Cách Chuẩn Bị Mâm Lễ Vật Cúng Giỗ Gồm Những Gì Chay Hay Mặn?

Trong ngày cúng giỗ, việc lên kế hoạch thực đơn làm mâm cơm cúng giỗ gồm những gì hay cách chuẩn bị bài văn khấn cúng giỗ cũng là một vấn đề nan giải đối với những người mới làm cỗ giỗ. Nếu bạn cũng đang phân vân về cách khâu chuẩn bị cho một lễ cúng giỗ thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Xem thêm: Cách chuẩn bị mâm lễ vật cúng 49 ngày

Contents hide 1 Cúng giỗ là gì trong phong tục người Việt ? 2 Cách chuẩn bị Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì? 3 Văn khấn bài cúng giỗ thường

Cúng giỗ là gì trong phong tục người Việt ?

Cúng giỗ là ngày tưởng nhớ người đã mất theo nghi thức cúng bái. Ngày cúng giỗ được thực hiện vào ngày người đã mất qua đời nhằm thể hiện lòng thương xót cũng như thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ người quá cố, tổ tiên, ông bà. Ngày cũng giỗ cũng được gọi với một cái tên khác là ngày đoàn kết, bởi vào ngày này, tất cả mọi người trong gia đình, từ già tới trẻ, từ anh em đến cô dì chú bác cùng về chung tay làm lễ cúng, ăn cơm giỗ( hay gọi là cơm đoàn kết) thắt chặt tình anh em.

cúng giỗ
Cách chuẩn bị mâm lễ vật cúng giỗ đúng chuẩn truyền thống Việt Nam

Ngày cúng giỗ cũng có nhiều loại và các ngày khác nhau, nhưng các ngày giỗ quan trọng nhất phải kể đến các ngày sau đây:

Ngày giỗ đầu: Ngày giỗ đầu là giỗ được tổ chức sau ngày người mất tròn 1 năm. Giỗ đầu là giỗ bi ai, thương xót người đã mất. Bởi người mất chưa lâu, nỗi thương xót và nhớ mong khiến những người còn sống đau lòng. Lễ này người ta thường tổ chức trang nghiêm, người thân trong gia đình phải mặc tang phục, đeo khăn tang làm lễ cũng giỗ đầu.

Ngày giỗ hết: Ngày giỗ hết là ngày giỗ tổ chức sau ngày người mất tròn 2 năm. Trong phong tục người Việt, trong nhà có người mất, người thân, con cháu phải để tang 2-3 năm. Vì thế trong ngày giỗ hết. Con cháu, người thân phải mặc tang phục và hầu lễ như ngày giỗ đầu. Hơn nữa, đám giỗ vẫn phải thực hiện các nghi thức hành lễ và kèn trống đầy đủ.

Ngày giỗ thường: Ngày giỗ thường được thực hiện từ năm thứ 3 trở đi. Sau 3 năm là hết thời gian chịu tang, con cháu không mặc tang phục. Hơn nữa, thời gian 3 năm khiến người thân nguôi ngoai nỗi mất mát. Lễ giỗ thường cũng là ngày cơm đoàn kết, dịp con cháu, người thân trong gia đình cùng ngồi bên mâm cơm kể chuyện quá khứ, thắt chặt tình đoàn kết anh em.

Ngoài 3 ngày giỗ trên, còn các ngày giỗ khác như ngày giỗ họ, giỗ tổ, ….

Cách chuẩn bị Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?

Bình thường, trong một ngày giỗ đầu, ngày giỗ hết gia chủ sẽ mời người thân, họ hàng, làng xóm dự lễ cúng. Bắt đầu từ năm tổ chức giỗ thường, gia chủ chỉ mời anh em trong nhà thực hiện lễ cúng giỗ.

Mâm cơm cúng giỗ truyền thống bao gồm 2 mặn, 2 nhạt , 1 canh và 1 đĩa xôi và nên cúng chay. Trước kia, ông bà ta thường chuẩn bị một mâm cơm cúng giỗ chay bao gồm 1 đĩa nem chay, 1 đĩa giò lụa chay (chả lụa chay) , một rau xào, một sào thập cẩm, 1 bát canh, và 1 đĩa xôi đậu xanh.

Ngày nay, việc chọn thực đơn không nhất thiết theo tỷ lệ như trên mà có thể đa dạng và biến tấu tùy theo khả năng của gia chủ và số lượng khách mời mà chọn thực đơn phù hợp. Nhưng dù sao đi nữa. Khi làm thực đơn chuẩn bị cho mâm cơm cúng giỗ cũng cần lưu ý những điểm như sau:

Trước khi mâm cỗ cúng thổ thần, gia tiên hạ xuống, tuyệt đối không được nếm thử ngay cả khi trong quá trình nấu ăn. Ông cha ta quan niệm rằng không được ăn trước “các cụ”. Tức là phải đợi cúng xong mới được ăn.

Văn khấn bài cúng giỗ thường

Để thực hiện cúng giỗ chư thần gia tiên, cần thực hiện như sau:

Tầm 8 giờ sáng, các mâm cỗ đã phải chuẩn bị xong, sau đó chuẩn bị một hoặc 3 mâm cỗ cúng mâm sắp gọn gàng lên bàn thờ. Khi chuẩn bị xong, trưởng nam, bước lên chiếc sập trước bàn thờ đứng giữa sập thắp hương, sau khi thắp hương, lùi lại 1 bước, hai tay chắp giữa ngực,vái 3 vái sau đó khom lưng, mười ngón tay đan vào nhau đưa lên ngang trán, miệng lầm rầm đọc văn khấn cúng giỗ.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ: …………………

Tín chủ (chúng) con là: …………………… Ngụ tại: …………………… Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm………… Là chính ngày Cát Kỵ của ……………………………… Thiết nghĩ ………. (dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời ……………… Mất ngày …………….. tháng …………. năm …………… Mộ phần táng tại: …………………… Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Từ khóa » Cúng đám Giỗ Gồm Mấy Mâm