Cách đặt Cầu Thang Trong Nhà Mang đến Tài Lộc Và May Mắn
Có thể bạn quan tâm
1. Cầu thang trong nhà nên đặt ở đâu?
Bước đầu tiên khi thiết kế sơ đồ mặt bằng nhà, các Kiến trúc sư sẽ xác định vị trí đặt cầu thang. Đó là một bước quan trọng nhằm thiết lập sơ đồ công năng một cách mạnh lạc.
“Cầu thang trong nhà” nên đặt ở đâu, vị trí nào để mang lại tài lộc và may mắn? điều này tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người trong nội dung mà chúng tôi sắp trình bày dưới đây. Tuy nhiên, dù quan niệm nào chăng nữa, thì cầu thang có thể là một yếu tố sáng tạo và khác biệt trong ngôi nhà của bạn.
2. Cách bố trí cầu thang truyền thống
Cầu thang được đặt ngay bên trong cửa trước của tiền sảnh. Vị trí này có những lợi ích của nó, bởi tiền sảnh thường đóng vai trò là khu vực trung tâm, từ đó mở rộng và kết nối với các không gian khác trong nhà.
Tuy nhiên, cách bố trí truyền thống này có thể chật chội nếu không có đủ diện tích từ cửa trước đến bậc đầu tiên của cầu thang.
Cầu thang phải tương xứng với kích thước của ngôi nhà, các chuyên gia khuyên rằng nên có ít nhất từ 1m đến 1,8m khoảng cách từ lối vào phía trước đến chân cầu thang. Chiều rộng thang từ 90 -1m2 với nhà phố, biệt thự, và 1m5 đối với dinh thự.
Bất kể kích thước hay hình dạng của nó như thế nào, cầu thang là một yếu tố sáng tạo, là điểm nhấn của căn nhà.
Vị trí đặt cầu thang cũng là yếu tố quan trọng mà bất cứ ai khi làm nhà cũng đều phải tham khảo. Đặt cầu thang đúng hướng, theo phong thủy Phương Đông, sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho chủ nhà.
3. Quan điểm cầu thang hiện đại
Theo quan điểm hiện đại, không có vị trí nào là duy nhất và chính xác cho cầu thang. Thay vào đó, cầu thang được bố trí xoay quanh lối sống và thói quen sinh hoạt của gia đình, đề cao chức năng hơn hình thức.
4. Hướng cầu thang theo phong thủy
Theo Vastu (phong thủy kiến trúc Ấn Độ cổ đại), vị trí tốt nhất để đặt cầu thang trong nhà là gần cửa ra vào. Theo nguyên tắc của awu, hướng tốt nhất cho cầu thang trong nhà là ở phần Tây Nam của ngôi nhà, tiếp theo là các hướng Nam và Tây. Những quy tắc này áp dụng cho những ngôi nhà quay mặt về hướng Đông, hướng Bắc và hướng Tây.
Trong một ngôi nhà quay mặt về hướng Nam, cầu thang bên trong có thể ở phía Nam/ Đông Nam/ Tây / Tây Bắc của ngôi nhà. Tuy nhiên, đối với tất cả các ngôi nhà, bạn phải tránh đặt cầu thang ở phần đông bắc.
5. Vị trí của cầu thang
Cũng theo khoa học kiến trúc Ấn Độ cổ đại (Vastu), cầu thang bên trong không bao giờ được đặt ở chính giữa ngôi nhà. Các chuyên gia của Vastu shastra khuyến cáo rằng cầu thang trong nhà không bao giờ được nằm trên bếp. Bởi theo phong thủy, cầu thang còn gọi là thanh xà, được quan niệm là có sát khí và vô cùng mạnh mẽ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc cũng như sức khỏe của gia chủ.
Không nên bố trí cầu thang đi một mạnh từ tầng hầm lên tầng trên. Cũng không nên đặt cầu thang đối diện cửa ra vào chính, vì điều này được cho là các luồng khí tốt lưu chuyển quá nhanh, dẫn đến tổn thất tài chính cho chủ nhà.
6. Cầu thang theo chiều kim đồng hồ
Cũng theo Vastu, các chuyên gia khuyến cáo, cầu thang trong ngôi nhà của bạn luôn phải quay theo chiều kim đồng hồ, tức là từ bắc xuống nam hoặc từ đông sang tây.
Ngược lại, cầu thang quay ngược chiều kim đồng hồ được coi là nguyên nhân gây khó khăn cho sự phát triển trong sự nghiệp của một người. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn chưa được kiểm chứng.
7. Hình dạng hoàn hảo cho cầu thang
Cầu thang hình vuông hoặc hình chữ nhật không chỉ tuyệt vời mà còn thiết thực trong thiết kế. Các lối rẽ ở các góc vuông, đảm bảo luồng năng lượng tích cực cho cả hai loại cầu thang bên trong cũng như bên ngoài.
