Cách đan Mũ Len đơn Giản, Không Biết đan Móc Vẫn Làm được

1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ để đan mũ len

  • 100g len Etrofil cotton hữu cơ

  • Kim đan vòng 6mm - 15mm

  • Thước dây

  • Kéo

  • Que đan thẳng

Mẹo nhỏ: Cách đan mũ len đơn giản nhất là sử dụng len dày giúp đan móc nhanh hơn. Loại len càng dày sẽ cho ra chiếc mũ càng mềm mại và ấm áp. 

2. Cách đan mũ len cực đơn giản với 7 bước

Trước khi bắt đầu cách đan len chi tiết này thì bạn nên tìm hiểu trước mũi đan thuận và mũi đan móc có gì khác biệt nhé.

2.1 Lấy số đo và phác thảo bản vẽ

Trước khi bắt đầu, bạn cần lấy số đo của đầu để đo lường số lượng mũi đan sao cho vừa vặn với chu vi đầu của bạn hoặc của người mà bạn muốn tặng. Sử dụng len và que đan, bạn đan bắt 10 mũi và đan trơn 10 hàng để tạo thành mẫu vuông nhỏ. Ở đây, đan trơn là mặt phải đan mũi xuống thì mặt trái đan mũi lên. Lưu ý không kéo quá mạnh sợi len.

Đặt thước để đo chiều ngang và chiều rộng của miếng đan mẫu. Với phương pháp này, bạn sẽ tìm ra được 1cm tương ứng với bao nhiêu mũi đan. Hãy chia số lượng mũi đan cho chiều dài của mẫu. Ví dụ, mẫu đo được dài 14cm thì bạn chia 10 mũi đan cho 14cm, kết quả nhận được là 0.71 mũi trên 1cm. 

Đo chu vi của đầu bằng cách sử dụng công thức trừ đi 10cm cho các chỉ số để đảm bảo mũ vừa khít khi đội lên đầu. Giả sử phần đầu có kích thước 58cm - 58cm, trừ đi cho 10cm thì bạn sẽ nhận được con số 48cm. 

Tiếp đến, bạn tính xem 48cm sẽ tương đương bao nhiêu mũi. Khi tìm kiếm từ khóa cách đan mũ len đơn giản thì bạn sẽ phát hiện có nhiều công thức quy đổi khác nhau. Cách tính dễ dàng nhất mà Cleanipedia muốn bật mí với bạn là nhân chu vi với tích mũi đan đã tính ở trên, nghĩa là 48cm x 0.71 = 34cm. Con số này nghĩa là bạn cần 34 mũi đan để đạt được chu vi 48cm. 

Cách này có ưu điểm không quá khó để thực hiện và đảm bảo kích thước mũ len phù hợp sau khi hoàn thành.

2.2 Bắt đầu gầy mũi để đan mũ len

Sau bước khởi động, gây giờ bạn sẽ bắt đầu học cách đan mũ len thực sự. Ở bước này, bạn sẽ đan theo số lượng mũi đan đã tính toán và thêm một mũi đan tròn. Trước tiên, bạn chập hai đầu của sợi len với nhau, giữ bên phía tay trái. Tay phải sử dụng que xỏ vào vòng len và lấy que làm tâm điểm. Bạn sẽ thấy sợi nằm trên và sợi nằm dưới. Ngửa tay trái lên, dùng ngón trỏ để vòng qua nhằm giữ sợi len trên. Riêng ngón cái thì giữ sợi len dưới. 

Sau đó, bạn đâm que từ dưới lên vào vòng len ở ngón tay cái. Kéo qua vòng len ở ngón trỏ từ trên xuống dưới. Luồn qua vòng len ở ngón cái, giữ cho mũi vừa đan nằm trên que. Nhẹ nhàng rút ngón cái ra khỏi vòng len. Dùng ngón trỏ siết chặt mũi đan vừa rồi vào thân que. Lặp lại những bước này ở những mũi đan tiếp theo cho đến khi hết hàng. 

Một chiếc móc len màu xanh dương 5.0mm được giữ bởi một bàn tay, với cuộn len màu xanh lá cây, xanh dương và cam phía sau.

2.3 Đan vòng tròn

Sau bước gầy mũi, bạn sẽ chuyển sang đan vòng tròn. Khi mới học cách đan mũ len, bạn sẽ gặp chút khó khăn ở bước này nhưng chỉ cần thực hiện theo video hướng dẫn dưới đây. 

