Cách đặt Thuốc ở âm đạo Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Đặt thuốc bằng đường âm đạo không phải là điều quá mới mẻ đối với chị em. Tuy nhiên, đặt thuốc như thế nào cho đúng, khi đặt thuốc cần lưu ý vấn đề gì thì không phải chị em nào cũng hiểu biết tường tận. Rất nhiều chị em phản ảnh, sau một đêm ngủ dậy, viên thuốc rơi ra khỏi âm đạo hoặc thuốc nang chảy hết khi chưa kịp đưa vào trong…
Mục lục
- 1 Tìm hiểu về thuốc đặt âm đạo
- 2 Các loại thuốc đặt âm đạo (3 loại)
- 2.1 Loại chứa hocmon estrogen
- 2.2 Loại chứa một kháng sinh, kháng nấm
- 2.3 Loại chứa nhiều kháng sinh
- 3 Phương pháp đặt thuốc
- 3.1 Loại viên trứng, viên nhét
- 3.2 Loại viên nén
- 4 Những lưu ý khi đặt thuốc ở âm đạo
- 5 Lời kết
Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ hướng dẫn chị em những kỹ năng đặt thuốc cần thiết để khắc phục những “sự cố” trên và nâng cao hiệu quả sử dụng của loại thuốc này.
Tìm hiểu về thuốc đặt âm đạo
Thuốc đặt âm đạo là loại thuốc dùng đặt tại chỗ, gồm các chất kháng tác nhân gây bệnh, hay các chất làm thay đổi môi trường âm đạo nhằm điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
Nếu dùng thuốc không đúng cách, không đúng chỉ định, thuốc sẽ không mang lại hiệu quả mà còn gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Thuốc đặt âm đạo là loại thuốc dùng đặt tại chỗ.
Các loại thuốc đặt âm đạo (3 loại)
Loại chứa hocmon estrogen
Thuốc chứa hocmon estrogen làm cho niêm mạc âm đạo phát triển có độ dày, độ mềm mại cần thiết và tiết ra dịch âm đạo khiến cho việc giao hợp có hứng thú, không gây đau.
Loại chứa một kháng sinh, kháng nấm
Dùng để đặc trị một tác nhân gây bệnh cụ thể: thuốc trứng chứa metronidazol 500mg đặc trị trùng roi, viên đặt chứa clotrimazol đặc trị nấm candida…
Loại chứa nhiều kháng sinh
Loại chứa nhiều kháng sinh để kháng cùng lúc nhiều tác nhân gây bệnh: tergynan chứa ternidazol (trị trùng roi), nistatin (diệt nấm), neomycin (kháng khuẩn), Flagystatine chứa metronidazol (trị trùng roi), nistatin (trị nấm)…
Phương pháp đặt thuốc
Loại viên trứng, viên nhét
Do các viên trứng thể chất mềm nên việc đặt thẳng vào âm đạo không gặp khó khăn gì và không cần những thao tác đặc biệt.
Phương pháp:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi đặt thuốc vào âm đạo.
- Ngồi xổm, dùng 2 ngón tay (trỏ và cái) kẹp viên thuốc đưa vào âm đạo (hoặc tư thế đứng gác một chân lên ghế).
- Dùng ngón tay đẩy viên thuốc sâu vào âm đạo.
Dùng 2 ngón tay (trỏ và cái) kẹp viên thuốc đưa vào âm đạo.
Lưu ý: Khi bóc thuốc trong vỉ cần sử dụng ngay, không cầm thuốc trên tay quá lâu (tránh hiện tượng thuốc tan chảy do tác động từ nhiệt độ cơ thể).
Loại viên nén
Với viên nén (tergenan) do thể chất hơi cứng, khó tan nên cần làm ẩm thuốc trước khi đặt vào âm đạo.
Phương pháp:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi đặt thuốc vào âm đạo.
- Nhúng viên thuốc vào nước từ 20-30 giây hoặc đặt thuốc lên một miếng gạc sạch để làm ẩm.
- Kẹp viên thuốc giữa hai ngón tay để đưa vào âm đạo, sau đó dùng ngón tay đẩy thuốc vào bên trong.
- Khi đặt thuốc ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, ngồi xổm hay đứng gác một chân lên ghế thấp.