8. Số bậc thang
Các chuyên gia phong thủy cho rằng cầu thang luôn phải có số bậc lẻ (sinh, lão, bệnh, tử). Lý do đằng sau điều này là một người thường bắt đầu lên cầu thang bằng chân phải của họ, và sẽ là điều tốt nếu số bậc cũng được kết thúc bằng chân phải.
9. Chọn màu sắc cầu thang phù hợp
Lựa chọn màu sắc tốt nhất cho thiết kế cầu thang nên có sắc thái nhẹ. Cần tránh những màu tối xung quanh cầu thang. Bạn cũng có thể dùng giấy dán tường trang trí vách tường xung quanh cầu thang, và phải có màu sáng.
10. Gầm Cầu Thang
Không gian dưới gầm cầu thang gần như được tận dụng triệt để làm nơi cất giữ những vật dụng, thậm chí còn bố trí nhà vệ sinh. Phong thủy cầu thang không chấp nhận điều này.
Lời khuyên là “không nên tận dụng không gian dưới gầm cầu thang để cất giữ những vật dụng có giá trị, hoặc bất cứ thứ gì tương tự”. Cũng không nên tận dụng khoảng trống dưới gầm cầu thang để cất những món đồ đáng ra nên bỏ đi. Trường hợp bắt buộc phải sử dụng, hãy thiết kế theo hướng tích cực (kệ sách, kệ trang trí)
11. Một số điều kiêng kỵ đối với cầu thang
- Không đặt wc dưới gầm cầu thang
- Gầm cầu thang không nên lưu trữ những vật dụng cũ kỹ.
- Cầu thang không nằm trên bếp và tránh đối diện với nhà vệ sinh.
- Không nên đặt vị trí cầu thang ở phần đông bắc của ngôi nhà.
- Không đặt vị trí cầu thang đối diện với cửa chính, vì điều đó sẽ khiến luồng sinh khí vào nhà không ổn định.
- Cao độ mỗi bậc cầu thang không được quá cao hay quá thấp.
- Tránh có cầu thang xoắn ốc vì chúng không tốt cho sức khỏe và tài lộc.
- Tránh sử dụng bậc cầu thang bằng vật liệu trơn trượt vì chúng không an toàn.
- Số bậc thang tránh rơi vào số chẳn (Sinh/ Lão/ Bệnh/ Tử), tốt nhất là rơi vào cung Sinh.
- Khu vực cầu thang phải đầy đủ ánh sáng & thông gió tốt tránh để tù đọng khí xấu, gây ảnh hưởng đến tài sản cũng như sức khỏe.
- Số bậc cầu thang theo phong thủy thường là 5, 9, 13, 17, 21, 25…Với chiều cao tầng của nhà ở tại Việt Nam thì số bậc cầu thang phù hợp là 21 hoặc 25 bậc.
12. Hình dạng & vật liệu cầu thang
Có nhiều kiểu dáng cầu thang: cầu thang chữ L, chữ U, cầu thang uốn lượn, cầu thang xoắn, v.v…Tùy theo diện tích, hình thái kiến trúc, công năng sử dụng mà các kts sẽ đề xuất phương án phù hợp. Tuy nhiên cầu thang xoắn ốc không được khuyến khích.
Vật liệu cầu thang có tính cố định và không dễ để thay đổi dễ dàng sau khi đã hoàn thiện như tủ bếp, sàn nhà, v.v…Vì vậy, lựa chọn vật liệu để làm cầu thang là một quyết định quan trọng. Vật liệu làm cầu thang bao gồm:
13. Cầu thang gỗ
Gỗ là vật liệu để làm cầu thang truyền thống và giá cả phải chăng nhất. Gỗ bền, dễ gia công và mang lại sự ấm cúng cho ngôi nhà. Lựa chọn rẻ nhất là gỗ thông hoặc gỗ công nghiệp. Gỗ tự nhiên (như tần bì, gỗ sồi, căm xe, giáng hương, v.v…có mức giá đắt hơn.
- Ưu điểm: được yêu thích nhất bởi sự sang trọng, ấm cúng, dễ gia công và có nhiều mức giá để lựa chọn.
- Nhược điểm: gỗ kém bền hơn các vật liệu làm cầu thang khác và thỉnh thoảng sẽ phải bảo dưỡng. Gỗ cũng có thể bị hỏng do độ ẩm cao.
14. Cầu thang kính
Cầu thang kính làm tăng vẻ quyến rũ & hiện đại cho nội thất. Ưu điểm của cầu thang kính là chúng có trọng lượng nhẹ, tầm nhìn rộng và cho phép ánh sáng xuyên qua các tầng.