Chuyển mẫu có mũi may thừa ở kim sau sang kim trước. Đặt sợi len đang đan lên kim trước để đan mũi lên xuống. Để nối phần đầu và phần cuối của mẫu, bạn kéo kim sau ra trước và xỏ vào giữa hai mũi đan đầu của kim trước. 

2.4 Đan vành mũ

Vành mũ len sẽ được tạo bởi 3 hàng đan và mũi đan lên xuống. Ở hàng đầu, giữ cho sợi len càng căng càng tốt. Điều này sẽ giúp cho vành mũ được chặt và thoải mái. Đầu tiên, đan một hàng hoàn chỉnh. Di chuyển đến cuối kim, xoay mẫu vải lại và luồn vào kim trước. Sử dụng kim sau để đan mũi thứ hai. Kế đến, đan xuống ở hàng thứ hai, đan lên ở hàng thứ ba và hàng cuối cùng. 

2.5 Đan phần thân mũ

Sau bước đan vành mũ, bạn sẽ bắt tay đan thân mũ. Phần thân sẽ chỉ dùng mũi đan xuống. Khi bạn đan 3 hàng đầu thì từ từ giảm lực căng trên sợi len đang đan để chuyển dần dần từ viền đến thân chính. Đan xong 3 hàng đầu thì bạn tiếp tục đan xuống và vẫn giữ độ căng trên sợi đang đan. Cách đan mũ len này sẽ giúp mũ phần thân trông mềm mại khi hoàn thành. Tiếp tục đan cho đến khi thân mũ đạt 20cm. Bạn có thể điều chỉnh kích thước tùy thuộc vào chu vi đầu. 

2.6 Đan đóng mũ

Khi đan thân mũ đạt đến kích thước mong muốn thì bạn chuyển sang bước đan đóng mũ. Để thực hiện bước này, bạn sẽ giảm số lượng mũi đan để các hàng thu hẹp lại. Tương tự như phần thân, bạn chỉ sử dụng kỹ thuật mũi đan xuống. 

Ở hàng đóng mũ đầu tiên, đan mũi thứ nhất và mũi thứ hai với nhau. Bắt đầu đan hai mũi móc bình thường. Lặp lại cho đến hàng cuối cùng. Hàng tiếp theo là “hàng ngắt” (break row), bạn sẽ đan tất cả các mũi bình thường. Hàng thứ hai và hàng cuối, bạn đan hai mũi lại với nhau và kết thúc với một mũi bình thường. Ở video hướng dẫn có tổng cộng 16 mũi đan trên kim.

Công việc đan len đang dang dở và một cuộn len màu đỏ.

2.7 Hoàn thiện

Để hoàn thiện mũ len, bạn tiến hành cắt sợi len đang làm, để chiều dài dư khoảng tầm 30cm. Luồn sợi đang đan vào que đan ngang. Tiếp theo, sử dụng que ngang, luồn sợi len vào từng mũi đan ở hàng cuối cùng. Sau khi hoàn thành, lặp lại thêm một mũi nữa. Kéo căng cho đến khi phần lỗ của mũ đóng lại hoàn toàn.

Sử dụng que ngang để để giấu sợi len vào mặt trong của mũ. Cắt bỏ phần len dài thừa. Cuối cùng, giấu sợi len đầu bằng cách luồn qua các mũi đan gần đó. Kết thúc bước này, chiếc mũ len của bạn đã được hoàn thành rồi.

Vậy là Cleanipedia đã hướng dẫn xong cách đan mũ len giúp bạn dễ dàng thực hiện tại nhà. Nhanh tay chuẩn bị các nguyên liệu và tự tay đan chiếc mũ xinh xắn cho mình nhé.

Xem thêm >>

  • Mẫu khăn len đẹp cho nữ

  • Hướng dẫn cách đan mũ len beanie cực dễ cho người mới bắt đầu

  • Cách Giặt Đồ Len bằng máy giặt & bằng tay đúng cách

  • 2 cách đan len hình trái tim cực đơn giản tại nhà

  • Hướng dẫn cách đan mũ len cho bé gái cực xinh với 14 bước đơn giản

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Các Kiểu đan Mũ Len đẹp