Cách đấu 1 Công Tắc 1 Bóng đèn | K.I.P Viet Nam
Có thể bạn quan tâm
Tùy theo mục đích, vị trí sử dụng trong (từng thiết kế cơ cấu) mỗi gia đình khác nhau mà cách đấu điện cũng khác nhau. Rất nhiều người thắc mắc làm thế nào để đấu được 1 công tắc 1 bóng đèn tự làm tại nhà mà không cần phải gọi thợ. Vậy cách đấu 1 công tắc 1 bóng đèn như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách đấu mạch điện đơn giản
Sơ đồ mạch điện
Trước khi đi vào cách đấu mạch điện 1 công tắc 1 bóng đèn thì bạn phải biết sơ đồ mạch điện, nó được cấu tạo ra sao. Đây là loại mạch điện thông dụng, được KIP bán sẵn các loại Bảng điện tại các cửa hàng điện hoặc người tiêu dùng có thể mua rời các thiết bị, về tự đấu, lắp chỉ cần làm theo hướng dẫn sau là được. Sơ đồ mạch điện 1 công tắc 1 bóng đèn là sơ đồ đơn giản, sử dụng nhiều trong các hộ gia đình nên được mọi người quan tâm đến.
Mạch điện 1 công tắc 1 bóng đèn
Tuy nó đơn giản, nhưng việc tự đi dây cho mạch điện này khi chưa rõ nguyên lý lại thường xuyên gặp các trường hợp đấu nhầm đầu dây dẫn đến những sự cố không mong muốn như : chập điện gây cháy nổ. Chỉ cần nối nhầm một dây dẫn từ cầu chỉ vào công tắc bóng đèn là sẽ bị chập điện ngay lập tức.
Sơ đồ nguyên lý
Các bảng điện có sẵn ở các cửa hàng thông thường sẽ bao gồm có cầu chì, công tắc bật tắt bóng đèn và ổ cắm điện. Theo đó chúng ta sẽ đấu dây theo sơ đồ dưới đây:
Theo như hình vẽ sơ đồ trên thì sẽ thấy có một dây điện dương (A) được nối vào cầu chì, dây dương sẽ được nối vào công tắc điện và ổ cắm điện (như sơ đồ).
Sơ đồ nguyên lý mạch điện 1 công tắc một bóng đèn
Rồi từ dây điện âm (O) màu xanh sẽ nối vào đầu còn lại của bóng đèn và ổ cắm điện.
Tất cả các thiết bị bóng đèn, ổ cắm điện đều cần nguồn điện âm và dương nối vào để hoạt động.
Cách đấu 1 công tắc 1 bóng đèn tiện lợi
Theo như bạn thấy thì cách đấu 1 công tắc 1 bóng đèn khá là phổ biến và dễ dàng. Chỉ cần lắp 1 công tắc 1 chiều và nối tiếp vào bóng đèn là xong. Nhưng với sơ đồ này chỉ có thể bật tắt bóng đèn tại một vị trí lắp công tắc. Thực tế sử dụng đèn chiếu sáng trong gia đình có rất nhiều nơi cần điều khiển 1 bóng đèn từ nhiều vị trí công tắc. Khi đó bạn cần đến sử dụng Công tắc hai chiều.
Sử dụng công tắc hai chiều
Để bật tắt được đèn ở hai nơi khác nhau, phải sử dụng đến công tắc điện hai chiều (công tắc 3 cực), rất tiện lợi chỉ cần hai công tắc là có thể điều khiển được bóng đèn ở hai nơi khác nhau.
Ví dụ bạn muốn lắp đặt công tắc chung điều khiển vị trí như: cầu thang, phòng bếp, sân vườn. Sự tiện lợi này được sử dụng phổ biến đặc biệt là với không gian rộng và các căn chung cư.
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại công tắc với kiểu dáng thiết kế khác nhau mà người tiêu dùng có thể lựa chọn. Đây là loại công tắc phổ biến và dễ lắp đặt. Bạn có thể tự mình lắp tại nhà hoặc gọi thợ trong trường hợp bạn không dám chắc cách lắp phòng trường hợp sự cố chập nổ.
