Cách đánh Vần Tiếng Việt Theo Bộ Sách Công Nghệ Giáo Dục
Có thể bạn quan tâm
- 7
Cách đánh vần tiếng Việt theo bộ sách Công nghệ Giáo dục giúp các bậc phụ huynh cần rèn luyện cho các bé kỹ năng kỹ năng đọc, cách đánh vần cơ bản, nét vẽ cơ bản để các em tự tin bước vào lớp 1.
Với cách đánh vần theo Công nghệ giáo dục dưới đây, các bậc phụ huynh có thể dạy trẻ đánh vần tiếng Việt tại nhà, phù hợp cho cả các bé chuẩn bị vào lớp 1 và học sinh lớp 1. Đây chính là nền tảng, bước khởi đầu khá quan trọng để các bé làm quen với Tiếng Việt.
Cách đánh vần tiếng Việt sách Công nghệ Giáo dục
1. Âm và chữ trong Công nghệ Giáo dục
Âm | Chữ | Âm | Chữ |
/a/ | a | /o/ | o |
/bờ/ | b | /ô/ | ô |
/cờ/ | c, k (ca), q (cu) | /ơ/ | ơ |
/chờ/ | ch | /pờ/ | p |
/dờ/ | d | /phờ/ | ph |
/đờ/ | đ | /rờ/ | r |
/e/ | e | /sờ/ | s |
/ê/ | ê | /u/ | u |
/gờ/ | g, gh (gờ kép) | /ư/ | ư |
/giờ/ | gi | /tờ/ | t |
/hờ/ | h | /thờ/ | th |
/i/ | i, y | /trờ/ | tr |
/khờ/ | kh | /vờ/ | v |
/lờ/ | l | /xờ/ | x |
/mờ/ | m | /ia/ | iê, ia, yê, ya |
/nờ/ | n | /ua/ | uô, ua |
/ngờ/ | ng, ngh (ngờ kép) | /ươ/ | ươ, ưa |
/nhờ/ | nh |
Trong Công nghệ Giáo dục, cần phân biệt rõ Âm và Chữ:
- Âm là Vật thật, là âm thanh.
- Chữ là Vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm.
Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1 : 1 giữa âm và chữ.
- Thông thường, 1 âm được ghi lại bằng 1 chữ cái (a, b, d, đ, e, l, m,...)
Lưu ý: Theo quan điểm của Công nghệ Giáo dục, 1 âm ghi lại bằng 1 chữ nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau. Do đó, 1 âm /chờ/ được ghi lại bằng 1 chữ ch (chữ: chờ) chứ không phải là được ghép lại từ 2 chữ c và h.
- Có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó, cần có căn cứ là Luật chính tả.
Ví dụ : Âm /ngờ/ được ghi bằng 2 chữ: ng và ngh (ngờ kép)
Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ: c (cờ), k (ca) và q (cu)
Âm /ia/ được ghi bằng 4 chữ: iê, ia, yê, ya
2. Cách đánh vần trong Công nghệ Giáo dục
2.1. Nguyên tắc đánh vần trong Công nghệ Giáo dục
- Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ
Ví dụ: ca: /cờ/ - /a/ - ca/ ke : /cờ/ - /e/ - /ke/ quê : /cờ/ - /uê/ - /quê/
(Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo Luật chính tả : Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u)
- Đánh vần theo cơ chế 2 bước:
+ Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (Khi đánh vần tiếng thanh ngang, tách ra phần đầu / phần vần)
Ví dụ: ba: /bờ/ - /a/ - /ba/
+ Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (Khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang: tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang)
Ví dụ: bà: /ba/ - huyền - /bà/
Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.
2.2. Lưu ý
Công nghệ Giáo dục còn hướng dẫn học sinh, khi chưa đọc được tiếng có thanh thì có các bước để đánh vần lại :
Cách 1.
- Dùng tay che dấu thanh để học sinh đọc được tiếng thanh ngang /ba/. Sau đó trả lại dấu thanh để đánh vần /ba/ - huyền - bà.
- Nếu che dấu thanh mà học sinh chưa đọc được ngay tiếng thanh ngang thì che tiếp phần vần, để học sinh nhận ra phụ âm /b/. Bỏ dấu che nguyên âm /a/ để nhận ra nguyên âm /a/ và đánh vần bờ - a - ba → ba - huyền - bà.
Cách 2.
Đưa tiếng /bà/ vào mô hình phân tích tiếng:
Học sinh phân tích rồi đọc cả tiếng thanh ngang, sau đó thêm thanh vào để được tiếng có thanh: /ba/ - huyền - bà.
Nếu các em vẫn lúng túng với tiếng thanh ngang thì phân tích tiếp tiếng thanh ngang: bờ - a - ba. Cho trẻ làm và xóa dần từ dưới lên để cuối cùng có tiếng /bà/.
2.3. Một số ví dụ cụ thể
Trong tiếng Việt, tiếng gồm có 3 phần: phần đầu - phần vần - phần thanh.
Phần vần gồm các Âm giữ các vai trò: Âm đệm - Âm chính - Âm cuối.
Học sinh học theo Công nghệ Giáo dục sẽ được học 4 kiểu vần:
- Vần chỉ có âm chính, ví dụ: ba, chè,...
- Vần có âm đệm và âm chính, ví dụ: hoa, quế,...
- Vần có âm chính và âm cuối, ví dụ: lan, sáng,...
- Vần có đủ âm đệm - âm chính - âm cuối, ví dụ: quên, hoàng,...
Từ các kiểu vần này, có thể tạo nên được rất nhiều loại Tiếng khác nhau.
