Cách đánh Giá Khả Năng Chịu Nhiệt Của Bột Màu Trong Nhựa

Cách đánh giá khả năng chịu nhiệt của bột màu trong nhựa

 Màu sắc thành phẩm bị lệch so với mẫu chuản ban đầu là lỗi thường gặp trong quá trình gia công các sản phẩm nhựa, vì vậy chúng ta cần có phương pháp để kiểm soát được vấn đề này.

Như chúng ta đã biết các sản phẩm nhựa có màu sắc bắt mắt và thu hút sẽ làm người tiêu dùng cảm thấy thích thú. Các nhà sản xuất thường ưa chuộng bột màu pigment hữu cơ cho sản phẩm nhựa của mình vì cấu trúc của chúng khá đơn giản nên dễ dàng tăng tương tác giữa các phân tử trong đồ nhựa. Chúng có đặc trưng là màu sắc tươi, trong và bền màu cao. Tuy nhiên, có độ bền nhiệt khá kém nên trong quá trình gia công nhiệt độ cao thành phẩm ra sẽ bị lệch màu so với mẫu ban đầu. Sau đây T.T.K sẽ cung cấp cho các bạn phương pháp đánh giá được độ bền nhiệt của bột màu trong nhựa PVC, HDPE và PP theo tiêu chuẩn DIN để lựa chọn được loại bột màu phù hợp với loại nhựa và nhiệt độ gia công của máy.

 

TIÊU CHUẨN KIỂM TRA ĐỘ BỀN NHIỆT CỦA BỘT MÀU TRONG NHỰA

NHỰA

PVC

HDPE, PP

TIÊU CHUẨN

DIN 53775

DIN 12877

PHƯƠNG PHÁP

~ Lượng màu sử dụng: 0,2% ~ Gia nhiệt ở 180oC trong 30 phút

~ Lượng màu sử dụng: 0,2% ~ Gia nhiệt ở 200-220oC trong 5 phút

ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN NHIỆT

So sánh với tấm không gia nhiệt Sử dụng thước đo thang màu xám ISO 105-A03 (GS)

KẾT QUẢ

Cấp 5: Ánh màu không thay đổi > Độ bền nhiệt tốt nhất Cấp 4: Ánh màu bắt đầu thay đổi > Độ bền nhiệt tốt Cấp 3: Ánh màu thay đổi một chút > Độ bền nhiệt trung bình khá Cấp 2: Ánh màu thay đổi đáng kể > Độ bền nhiệt trung bình Cấp 1: Ánh màu thay đổi nghiêm trọng > Độ bền nhiệt kém

 

 

Sản phẩm doanh nghiệp: Công Ty TNHH TM-DV TTK

Từ khóa » Bột Màu Chịu Nhiệt