Sử dụng Công tắc trung gian ba vị trí
- Một đèn được lắp trung gian giữa tầng một và tầng hai, như vậy bạn sẽ cần nhiều hơn hai vị trí bật tắt đèn dù ở vị nào trên tầng một hoặc hai và có thể là tầng 3. Cách áp dụng sẽ sử dụng với cầu thang thông tầng.
- Có thể bật tắt dễ dàng thuận tiện hơn nếu sử dụng lắp trong dây chuyền chung một máy bơm.
Cách dùng công tắc trung gian ba vị trí
- Nơi có nhiều bóng đèn như phòng khách
- Sử dụng cho máy tăng áp với nhiều phòng vệ sinh
Các sai sót thường gặp phải khi đấu một bóng đèn một công tắc
Theo như trên thì cách đấu 1 công tắc 1 bóng đèn theo lý thuyết thì khá là đơn giản nhưng khi áp dụng vào thực tế lại rất hay gặp sự cố cháy hoặc chập điện và nguyên nhân hầu hết là do người lắp chủ quan không nhìn sơ đồ nguyên lý.
Ghi nhớ một số nguyên tắc khi đấu công tắc điện
Với các thiết bị tiêu thụ điện trực tiếp như quạt, đèn, ổ cắm điện thì mới cần một dây điện âm và một dây điện dương để hoạt động, cầu chì, công tắc là thiết bị bảo vệ, đóng , ngắt nguồn điện do vậy chỉ đấu dây điện dương đi qua, nếu nối cả hai dây âm, dương vào các thiết bị này sẽ dẫn tới cháy nổ khi cắm điện.
Những điều cần nhớ khi lắp đặt công tắc điện
- Hãy lắp công tắc ở vị trí cao để tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ, hoặc sử dụng các loại có nắp đậy ổ cắm mà trên thị trường hiện nay đang bán nhiều giúp bảo vệ an toàn cho mọi người trong gia đình.
- Lựa chọn các loại công tắc và ổ cắm điện được sản xuất từ thương hiệu có uy tín (Vinakip), có công suất phù hợp công suất thiết bị sử dụng, để tiết kiệm điện cũng như tránh gây nguy hiểm cho bạn và gia đình.
- Hãy tắt các thiết bị điện trước khi rút phích cắm ra. Còn đối với các thiết bị bàn là, máy là,.. Thì bạn hãy cho mức cống suất về nhỏ nhất rồi hẵng rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
- Không để tay ướt khi sử dụng các thiết bị điện vì như vậy dễ gây bị điện giật.
Từ khóa » Sơ đồ Nguyên Lý Mạch điện Bảng điện Là Dùng để Lắp Mạch điện Của Bảng điện đó đúng Hay Sai
-
Bài 6: Thực Hành Lắp Mạch điện Bảng điện - Hoc24
-
Công Nghệ 9 Bài 6: Thực Hành Lắp Mạch điện Bảng điện - Hoc247
-
[Sách Giải] Bài 6: Thực Hành: Lắp Mạch điện Bảng điện
-
Thực Hành: Lắp Mạch điện Bảng điện - Lý Thuyết Môn Công Nghệ 9
-
Sơ đồ Lắp đặt Mạch điện Bảng điện - Thực Hành Công Nghệ 9
-
Thực Hành: Lắp Mạch điện Bảng điện - Sách Giải - Học Online Cùng ...
-
Vẽ Sơ đồ Lắp đặt Mạch điện Gồm 2 Cầu Chì 1 ổ Cắm 1 Công Tắc điều ...
-
Vẽ Sơ đồ Nguyên Lý Và Sơ đồ Lắp đặt Mạch điện - TopLoigiai
-
Trả Lời Câu Hỏi Bài 6 Trang 31 SGK Công Nghệ 9 - Điện
-
Trên Sơ đồ Lắp đặt Mạch điện Bảng điện Có - Học Tốt
-
Cách Lắp đặt Aptomat An Toàn Cho Thiết Bị điện Gia Dụng Công Suất Lớn
-
ELCB - Nguyên Lý Hoạt đông Cầu Dao Chống Rò điện đất
-
1 Công Tắc 3 Cực điều Khiển 2 đèn - Hoàng Vina
-
Hãy Trình Bày Quy Trình Lắp Bảng điện.Có Thể Bỏ Qua Công đoạn Vạch ...