VD1. Tiếng chỉ có âm chính: y
ý: /y/ - sắc - /ý/
VD2. Tiếng có âm đầu và âm chính:
Che: /chờ/ - /e/ - /che/
Chẻ: /che/ - hỏi - /chẻ/
VD3. Tiếng có âm đệm - âm chính:
Uy: /u/ - /y/ - /uy/
Uỷ: /uy/ - hỏi - /uỷ/
VD4. Tiếng có âm đầu - âm đệm - âm chính:
Hoa: /hờ/ - /oa/ - /hoa/
Quy: /cờ/ - /uy/ - /quy/
Quý: /quy/ - sắc - /quý/
VD5. Tiếng có âm chính - âm cuối:
Em: /e/ - /mờ/ - /em/
Yên: /ia/ - /nờ/ - /yên/
Yến: /yên/ - /sắc/ - /yến/
VD6. Tiếng có âm đầu - âm chính - âm cuối:
Sang: /sờ/ - /ang/ - /sang/
Sáng: /sang/ - sắc - /sáng/
Mát : /mát/ - sắc - /mát/
VD7. Tiếng có âm đệm - âm chính - âm cuối:
Oan: /o/ - /an/ - /oan/
Uyên: /u/ - /iên/ - /uyên/
Uyển: /uyên/ - /hỏi/ - /uyển/
VD8. Tiếng có đủ âm đầu - âm đệm - âm chính - âm cuối:
Quang: /cờ/ - /oang/ - /quang/
Quảng: /quang/ - hỏi - /quảng/
Để nắm được các âm trong tiếng Việt, biết cách dùng chữ ghi âm, đánh vần Tiếng, học sinh học theo Công nghệ Giáo dục sẽ được hướng dẫn học theo Quy trình cụ thể, chi tiết. Tất cả những gì học sinh đã học sẽ là phương tiện để học sinh học những điều mới, đảm bảo học sinh học đến đâu chắc đến đấy. Do đó, trong Công nghệ Giáo dục có sự tổ chức và kiểm soát chặt chẽ quá trình học và sản phẩm của học sinh, kể cả cách đánh vần.
Để chuẩn bị hành trang cho các bé chuẩn bị vào lớp 1, quý phụ huynh và các thầy cô giáo có thể tham khảo thêm các tài liệu hay dưới đây nhé:
- 28 bài đọc và cách đánh vần cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1
- Tổng hợp những nét cơ bản và chữ cái cho bé tập viết
- Mẫu vở luyện chữ cho học sinh lớp 1 (Gồm 2 quyển)
Download
Liên kết tải vềLink Download chính thức:
Cách đánh vần tiếng Việt theo bộ sách Công nghệ Giáo dục 141,7 KB 27/08/2018 DownloadCác phiên bản khác và liên quan:
- Tải File.doc 22/06/2018 Download
Chủ đề liên quan
- Toán lớp 1
- Ôn hè lớp 1 lên 2
- Đề thi học kì 1 Lớp 1
- Đề thi học kì 2 Lớp 1
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về đức tính trung thực (7 mẫu + Sơ đồ tư duy)
50.000+ 1 -
Cách nhận biết các dạng biểu đồ Địa lý
100.000+ -
Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng - Cánh Diều 6
10.000+ 3 -
Dẫn chứng về sự tự tin - Ví dụ về sự tự tin trong cuộc sống
100.000+ -
Mẫu kế hoạch cá nhân thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về cách mạng công nghiệp 4.0 (9 Mẫu)
50.000+ -
Bài phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc (4 mẫu)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về hạnh phúc (4 Mẫu + Sơ đồ tư duy)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ (2 Dàn ý + 6 mẫu)
50.000+ -
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 7 (Có đáp án)
100.000+ 10
Mới nhất trong tuần
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi
Tổng hợp những nét cơ bản và chữ cái cho bé tập viết
Truyện tranh tiềm thức cho bé
Mẫu chữ nét đứt
Bài tập đánh vần cho học sinh lớp 1
28 bài đọc và cách đánh vần cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1
Giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Tuyển tập truyện ngắn cho trẻ em (32 truyện)
Giáo án mầm non trọn bộ
Vở tập viết 26 chữ cái tiếng Anh
Tài khoản
Gói thành viên
Giới thiệu
Điều khoản
Bảo mật
Liên hệ
DMCA
Giấy phép số 569/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Bản quyền © 2025 download.vn.Từ khóa » Cách đọc âm Vần Tiếng Việt
-
Cách đánh Vần Tiếng Việt 2022
-
Cách đánh Vần Tiếng Việt Theo Chương Trình Mới, Bảng âm Vần Mới
-
Đánh Vần Tiếng Việt - Cách đọc Ghép Phụ âm B Với Các ... - YouTube
-
Mẹo Giúp Thuộc Chữ Cái Tiếng Việt. Cách đọc âm Vần. Cách đặt Dấu ...
-
Đề Tài 1: Cách Phát âm Và đánh Vần.
-
Bảng âm Vần Theo Chương Trình GDCN Và VNEN
-
Cách đánh Vần Tiếng Việt Mới Và Chuẩn Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Phát âm Tiếng Việt Lớp 1 Mới Nhất 2022 đúng Chuẩn
-
Cách đánh Vần Tiếng Việt Theo Chương Trình Mới, Bảng âm Vần Theo ...
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Mới Nhất Và Cách Phát âm Theo Chương Trình ...
-
Cách đánh Vần Tiếng Việt Lớp 1 - Giáo Viên Việt Nam
-
Đánh Vần Tiếng Việt Theo Bộ Sách Cải Cách Giáo Dục - MarryBaby
-
Cách đọc Phiên âm & Quy Tắc đánh Vần Trong Tiếng Anh
-
Chữ Quốc Ngữ Và Phương Pháp Ráp Vần