Tuy nhiên, cầu thang kính là một trong những lựa chọn vật liệu đắt tiền hơn.
- Ưu điểm: cầu thang kính được cường lực chắc chắn và cho tầm nhìn bao quát. Cho phép ánh sáng đi xuyên vào bên trong nội thất
- Nhược điểm: một lựa chọn đắt tiền
15. Cầu thang sắt
Tính năng, thẫm mỹ cũng như sự linh hoạt của vật liệu này khiến chúng trở thành một lựa chọn tuyệt vời. Chúng có thể được sử dụng cho nhiều phong cách khác nhau, từ kiểu dáng công nghiệp nặng nề đến kiểu dáng nhẹ nhàng, thanh lịch và cổ điển.
Ưu điểm:
- Bền, có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau
- Hoàn hảo cho cầu thang xoắn ốc và cho không gian chật hẹp
Nhược điểm:
- Cầu thang bằng kim loại có thể ồn ào khi đi lại.
- Dễ bị ăn mòn ở các khu vực có nhiều muối (vùng gần biến)
- Nặng để vận chuyển, nên đó là một lựa chọn đắt tiền hơn.
- Cầu thang bằng đồng và sắt có thể thay đổi màu sắc theo thời gian nhưng có thể được phủ lớp chống gỉ để bảo vệ.
16. Có thể di dời cầu thang trong một ngôi nhà đã xây không?
Tất nhiên. Bạn có thể di dời cầu thang và thay đổi hoàn toàn diện mạo ngôi nhà của mình sau khi đã được nhà thiết kế, kts khảo sát và thẩm định các ảnh hưởng liên quan đến kết cấu của ngôi nhà.
Việc thay đổi vị trí cầu thang từ vị trí bất hợp lý sang một vị trí mới phù hợp, có thể sẽ tạo ra nhiều diện tích sử dụng hơn nhiều lần.
View Fullscreen
vi-tri-dat-cau-thang-hien-trang-khong-hop-ly
View Fullscreen
vi-tri-bo-tri-cau-thang-moi-hop-ly-cho-nhieu-dien-tich-hon
View Fullscreen
bo-tri-cau-thang-trong-nha-pho-khong-hop-ly-hien trang
View Fullscreen
thay-doi-cau-thang-qua-vi-tri-moi-dep-hon
17. Cách đặt cầu thang theo cái nhìn hiện đại
Xu hướng hiện đại, nhiều gia đình thích thiết kế không gian mở. Vị trí cầu thang vì thế cũng được giải phóng theo cách đơn giản hơn. Do đó “cách đặt cầu thang trong nhà” sao cho mang đến tài lộc và may mắn tùy thuộc vào quan điểm của bạn là truyền thống hay hiện đại – một quan điểm đáng để dành thời gian tham khảo và cân nhắc.
Related posts
68+ Ý tưởng thiết kế phòng thay đồ đẹp bất ngờ
9+ Gợi ý để thiết kế phòng sinh hoạt chung đẹp và ấm cúng
Khám phá nét độc đáo của phong cách nội thất tối giản Minimalism
Từ khóa » Thiết Kế Nhà Cầu Thang Phía Sau
-
5 điều Cần Biết để Thiết Kế Cầu Thang Cuối Nhà Hợp Phong Thủy ⋆
-
TƯ VẤN THIẾT KẾ NHÀ 3 TẦNG VỚI CẦU THANG ĐẶT SAU NHÀ
-
Điều Cần Biết Khi Thiết Kế Cầu Thang ở Cuối Nhà Hợp Phong Thủy
-
Những điều Cần Biết Khi Thiết Kế Cầu Thang ở Cuối Nhà Theo Phong Thủy
-
Cầu Thang Cuối Nhà - Những Lưu ý Về Phong Gia Chủ Cần Phải Nắm
-
Thiết Kế Cầu Thang Cuối Nhà: 5 Vấn đề Cần Lưu ý Và Cách Xử Lý
-
Những Lưu ý Phong Thủy Khi Bố Trí Cầu Thang ở Cuối Nhà
-
Mách Bạn Cách Thiết Kế Cầu Thang ở Cuối Nhà Hợp Phong Thủy
-
Khi Thiết Kế Cầu Thang Cuối Nhà Bạn Nên để ý đến Vấn đề Gì?
-
Mẹo Thiết Kế Cầu Thang ở Cuối Nhà Hợp Phong Thủy - Nhà đất 24h
-
4 Quy Tắc Thiết Kế Cầu Thang Cuối Nhà Hợp Phong Thủy
-
Kinh Nghiệm Thiết Kế Cầu Thang đẹp Cho Nhà Phố Hiện đại!
-
Những Mẫu Thiết Kế Cầu Thang đẹp Phù Hợp Cho Nhà Phố Hiện đại