Cách đặt IP Tĩnh Và Thay đổi DNS Trên Windows 10 - Thủ Thuật Tin Học

Trong thời đại Internet bùng nổ như ngày nay, chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy những lời khuyên như đặt địa chỉ IP tĩnh hay thay đổi DNS. Nhưng cụ thể những việc đó nhằm mục đích gì? Và cách thực hiện ra sao nếu bạn đang sử dụng Windows 10? Nếu chưa nắm rõ, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Đặt IP tĩnh và thay đổi DNS để làm gì?

Theo mặc định, khi truy cập mạng, router sẽ cấp phát một IP tự động cho máy tính, đây là một tính năng tiện lợi. Tuy vậy, nếu máy tính của bạn nằm trong một mạng cục bộ (chẳng hạn như máy tính văn phòng), điều này có thể gây xung đột địa chỉ giữa các máy trong mạng đó. Để khắc phục vấn đề này, cần phải thiết lập cho mỗi máy tính một địa chỉ IP riêng (gọi là IP tĩnh). Ngoài ra, một lí do khác là một số ứng dụng máy tính chỉ có thể kết nối với một địa chỉ IP nhất định.

Về DNS, đây là hệ thống phân giải tên miền có chức năng phân giải từ các tên miền sang địa chỉ IP giúp máy tính, điện thoại của bạn có thể tìm được chính xác trang web cần đến. Tuy nhiên, có những nhà cung cấp dịch vụ DNS chặn một số trang web nhất định; mặc khác nhiều DNS Server có tốc độ tải không cao. Trong những trường hợp như vậy, việc thay đổi DNS là điều tất yếu phải thực hiện.

2. Cách đặt IP tĩnh và thay đổi DNS trên Windows 10

Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng Wi-fi hoặc mạng LAN, chọn Open Network & Internet settings.

Open Network & Internet settings

Trường hợp kết nối Wi-fi

Kết nối mạng dây

Trường hợp kết nối mạng dây

Bước 2: Chọn Status > Network and Sharing Center.

Network and Sharing Center

Bước 3: Click vào tên mạng Wi-fi hoặc mạng dây đang kết nối ở mục Connections.

Chọn tên mạng

Bước 4: Click vào Properties.

Chọn Properties

Bước 5: Click vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) > Properties.

Internet Protocol Version 4

Bước 6: Chọn Use the following IP addressUse the following DNS server address, sau đó thiết lập như dưới đây rồi ấn OK:

- Default gateway: Điền Gateway máy của bạn, thường là "192.168.1.1".

- IP address: Điền địa chỉ IP tĩnh cho máy. Giống Gateway, địa chỉ IP có cấu trúc gồm 4 số, phân cách nhau bởi dấu chấm. 3 số đầu tiên của IP tĩnh phải giống với 3 số đầu tiên của Gateway. Số thứ 4 có thể chọn bất kì từ 2 đến 254, miễn sao không trùng với địa chỉ IP của một máy khác trong mạng cục bộ.

- Subnet mask: Điền "255.255.255.0".

- Preferred DNS server và Alternate DNS server: Ở đây mình chọn DNS của Google. Các bạn có thể chọn DNS của nhà cung cấp khác (mình đã giới thiệu ở mục 1) rồi điền vào.

Subnet mask

Về cơ bản, đến đây là công việc đặt IP tĩnh và đổi DNS trên Windows 10 đã hoàn thành. Nhưng liệu nó có thành công hay không? Chỉ cần thử truy cập vào mạng, nếu kết nối mạng vẫn bình thường thì những thay đổi của bạn đã thành công. Còn nếu sau khi thay đổi bạn không vào được mạng nữa, hãy thử kiểm tra lại Gateway, địa chỉ IP đã điền, hoặc chọn một DNS Server khác nhé.

Từ khóa » Cách Bỏ Ip Tĩnh