Cách Dẫn Trực Tiếp Và Cách Dẫn Gián Tiếp – Bồi Dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 9Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

  • I. Củng cố và mở rộng kiến thức
  • II – Luyện tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
  • III. Soạn Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là nội dung được học trong chương trình Ngữ văn 9. Để giúp cac em học sinh củng cố thêm phần này, VnDoc gửi tới các bạn tài liệu Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Thông qua bài này các em nắm được lý thuyết cũng như vận dụng vào làm các bài tập liên quan hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

I. Củng cố và mở rộng kiến thức

1. Để dẫn lại lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật, có hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Dẩn trực tiếp hay dẫn gián tiếp là tuỳ vào tình huống sử dụng.

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long)

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích họp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Thầy giáo dặn chủng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm ưa.

2. Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được sử dụng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

3. Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đứng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt trước lời dẫn (sau động từ trong câu).

– Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý: thay đổi từ xưng hô cho thích họp; bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép; lược bỏ các từ tình thái (kia, nhé, này…); có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn.)

II – Luyện tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Bài tập

1. Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xé cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

a) Xác định lời dẫn trong đoạn văn và cho biết đó là cách dẫn nào? Vì sao?

b) Viết lại đoạn văn với cách dẫn khác.

c) Từ lời dẫn em hiểu gì về nhân vật.

d) Từ đó em hãy rút ra vai trò của lời dẫn khi xây dựng văn bản tự sự.

2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Nghe mẹ bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má kêu đi.

Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi!

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

a) Các lời nói của nhân vật được dẫn bằng cách nào? Giải thích

b) Viết lại đoạn văn bằng cách dẫn khác.

c) Viết một văn bản không dài quá một trang giấy có sử dụng lời dẫn trực tiếp nêu suy nghĩ về lời dặn dò của người mẹ ở đoạn kết văn bản cổng trường mở ra của Lý Lan:

- Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.

Gợi ý

1.a) Lời dẫn trong đoạn văn:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Đó là cách dẫn trực tiếp vì trích nguyên văn lời nói của Vũ Nương, hình thức trình bày bằng cách xuống hàng và phía trước có dấu gạch đầu dòng.

2. Viết lại đoạn văn với cách dẫn gián tiếp:

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn giữa dòng mà nói vọng vào rằng nàng luôn nhớ cứu mạng của Linh Phi nên đã nguyện thề sống chết cũng không bỏ. Nàng còn nói nàng đa tạ tình cảm chân tình của Trương Sinh nhưng nàng chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang lọáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

- Từ câu nói Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa, cho chúng ta hiểu nhiều điều về Vũ Nương:

- Tính cách, phẩm chất của Vũ nương: nàng là con người sống thuỷ chung, ân nghĩa, nhân hậu, vị tha.

- Số phận xót xa, đau đớn, bi thảm của Vũ Nương: nàng hoàn toàn bị cướp mất quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc.

- Lên án, phê phán xã hội đương thời không có chỗ nương thân cho những con người tốt đẹp.

2. Từ đó có thể rút ra vai trò của lời dẫn khi xây dựng văn bản tự sự:

Khi xây dựng văn bản tự sự, sử dụng lời dẫn sẽ góp phần làm cho lời kể sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc. Qua lời dẫn cũng sẽ làm nổi bật đặc điểm, tính cách nhân vật… trong văn bản tự sự.

3. a) Các lời nói của nhân vật được dẫn bằng cách hai cách:

- Dẫn gián tiếp lời nói của mẹ bé Thu: gọi ba vào ăn cơm.

Lời dẫn này không trích nguyên văn và không bỏ trong dấu ngoặc kép.

- Dẫn gián tiếp lời nói của bé Thu: – Vô ăn cơm!, “Ba vô ăn com”, – Cơm chín rồi!

Các lời dẫn này được trích nguyên văn, bỏ trong dấu ngoặc kép hoặc phía trước có dấu gạch đầu dòng.

4. Viết lại đoạn văn bằng cách dẫn khác:

Nghe mẹ bảo: “con gọi ba vào ăn cơm” thì nó bảo má nó kêu. Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng, nó chỉ gọi kêu vô ăn com. Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi anh vô ăn com. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra thông báo com đã chín rồi!

5. * Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài viết có kết cấu ba phần: mở bài, thân bài, kết bài dài không quá một trang giấy; có văn phong nghị luận xã hội; có sử dụng lời dẫn trực tiếp (chú ý cách trình bày lời dẫn).

- Yêu cầu về kiến thức: Bài viết hướng đến những nội dung sau:

- Đây là lời dặn dò, cũng là lời động viên khích lệ của người mẹ dành cho con mình trong ngày đầu tiên đi học.

- Được đến trường là một niềm hạnh phúc. Nơi đây là một thế giới với bao điều kì diệu: thế giới của tình yêu thương, của tri thức, của ước mơ khát vọng…

- Lời dặn dò vừa khẳng định giá trị của mỗi người, vừa nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa to lớn của nhà trường trong việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tri thức cho mỗi con người và toàn xã hội.

III. Soạn Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

  • Soạn bài lớp 9: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
  • Lý thuyết Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

.......................................................................

Ngoài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9, các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Từ khóa » Chàng Bèn Theo Lời... Biến đi Mất Chỉ Ra Lời Dẫn Trực Tiếp