Lưu ý:
- Một số loại thuốc có que đặt cho người sử dụng, vì vậy có thể sử dụng phương tiện này thay cho phương pháp trực tiếp bằng tay.
- Các trường hợp thuốc rơi khỏi âm đạo sau một đêm do người sử dụng không làm ẩm thuốc hoặc việc làm ẩm chưa đạt kết quả mà đã đưa vào âm đạo.
Những lưu ý khi đặt thuốc ở âm đạo
- Nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, đặt xong nằm nghỉ luôn (tránh thuốc trào ngược ra ngoài). Nếu đặt thuốc vào các khoảng thời gian khác thì sau khi đặt phải nằm nghỉ vài tiếng.
- Đặt thuốc đều đặn hàng ngày, không đặt cách nhật để đảm bảo tác dụng của thuốc.
- Tránh giao hợp trong thời gian sử dụng thuốc đặt âm đạo.
- Đặt thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ (trong khoảng 7 – 10 ngày), không quá 14 ngày hoặc sử dụng liều quá thấp (ít có tác dụng) hoặc gây tình trạng kháng thuốc.
- Khi đã dùng đúng liều lượng mà bệnh vẫn không khỏi thì có thể thay thuốc (theo chỉ dẫn của bác sỹ).
- Có thể kết hợp dùng thuốc đặt và thuốc uống (theo chỉ dẫn của bác sỹ) nếu dùng thuốc đặt không đạt hiệu quả.
- Tránh lạm dụng thuốc đặt âm đạo vì sẽ gây kháng thuốc, làm mất cân bằng sinh thái hệ vi sinh, gây bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác.
- Thuốc đặt âm đạo có thể gây dị ứng, vì vậy nếu thấy ngứa hoặc có những biểu hiện bất thường, cần dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để đổi thuốc khác.
- Không tự ý mua thuốc để sử dụng.
Sử dụng thuốc đúng liều, đi nằm ngay sau khi đặt thuốc để tránh trào ngược.
Lời kết
Thuốc đặt âm đạo là loại thuốc đặc biệt của chị em phụ nữ. Loại thuốc này mang lại những giá trị nhất định trong việc điều trị các bệnh liên quan đến phụ khoa và tránh những tác dụng phụ khi sử dụng bằng đường uống.
Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, chị em cần lưu ý, đặt thuốc hàng ngày để đảm bảo tác dụng của thuốc, khi đặt thuốc xong cần đi nằm ngay để tránh thuốc trào ngược, làm ẩm thuốc (viên nén) trước khi đặt thuốc để thuốc tan hết trong âm đạo, tránh giao hợp trong thời gian dùng thuốc để thuốc phát huy được hết tác dụng trong việc điều trị bệnh.
Chia sẻTừ khóa » Cách đặt Cyclogest
-
Tác Dụng Và Những Lưu ý Khi Dùng Thuốc Cyclogest 400mg | Vinmec
-
Cách đặt Thuốc Cyclogest Vào Hậu Môn | Vinmec
-
Thuốc Cyclogest: Công Dụng, Liều Dùng Và Những Khuyến Cáo
-
Thuốc Cyclogest 200mg, 400mg: Tác Dụng, Cách đặt Thuốc, Giá Bao ...
-
Thuốc Cyclogest 400mg: Tác Dụng - Cách Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Thuốc Cyclogest 200mg Và 400mg: Công Dụng, Cách đặt Thuốc, Giá ...
-
Thuốc đặt Cyclogest Có Tác Dụng Gì? Cách đặt Thuốc Cyclogest ở ...
-
Cyclogest 200mg, 400mg Là Thuốc Gì? Cách Dùng, Tác Dụng Phụ
-
Tác Dụng Và Những Lưu ý Khi Dùng Thuốc Cyclogest 400mg
-
Thuốc đặt Cyclogest 400mg, 200mg Có Tác Dụng Gì? Cách đặt, Mua ...
-
Cyclogest: Thuốc điều Trị Dọa Sẩy Thai Và Sẩy Thai
-
Cyclogest 200mg - Health Việt Nam
-
Đặt Thuốc Cyclogest Bao Lâu Tan Hết Hoàn Toàn
-
Thuốc Cyclogest 200mg: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác ...