Cách đánh Vần Tiếng Việt 2022

Cách đánh vần tiếng Việt 2022Bảng đánh vần tiếng Việt mớiMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Hướng dẫn đánh vần lớp 1

  • 1. Bảng chữ cái tiếng Việt
  • 2. Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt
  • 3. Các phụ âm ghép, các vần ghép trong Tiếng Việt
  • 4. Các dấu câu trong Tiếng Việt
  • 5. Cách Đánh Vần Các Chữ Trong Tiếng Việt
  • 6. Cách đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Việt chuẩn Bộ GD-ĐT
  • 7. Những chú ý trong phát âm và đánh vần Tiếng Việt

Cách đánh vần tiếng Việt 2022 - Dạy trẻ đánh vần theo chương trình mới là nội dung kiến thức quan trọng giúp các bé làm quen cách đánh vần theo chương trình mới để đánh vần và đọc sao cho đúng nhất. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc cách đánh vần tiếng Việt lớp 1 mới nhất, bảng chữ cái đánh vần, bảng ghép vần cho học sinh lớp 1, bảng ghép vần tiếng Việt giúp các bé làm quen với kỹ năng đánh vần và tập đọc trước khi bước vào lớp 1.

  • Mẫu chữ 1 ô li
  • Quy trình dạy viết chữ hoa

1. Bảng chữ cái tiếng Việt

Đối với trẻ nhỏ cần tạo ra tâm lý thoải mái nhất trong quá trình học chữ cái. Nên kết hợp hình ảnh gắn liền với chữ cái cần học để tăng sự hứng thú đối với ngôn ngữ cần học và giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn. Đối với việc dạy bảng chữ cái thì giáo viên đứng lớp cũng phải lưu ý rằng cần phải đưa ra cách đọc thống nhất cho các chữ cái, cách tốt nhất là hướng dẫn trẻ đọc theo âm khi được ghép vần trong quá trình giảng dạy.

Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo dục

2. Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt

Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam thì hiện nay bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 chữ cái. Đây là con số không quá lớn để nhớ đối với mỗi học sinh trong lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Việt. Các chữ cái trong bảng chữ cái đều có hai hình thức được viết, một là viết nhỏ hai là viết in lớn.

– Chữ hoa – chữ in hoa – chữ viết hoa đều là những tên gọi của kiểu viết chữ in lớn.

– Chữ thường – chữ in thường – chữ viết thường đều được gọi là kiểu viết nhỏ.

STTChữ thườngChữ hoaTên chữPhát âm
1aAaa
2ăĂáá
3âÂ
4bBbờ
5cCcờ
6dDdờ
7đĐđêđờ
8eEee
9êÊêê
10gGgiêgiờ
11hHháthờ
12iIiI
13kKcaca/cờ
14lLe – lờlờ
15mMem mờ/ e – mờmờ
16nNem nờ/ e – nờnờ
17oOoO
18ôÔôÔ
19ơƠƠƠ
20pPpờ
21qQcu/quyquờ
22rRe-rờrờ
23sSét-xìsờ
24tTtờ
25uUuu
26ưƯưư
27vVvờ
28xXích xìxờ
29yYi dàii

Ngoài các chữ cái truyền thống có trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn thì hiện nay bộ giáo dục còn đang xem xét những ý kiến đề nghị của nhiều người về việc thêm bốn chữ mới vào bảng chữ cái đó là: f, w, j, z. Vấn đề này đang được tranh luận hiện chưa có ý kiến thống nhất. Bốn chữ cái được nêu trên đã được xuất hiện trong sách báo nhưng lại không có trong chữ cái tiếng Việt. Bạn có thể bắt gặp những chữ cái này trong các từ ngữ được bắt nguồn từ các ngôn ngữ khác như chữ “Z” có trong từ Showbiz,…

3. Các phụ âm ghép, các vần ghép trong Tiếng Việt

Các phụ âm ghép trong Tiếng Việt:

Các phụ âm ghép trong Tiếng Việt

Các vần ghép trong Tiếng Việt

Các vần ghép trong Tiếng Việt
Các vần ghép trong Tiếng Việt
Các vần ghép trong Tiếng Việt
Các vần ghép trong Tiếng Việt

4. Các dấu câu trong Tiếng Việt

  • Dấu Sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu ( ´ ).
  • Dấu Huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu ( ` ).
  • Dấu Hỏi dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng
  • Dấu Ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu ( ~ ).
  • Dấu Nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu ( . )

5. Cách Đánh Vần Các Chữ Trong Tiếng Việt

Cách cấu tạoVí dụ
1.Nguyên âm đơn/ghép+dấuÔ!, Ai, Áo, Ở, . . .
2.(Nguyên âm đơn/ghép+dấu)+phụ âmăn, uống, ông. . .
3.Phụ âm+(nguyên âm đơn/ghép+dấu)da, hỏi, cười. . .
4.Phụ âm+(nguyên âm đơn/ghép+dấu)+phụ âmcơm, thương, không, nguyễn. .

6. Cách đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Việt chuẩn Bộ GD-ĐT

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ đó là việc đầu tiên hết sức quan trọng.

Trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm các nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư, oo. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như là: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng mà người học tiếng Việt cần phải lưu ý về cách đọc các nguyên âm trên như sau:

– a và ă là hai nguyên âm. Chúng có cách đọc gần giồng nhau từ trên căn bản vị trí của lưỡi cho đến độ mở của miệng, khẩu hình phát âm.

– Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự giống nhau cụ thể là âm Ơ thì dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn.

– Đối với các nguyên âm, các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă cần đặc biệt chú ý. Đối với người nước ngoài thì những âm này cần học nghiêm chỉnh bởi chúng không có trong bảng chữ cái và đặc biệt khó nhớ.

– Đối với trong chữ viết tất cả các nguyên âm đơn đều chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết và không lặp lại ở cùng một vị trí gần nhau. Đối với tiếng Anh thì các chữ cái có thể xuất hiện nhiều lần, thậm trí đứng cùng nhau như: look, zoo, see,… Tiếng Việt thuần chủng thì lại không có, hầu hết đều đi vay mượn được Việt hóa như: quần soóc, cái soong, kính coong,…

– Hai âm “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.

– Khi dạy cách phát âm cho học sinh, dựa theo độ mở của miệng và theo vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm. Cách miêu tả vị trí mở miệng và của lưỡi sẽ giúp học viên dễ hiểu cách đọc, dễ dàng phát âm. Để học tốt những điều này cần tới trí tưởng tưởng phong phú của học sinh bởi những điều này không thể nhìn thấy bằng mắt được mà thông qua việc quan sát thầy được.

Trong bảng chữ cái tiếng Việt có phần lớn các phụ âm, đều được ghi bằng một chữ cái duy nhất đó là: b, t, v, s, x, r… Ngoài ra còn có chín phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:

– Ph: có trong các từ như – phở, phim, phấp phới.

– Th: có trong các từ như – thướt tha, thê thảm.

– Tr: có trong các từ như – tre, trúc, trước, trên.

– Gi: có trong các từ như – gia giáo, giảng giải,

– Ch: có trong các từ như – cha, chú, che chở.

– Nh: có trong các từ như – nhỏ nhắn, nhẹ nhàng.

– Ng: có trong các từ như – ngây ngất, ngan ngát.

– Kh: có trong các từ như – không khí, khập khiễng.

– Gh: có trong các từ như – ghế, ghi, ghé, ghẹ.

– Trong chữ cái tiếng Việt có một phụ âm được ghép lại bằng 3 chữ cái: chính là Ngh – được ghép trong các từ như – nghề nghiệp.

Không chỉ có thế mà còn có ba phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau cụ thể là:

– /k/ được ghi bằng:

  • K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ, …);
  • Q khi đứng trước bán nguyên âm u (VD: qua, quốc, que…)
  • C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: cá, cơm, cốc,…)

– /g/ được ghi bằng:

  • Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: ghi, ghiền, ghê,…)
  • G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: gỗ, ga,…)

– /ng/ được ghi bằng:

  • Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe…)
  • Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón…)

7. Những chú ý trong phát âm và đánh vần Tiếng Việt

Mặc dù đại thể tiếng Việt chúng ta đã thành hệ thống thống nhất. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điểm ngoại lệ gây khó khăn khi dạy vần tiếng Việt:

  • Trường hợp vần gi, ghép với các vần iêng, iếc thì bỏ bớt i.
  • Trường hợp ngược lại là hai chữ chỉ đọc một âm: chữ g và gh đọc là gờ. Ðể phân biệt, giáo viên đọc gờ đơn (g) và gờ kép (gh). Tương tự với chữ ng (ngờ đơn) và ngh (ngờ kép).
  • Trường hợp chữ d và gi: mặc dù thực chất hai chữ nầy phát âm khác nhau như trong từ gia đình và da mặt, nhưng học sinh thường lẫn lộn (đặc biệt phát âm theo giọng miền Nam). Ðể phân biệt, giáo viên đọc d là dờ và gi đọc là di.
  • Một âm được ghi bằng nhiều chữ cái: âm cờ được ghi bằng 3 chữ c, k và q. Khi dạy, c đọc cờ, k đọc ca và q đọc cu. Ðặc biệt âm q không bao giờ đứng một mình mà luôn đi với u thành qu đọc là quờ. Âm i có i ngắn và y dài.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Từ khóa » Cấu Tạo Chữ A á ớ