấu hiệu da bong tróc và thủng ở vùng bị ảnh hưởng. Điều này rất nguy hiểm. Bạn có thể kết hợp Kali Permanganate với muối để điều trị bệnh này.

Lượng Kali Permanganat phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lưu ý rằng muối được đề cập ở đây là muối biển, không phải muối dùng trong gia đình.

Cá Hổ bị đục mắt

Mùa thu là mùa cao điểm phát sinh các loại bệnh ở cá cảnh nói chung và cá Hổ cảnh nói riêng. Đặc biệt vấn đề cá Hổ bị đục mắt rất hay bắt gặp ở cá Hổ Thái và Indo… Tần xuất phát cá Hổ bị bệnh cũng tương đối cao

Nguyên nhân cá Hổ bị bệnh là do đổi mùa cộng thêm nhiệt độ không khí rất bất ổn, nhiệt độ của bế cá sẽ xuất hiện chấn động. Hơn nữa ở một số nơi còn xuất hiện tình trạng mưa kéo dài.

Vì thế dẫn tới chất lượng nước không ổn định. Còn nguyên nhân lớn nhất dẫn tới cá Hổ bị đục mắt ở cá là vì chất lượng nước không tốt.

Cá Hổ bị đục mắt ngoài

Nguyên nhân cá Hổ bị bệnh đục mắt

Đục mắt ngoài là một bệnh nhiễm vi khuẩn do đánh nhau hoặc trầy xước trong môi trường nước không tốt. Cá Hổ cảnh mà bị mờ mắt nghiêm trọng, nó sẽ gây sưng và loét mắt nếu không được điều trị kịp thời.

Trong thời gian đầu cá Hổ bị đục mắt, mắt sẽ biến thành màu trắng, nếu nặng hơn sẽ xuất hiện sưng to, lở loét. Nếu như lúc này còn chưa thể chữa trị, thì sẽ dẫn đến việc nhãn cầu mắt của cá bị hoại tử. Có thể đe dọa đến thủy tinh thể.

Vì vậy khiến cho hai mắt cá không nhìn rõ, teo mắt. Càng nghiêm trọng hơn sẽ khiến cho cá không hứng thú với thức ăn. Phần đầu bị nhiễm khuẩn nặng. Cuối cùng gây ra tử vong.

Điều trị cho cá Hổ bị bệnh

Để chữa cho cá Hổ bị đục mắt ngoài, điều quan trọng nhất là giữ cho chất lượng nước tốt. Do đó khi phát hiện cá mờ mắt, nếu như cá bị nhẹ thì có thể sử dụng phương pháp truyền thống. Sử dụng 3 phương pháp cơ bản thay nước, tăng nhiệt độ và thêm muối để giúp cá hồi phục thuận lợi.

Sau 1 tuần sử dụng không hiệu quả nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ thú y. Kết hợp điều trị với các loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng cho cá Hổ bị đục mắt là Nitrofuran và thuốc mỡ Erythromycin.

Hãy chú ý đến quá trình điều trị, do Nitrofuran hòa tan nên không thể lau trực tiếp lên mắt cá. Để tránh tổn thương cần tắm thuốc và phải bổ sung oxy. Ngoài ra, thuốc mỡ Erythromycin với tác dụng siêu diệt khuẩn có thể được áp dụng trực tiếp lên mắt cá. Nhưng liều lượng cần nhiều hơn vì độ bám dính kém.

Cá Hổ bị đục mắt trong

Hiện tượng cá Hổ bị đục mắt trong, nguyên nhân chủ yếu là do chất nước trong bể cá trở nên xấu đi. Điều này khiến cơ thể cá bị nhiễm khuẩn. Do đó tạo thành bệnh đục mắt trong. Cá Hổ bị đục mắt trong rất khó chữa trị.

Hơn nữa tốc độ chuyển biến xấu đi của bệnh tình cũng khá nhanh. Bệnh đục mắt trong khiến cho xác suất Cá Hổ Indo mắc bệnh đục thủy tinh thể gia tăng. Vì vậy tình huống cá Hổ bị bệnh đục trong mắt thì phòng bệnh còn hơn chữa bệnh.

Trên thực tế, cho dù đó là đục mắt trong hay mắt ngoài thì phương pháp để điều trị tốt nhất chính là phòng bệnh. Cần duy trì chất lượng nước tốt và tạo môi trường sống tuyệt vời cho bể cá. Khi đó  tỉ lệ mắc bệnh đục mắt sẽ giảm đáng kể.

Cá Hổ cảnh bị biến màu, mất màu

Những năm trở lại đây, cá Hổ cảnh càng ngày càng nhận được sự yêu mến của người chơi cá. Không những được nuôi chung với cá Rồng mà nó còn được nuôi riêng lẻ trong bể cá.

