Cách Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng, Mâm Lễ Vật & Bài Văn Khấn
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động chăn nuôi từ lâu đã trở thành một trong những hình thức phát triển kinh tế của người nông dân Việt Nam. Do vậy, để việc chăn nuôi được thuận lợi và đạt năng suất cao, ông bà ta thường sẽ thực hiện lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng. Có thể nói rằng, đây là lễ cúng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chuẩn tâm linh người Việt.
Ở bài viết này, Dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ lần lượt hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị lễ vật, cách cúng và văn khấn cúng Ông Chuồng Bà Chuồng một cách đầy đủ nhất. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm – Chuyên dịch vụ mâm cúng trọn gói theo yêu cầu quý khách hàng tại TP Thủ Đức, TP HCM và các khu vực lân cận.
Nội Dung Chính
- 1 Nguồn gốc của lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
- 2 Lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng diễn ra vào ngày nào?
- 3 Lễ vật cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
- 4 Văn khấn cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
- 5 Cách cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
- 6 Cần lưu ý gì khi cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
Nguồn gốc của lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
Hình ảnh chú trâu cày ngoài đồng ruộng gắn liền với hình ảnh người nông dân Việt Nam. Ở thời kỳ phong kiến, người nông dân nghèo phải mướn ruộng của địa chủ để canh tác. Nhà nghèo thì không có trâu bò để cày thì phải đi mướn. Nhà khá giả tý thì có con trâu làm vốn luyến lập nghiệp.
Cũng chính vì thế, ông bà ta quan niệm rằng: Vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà được ăn tết thì chú trâu hay bất kỳ con vật nuôi nào cũng được ăn Tết. Do vậy, lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng còn có tên gọi khác là Tết Trâu.
Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, người nông dân đã và đang sử dụng các loại máy móc vào nông nghiệp. Do vậy, lễ cúng Tết Trâu cũng đang dần bị vắng bóng. Nó chỉ còn xuất hiện ở một số gia đình nông dân Việt mà thôi.
Lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng diễn ra vào ngày nào?
Tết trâu tết bò được gia chủ thực hiện vào sáng mùng bốn Tết. Lễ vật trong lễ cúng thường đơn giản và không có nhiều sự khác biệt theo vùng miền. Ngoài ra đây cũng chính là lễ cúng chuồng khi bắt đầu chăn nuôi heo, bò, gà vịt,…
Lễ vật cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
Lễ vật trong mâm cúng Ông Chuồng Bà Chuồng thường khá đơn giản, không yêu cầu phải mâm cao cổ đầy. Cụ thể:
Mâm cúng tết Trâu, Tết bò gồm những lễ vật sau:
- Nhang đèn
- Trái cây
- Thúng gạo
- Giấy tiền vàng bạc
- Trà rượu hay bánh tét với đường
Văn khấn cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
Nội dung bài cúng Tết Trâu, Tết Bò đầy đủ như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
……………Thành, ……………..huyện, ………………..xã, ………………….thôn, ……………………xứ chi nguyên.
Tuế thứ……………….niên, ……………ngoạt, ……….Nhựt
Tư nhơn tín chủ…………………………..cùng toàn gia đẳng
Cung lễ tạ thần quan chuồng trại Xuân niên
Thành tâm cẩn dụng phẩm vật, hương đăng, thanh chước thứ phẩm chi nghi.
Cẩn ủy chủ bái ……………………..cẩn dĩ phỉ nghi
VỌNG TẠ CHI VỊ
Cung vọng chư vị Ngưu lang thần quan, Trư lang thần quyện chi thầnQuách nguyên canh chưởng chúa Ngưu Lang trư cùng chủ lang Lục súc chi thầnCặp thập loại hộ trì đồng lai phối hưởngXin chư vị phò hộ: Ngưu-Trư-Lục súc gia cầm ……….
Chung niên phát triển thành đạt.
PHỤC VỌNG CÁO VU
Cách cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
Theo truyền thống của ông bà ta, lễ cúng Tết Trâu, Tết Bò được thực hiện như sau:
- Chủ nhà lại chuồng trâu đổ rượu vào miệng mũi trâu đực, đổ nước trà vào miệng mũi trâu cái, rồi lấy hai lá vàng bạc giấy dán hai sừng.
- Có người cúng xong còn đem bánh tét đúc cho trâu ăn. Chuồng trâu cũng được dán giấy cho … ăn tết.
- Chú trâu cũng sẽ được nhận phong bao lì xì từ người chủ của mình. Gia chủ cũng không quên những bao lì xì hoặc cho những thúng gạo, đòn bánh cho những đứa trẻ chăn trâu mướn cho họ, coi như quà thưởng, đền công khó nhọc cả một năm trời cho những đối tượng giúp họ có lúa đầy bồ, gạo đầy cối.
Cần lưu ý gì khi cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
Để lễ cúng được đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa, quý gia chủ cần phải lưu ý những điều sau:
- Cúng chuồng trại không có hoa quả, áo binh.
- Giấy cúng có bán sẵn.
- Khi cúng vào dâng hương, bái 4 bái rồi rót rượu, vái xong bái 2 bái rồi người cúng tránh đi nơi khác. Sau đó vào rót nước bái tạ 4 bái, cũng tránh đi nơi khác khoảng 1 phút, lại đốt giấy.
- Sau đó, bưng cơm cúng cũng như ít thức ăn đỗ vào cho heo, gà ăn. Còn trâu, bò phải có bó rau hay cỏ, cúng xong bỏ vào cho ăn.
KẾT LUẬN:
Lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng hay còn gọi là Tết Trâu, Tết Bò. Lễ vật, văn khấn của lễ cúng tương đối đơn giản, điều quan trọng nhất là phải bày tỏ được lòng thành của quý gia chủ. Dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về lễ cúng Tết Trâu, Tết Bò.
Nếu quý gia chủ không có nhiều thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị lễ cúng thì có thể lựa chọn dịch vụ mâm cúng trọn gói theo yêu cầu của chúng tôi. Mọi thắc mắc của quý khách hàng xin vui lòng gọi điện theo số hotline hoặc Fanpage để được tư vấn, hỗ trợ.
Từ khóa » Hình Thờ ông Chuồng Bà Chuồng
-
Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng: Cách Cúng, Văn Khấn đầy đủ A-Z
-
Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng: Cách Cúng, Văn Khấn [đầy đủ A-Z]
-
Bài Cúng ông Chuồng Bà Chuồng đúng Chuẩn Phong Thủy 2021
-
Bài Văn Khấn Cúng ông Chuồng Bà Chuồng - Lạc Hồng Viên
-
Phong Tục Cúng ông Chuồng Bà Chuồng || Việt Miền Tây - YouTube
-
Đề Xuất 7/2022 # Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng # Top Like
-
Cúng Chăn Nuôi Heo – Tổng Hợp Những Tin Tức Game Mới Nhất
-
Top #10 Mâm Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Chuyện ông Chuồng Bà Chuồng - Báo Đà Nẵng
-
Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng: [A-Z] Cách Cúng, Lễ Vật, Văn Khấn
-
Văn Khấn Cúng Chuồng Trại Chăn Nuôi