Cách Dán Băng Tải Cao Su Và Các Lưu ý

Do đặc điểm của mỗi loại máy móc khác nhau nên cần sử dụng các băng tải có loại đúc liền hay dán nối. Việc dán nối băng tải quyết định 90% tuổi thọ của mỗi băng tải, thông thường các vấn đề gặp phải trên băng băng tải thường xảy ra ở các mối nối, mối nối sử dụng trong một khoảng thời gian đã bị bong, rách hoặc không sử dụng được nữa. Khi các vấn để này sảy ra các khách hàng phải thay băng tải mới, nên rất tốn chi phí. Dưới đây Thành An giới thiệu tới Quý khách hàng các cách dán băng tải cao su thông dụng nhất hiện nay và một vài lưu ý trong quá trình dán nối để các mối nối khắc phục được các nhược điểm của nó gây ra

Các cách nối băng tải cao su

1/ Cách nối băng tải cao su bằng ghim:

- Cách dán nối này được sử dụng trong việc dán nối các băng tải cỡ lớn như: băng tải vận chuyển than, đá, quặng, khoáng sản…

- Thích hợp trong các dây chuyền hoạt động với cường độ ít, vật liệu nhẹ như: dăm gỗ, mùn cưa ….

- Nhược Điểm: Phương pháp này tạo ra những chỗ trống dễ làm rách băng tải, làm giảm tuổi thọ của băng tải, làm giảm lực kéo của băng tải, gây tiếng ồn và nhiều khi làm ảnh hưởng tới tốc độ của băng tải, mất thời gian và chi phí sửa chữa...

- Ưu Điểm: Cách nối băng tải cao su theo phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, giá thành rẻ, việc dán nối không cần phải tháo dỡ máy móc.

cac-cach-noi-bang-tai-cao-su

2/ Cách nối băng tải cao su bằng phương pháp dán nguội:

- Phương pháp này là dùng keo để dán nối băng tải trực tiếp, các loại keo thường sử dụng trong phương pháp này như: Tiptop, Nilos TL70, SC 2000 ...

- Nhược Điểm: giá thành cao, tốn nhiều nhân công, chi phí cao, thời gian dán dài.

- Ưu Điểm: Mối nối bền, chắc và đẹp, tuổi thọ của băng tải cao hơn so với nối ghim, độ kéo tốt hơn, giảm bớt những chi phí không đáng có trong sản xuất, thời gian hoạt động lâu dài, không gây tiếng ồn….

- Đối với cách nối băng tải cao su này tuy giá thành cao, nhưng vẫn được coi là tầm trung và mang lại khá là nhiều ưu điểm, và được sử dụng khá là phổ biến hiện nay, Hiệu suất hoạt động môi trường làm việc cao như trong các trạm trộn, tải đá, hay tải than….

- Đối với phương pháp này cần lưu ý đến việc sử dụng loại keo và kỹ thuật dán

cach-noi-bang-tai-cao-su

3/ Cách nối băng tải cao su bằng phương pháp dán nóng (lưu hóa hay dán ép nhiệt )

- Đối với phương pháp này việc thực hiện tượng tự như dán nguội nhưng ở bước cuối cùng cần phải gia nhiệt cho mối nối.

- Thích hợp với doanh nghiệp làm việc trong các môi trường chịu tải lớn, cần độ bền cao như: tải đá, nhà máy trạm trộn.

- Cách dán băng tải cao su bằng phương pháp dán nóng phương pháp khá thông dụng hiện nay, mối nối có độ bền cao hơn rất nhiều so với dán nguội, cách thực hiện không quá phức tạp.

- Nhược Điểm: giá thành cao nhất trong 3 phương pháp trên, do sử dụng máy móc khá cồng kềnh, tốn nhân công, và cần thêm cao su non. - Ưu Điểm: mối nối đẹp và chất lượng, trông gần như không thấy vết nối, độ bền cao, độ chịu kéo tốt, tuổi thọ cao hơn so với 2 phương pháp trên…

Từ khóa » Nối Băng Tải