Cách đặt Tên Thương Hiệu để 'thu Hút' được Nhiều Khách Hàng Mục ...

Khi nghĩ về một cái tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn phải luôn khắc ghi những lưu ý này.

  • Cách đặt tên thương hiệu để ‘thu hút’ được nhiều khách hàng mục tiêu hơn (P1)

Xây dựng thương hiệu không chỉ là một trong những chiến lược marketing quan trọng nhất của doanh nghiệp, mà nó còn giúp tạo ra những tài sản vô hình quý giá nhất của một tổ chức.

Ví dụ, khi bạn kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ thấy rằng những doanh nhân khác sẵn sàng trả tiền bản quyền để được sử dụng một thương hiệu nào đó vốn đã được công nhận và có vị trí trên thị trường.

Nếu bạn muốn công ty của bạn có một thương hiệu vững mạnh tương tự, điều đầu tiên bạn phải xem xét là nó phải dễ nhớ và dễ phát âm, cả bằng tiếng tại quốc gia mà thương hiệu đang được xây dựng lẫn các ngôn ngữ của các quốc gia khác (nếu được).

Ngoài ra, thương hiệu cũng phải được liên kết với một số thuộc tính hoặc lợi ích đặc biệt nào đó mà nó đang đại diện. Điều đó, về sau này, sẽ là thứ mà khách hàng liên tưởng cụ thể đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Một phần thiết yếu nữa là, cùng với logo, thương hiệu của bạn phải thể hiện được hình ảnh của công ty.

Hãy nhớ rằng tất cả những yếu tố này khi bạn xây dựng cuối cùng sẽ góp phần vào những ấn tượng đầu tiên mà người tiêu dùng hình thành khi họ biết đến một sản phẩm và họ sẽ sử dụng nó để cân nhắc trong quá trình ra quyết định mua hàng.

Hãy lấy một ví dụ về thương hiệu xà phòng Escudo.

Nó có thể không quen thuộc với bạn? Nhưng mọi người ở Mexico đều biết đến nó, ngay cả khi họ không nhất thiết phải sử dụng nó.

Escudo là một trong những thương hiệu có vị trí tốt nhất trong thế giới sản phẩm chăm sóc cá nhân tại quốc gia này. Nhưng đó cũng là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử marketing tại Mexico.

Vào cuối những năm 80, công ty P&G (Procter & Gamble) đang là nhà tiếp thị sản phẩm đã đưa ra quyết định tích hợp nhiều thương hiệu của mình ở nhiều quốc gia khác nhau.

Kết quả là, xà phòng Escudo và tất cả các ‘biến thể’ của nó ở các quốc gia khác đã được hợp nhất dưới nhãn hiệu mới của Mỹ có tên là Safeguard.

Điều này đã ‘vô tình’ hủy bỏ tất cả những giá trị và niềm tin mà thương hiệu đã mất rất nhiều năm trước đó để gây dựng, cái tên mới xa lạ đến khó tin, lại khó phát âm cho thị trường Tây Ban Nha.

Kết quả là doanh số bán của sản phẩm giảm mạnh, cho đến khi P&G quyết định hồi sinh lại thương hiệu Escudo vài năm sau đó.

Những gì mà một thương hiệu tốt cần.

Hãy nhớ rằng thương hiệu của bạn sẽ là biểu hiện rõ ràng nhất về doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là 8 quy tắc mà bạn không thể bỏ qua khi chọn tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

6. Nó phải truyền tải được giá trị thiết yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thương hiệu của bạn phải truyền tải được lợi ích cốt lõi của sản phẩm của bạn một cách hấp dẫn và nguyên bản.

Thương hiệu Ciel truyền tải sự trong trẻo và nhẹ nhàng, trong khi Suavitel thực hiện lời hứa với tên thương hiệu của mình rằng quần áo sẽ mềm mại.

Tuy nhiên việc truyền tải các giá trị này không nhất thiết phải theo nghĩa đen. Nhiều khi bạn có thể ngụ ý sản phẩm của bạn nói về điều gì đó một cách gián tiếp, bằng cách phát âm của nó chẳng hạn.