Một chú cá Hổ đẹp, màu sắc nổi bật bơi lội sẽ giúp không gian ngôi nhà bạn trở nên ấn tượng hơn. Tuy nhiên không phải tất cả cá Hổ cảnh đều có thể sáng choang lấp lánh. Đặc biệt là cá Hổ Indo rất dễ đổi màu sang màu đen, xỉn màu mất màu…

Nguyên nhân cá Hổ cảnh bị mất màu

Do tác động của nước

Nuôi cá Hổ cảnh trước tiên phải biết cách dưỡng nước. Đây là chân lý vĩnh viễn không đổi của giới nuôi cá cảnh. Chỉ cần chất lượng nước được quản lý tốt, mới có thể phát sinh khả năng lên màu của cá Hổ. Cách nuôi cá Hổ cảnh lên màu tốt hay không phụ thuộc phần lớn về chất lượng nước.

Chất lượng nước không tốt thì cá Hổ cảnh  có khả năng mất màu. Những người nuôi cá tinh tế trong lúc thay nước chắc chắn từng quan sát cá Hổ. Lúc này chúng sẽ trở nên phấn khích khác thường, bơi đi bơi lại vòng quanh bể theo một đường rất rõ ràng.

Vì vậy, khuyến khích mọi người hình thành thói quen tốt thay nước theo quy luật. Thường xuyên cung cấp nước mới cho cá Hổ cảnh, kích thích sự trao đổi chất của cá. Thúc đẩy sự sinh trưởng của chúng. Tránh để cá Hổ bị nấm, nhiễm khuẩn.

Do tác động của thức ăn

Cho ăn cũng là một cách thần kì để cải thiện trạng thái của cá Hổ cảnh. Việc duy trì cảm giác đói của cá Hổ vẫn tốt hơn trạng thái khi ăn no. Hơn nữa khi cá Hổ cảnh hoàn toàn thích nghi với cảm giác đói sẽ xảy ra hiện tượng đuổi theo kiếm thức ăn.

Việc cho cá ăn mồi sống cũng rất có lợi. Trong quá trình cá Hổ cảnh truy đuổi cướp mồi, màu sắc cơ thể sẽ trở nên vô cùng tươi tắn.

Vì vậy, muốn trạng thái của cá Hổ tốt, các bạn nuôi cá Hổ ẩn màu muốn lên màu thì khi cho ăn, cần cố gắng cho ăn mồi sống. Thay đổi hoạt động của cá. Hơn nữa không được cho ăn quá nhiều, phải duy trì cảm giác đói. Như vậy Cá Hổ mới có trạng thái tốt nhất.

Do tập tính của cá Hổ cảnh

Do cá Hổ cảnh là một loài hoạt động về đêm, dưới ánh sáng mờ hoặc tình trạng không bật đèn thì cá Hổ Indo càng dễ lên màu rõ nét hơn. Đương nhiên, cũng có những lúc bật đèn cá Hổ vẫn lên màu rõ nét.

Còn về cảnh trí của bể cá, màu sắc của cảnh trí bể cá nhạt hơn màu nền càng dễ khiến cho cá Hổ lên màu rõ nét. Với bản năng tìm cách sinh sống, chúng sẽ vì tự bảo vệ.

Việc tự điều chỉnh màu sắc của mình bắt chước theo màu sắc xung quanh, nhằm giảm bớt sự tấn công bất ngờ của thiên địch là điều dễ hiểu. Vì vậy, các bạn điều chỉnh ánh sáng của bể cá. Không cần quá mạnh. Cảnh trí trong bể cá cũng đổi thành loại có màu sắc nhạt hơn.

Cách nuôi cá Hổ cảnh lên màu trở lại

Nuôi chung các loài cá cũng có ảnh hưởng riêng với trạng thái của cá Hổ. Cá Hổ cảnh bẩm sinh nhút nhát, vô cùng dễ bị hoảng sợ. Vì thế trong khi nuôi chung tuyệt đối đừng nuôi cùng những loài cá hung dữ có thân hình lớn.

Cố gắng chọn lựa những loài cá hiền lành. Có thể để cho cá Hổ bắt nạt, khiến cho cá Hổ làm bá chủ bể cá. Như vậy sẽ có lợi ích cho trạng thái của cá Hổ.

Muốn để cá Hổ bị mất màu lên màu rõ nét thì hãy đổi cho chúng một môi trường mới. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng tạm thời lên màu giả.

Cá Hổ Indo bẩm sinh nhút nhát, đột nhiên đổi sang môi trường mới, do chịu sự kích thích từ bên ngoài sẽ đột ngột lên màu. Sau vài giờ thì sẽ phai đi. Cách nuôi cá Hổ cảnh như vậy chỉ trị ngọn không trị gốc. Vì thế không khuyến khích sử dụng cách nuôi cá Hổ lên màu này.

Trên đây là các nguyên nhân và cách điều trị cho cá Hổ bị bệnh. Tuy dũng mãnh nhưng chúng cũng không thể chống chọi được khi cá Hổ bị nấm và nhiễm vi khuẩn. Thông qua đây, hy vọng bạn có thể chăm sóc đàn cá của mình một cách tốt nhất để cá luôn khỏe mạnh,

4.7/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Cá Hô Vây đỏ