7. Bạn phải đăng ký bảo hộ.

Thương hiệu của bạn phải là duy nhất và không thể bị bắt chước.

Để bảo vệ nó, điều quan trọng là bạn phải đăng ký nó với Cục Sở Hữu Trí Tuệ hoặc các đơn vị có thẩm quyền, tất cả những thứ như kí hiệu, logo, màu sắc, tên gọi, slogan…đều cần được bảo hộ.

Trước khi lựa chọn tên thương hiệu, bạn nên kiểm tra xem liệu tên gọi đó đã được đăng ký bởi người khác chưa. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thiết kế, văn phòng phẩm và những thứ có liên quan khác.

8. Bạn phải thích nó.

Cuối cùng, trước khi quyết định đặt tên cho thương hiệu hoặc cho sản phẩm mới của bạn, hãy thảo luận các phương án lựa chọn với đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những khách hàng đáng tin cậy nếu được.

Bằng cách này, bạn sẽ biết cái nào được chấp nhận và yêu thích nhiều hơn. Bạn cũng có thể thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ trong khu vực của mình hoặc các công cụ trực tuyến.

Bởi vì hầu hết việc mua hàng phụ thuộc vào những yếu tố cảm tính, nên các thương hiệu cũng phải có “thứ gì đó” khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.

Có những cái tên “nghe hay” nhưng những cái khác thì không. Vì vậy, hãy tính đến ý kiến ​​của thị trường. Thương hiệu là một công cụ truyền thông, và đó là lý do tại sao bạn phải đảm bảo rằng thông điệp của nó cần đến được với người nhận !

DNA của thương hiệu của bạn.

Một trong những thử nghiệm mà các chuyên gia thường thực hiện để thẩm định tính đủ điều kiện cho các tên gọi thương mại (trade names) đó là tìm “mã di truyền” của chúng.

Bạn cũng có thể làm điều đó với thương hiệu của mình. Nó phân tích các liên kết văn hóa, cảm xúc, ngôn ngữ, lịch sử và logo, cũng như ngữ nghĩa và cấu trúc của chúng.

Nếu bạn đã có một thương hiệu tiềm năng (tên gọi và logo), hãy sử dụng các câu hỏi sau để thẩm định nó.

A. Các tham chiếu văn hóa của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Google gợi ý số googol (từ 10 đến hàng trăm), minh họa một con số lớn không thể tưởng tượng được, tương tự như vô cực, nó đại diện một giá trị trung tâm của dịch vụ tìm kiếm trên mạng internet.

Thực tế là các chữ cái “o” được nhân theo số lượng của kết quả tìm kiếm.

B. Trọng lượng cảm xúc của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Tía Rosa, về mặt cảm xúc, văn bản và cả hình ảnh, là một thương hiệu mang cảm xúc ấm áp, giản dị và đậm chất Mexico.

C. Các tham chiếu ngôn ngữ của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Thương hiệu nước trái cây Snapple nghe giống như quả táo. Nó cũng giống như snap (hành động búng ngón tay), để gợi ra ý tưởng về tốc độ.

Kết quả tham chiếu của ngôn ngữ khi này sẽ là việc bạn có được hương vị và chất dinh dưỡng của quả táo một cách nhanh chóng và không tốn quá nhiều công sức.

D. Thương hiệu sử dụng những biểu tượng nào?

Ví dụ: Logo Televisa được xây dựng từ ba biểu tượng – mặt trời, con mắt và các sọc ngang. Mặt trời tượng trưng cho điều hiển nhiên, nó mọc vào mỗi buổi sáng, ngoài ra còn cho phép chúng ta nhìn thấy nhau.

Con mắt là đại diện cho hành động nhìn. Và các đường ngang đại diện cho truyền hình tĩnh.

Ba yếu tố này là một phần giá trị của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Từ khóa » Cách đặt Brand Name