Cách đấu Aptomat Chống Giật 3 Pha đơn Giản Nhất
Có thể bạn quan tâm
Aptomat chống giật còn có tên gọi khác là aptomatt chống rò dòng, hay cầu dao chống rò dòng ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker). Có nhiệm vụ tự ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Hoặc khi dòng điện rò vượt quá giới hạn an toàn.
Aptomat chống giật 3 pha: sử dụng trong điện 3 pha. Có tác dụng so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha . Nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.
Thông tin aptomat chống giật 3 pha
Ký hiệu aptomat chống giật
Mã sản phẩm
Ký hiệu aptomat chống giật Panasonic nói chung với một dãy dài bao gồm các số và ký tự in hoa, đó chính là tên/ mã sản phẩm cũng như mã dòng sản phẩm, luôn được ghi rõ ràng trên thân thiết bị. Ngoài tác dụng giúp phân biệt các sản phẩm có thiết kế khá giống nhau thì có còn giúp bạn đọc được mã sản phẩm, để báo mua hàng, báo sửa điện, thay thế hoặc tra cứu sản phẩm dễ dàng hơn.
Dòng điện định mức
Đây là 1 trong các thông số trên aptomat Panasonic không thể thiếu vì nó thể hiện được công dụng chính của những chiếc cầu dao – đó là bảo vệ dòng điện không bị quá tải. Nếu dòng điện bạn sử dụng vượt qua con số này, thì chiếc cầu dao sẽ tự động nhảy, ngắt toàn bộ mạch điện để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống điện cũng như chính người sử dụng. Trên những chiếc CB chống giật Panasonic, để tiết kiệm không gian trên bề mặt aptomat, ký hiệu aptomat này sẽ được ghi ngắn gọn gồm 1 con số và đơn vị tính “A” (xxA – xx Ampe), hoặc được kí hiệu là “Cxx”, trong đó xx chính là con số bạn nên nghi nhớ về mức cường độ dòng điện định danh của chiếc CB chống giật nhà mình.
Dòng điện rò
Đối với những chiếc CB chống giật thì thông số trên aptomat về dòng rò là không thể thiếu, nó thể hiện một trong những chức năng chính của loại cầu dao này: bảo vệ dòng điện rò, thể hiện mức cường độ dòng điện rò mà chiếc CB sẽ tự động ngắt khi phát hiện. Nó được thể hiện bởi một con số và đơn vị đo “mA” bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên thân của chiếc cầu dao chống giật Panasonic. (ví dụ đối với thông số aptomat 3 pha trên những chiếc CB chống giật ELCB Panasonic thường được để là 30mA – thể hiện dòng rò định mức của những thiết bị này là 30mA, hay bạn có thể hiểu là chiếc aptomat ELCB đó sẽ tự ngắt khi phát hiện dòng rò tối thiểu 30mA trong hệ thống điện của gia đình bạn).
Điện áp định mức
Điện áp định mức ở các áp tô mát chống giật Panasonic thường được thể hiện bởi 1 con số và đơn vị đo “V” (vol), cộng với dấu ~ thể hiện dòng điện xoay chiều. Mức điện áp định mức của những chiếc cầu dao chống giật mang thương hiệu Panasonic thường là 240V hoặc 415V, tương ứng với nó sẽ là dòng cắt danh định tương ứng của chiếc cầu dao.
Dòng cắt danh định
Thông số trên aptomat này thể hiện khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm CB trong 1 khoảng thời gian, tùy từng thiết bị, thường được kí hiệu là Icu. Tuy nhiên, ở các thiết bị đóng ngắt của Panasonic, kí hiệu này thường được lược bỏ, và chỉ được ghi thông số là một con số lên đến vài ngàn cùng đơn vị tính “A” hoặc “kA” (thông thường là 6000A, tương đương 6kA đối với những chiếc aptomat chống giật RCBO Panasonic).
T (Test monthly)
Ký hiệu aptomat này được in nổi bên cạnh một nút nhấn được tích hợp trên thân chiếc CB chống giật Panasonic, xác định cho bạn nút nhấn để bạn có thể kiểm tra hoạt động của chiếc CB có đang đảm bảo an toàn sau một thời gian sử dụng. Và bạn nên kiểm tra nó đều đặn mỗi tháng 1 lần để đảm bảo chiếc CB hoạt động tốt và có thể ngắt mạch chính xác và nhanh nhất khi xảy ra sự cố, giữ an toàn cho mạch điện cũng như chính các thành viên trong gia đình bạn.
Kí hiệu dây mát, dây nguội
Ký hiệu đơn giản bằng chữ N được in nổi trên phần cực nối dây mát của chiếc CB chống giật, để bạn có thể nhận diện rõ ràng cực nào của chiếc CB nên được nối dây trước trong quá trình lắp đặt để đảm bảo an toàn khi lắp đặt cũng như khi sử dụng của bạn cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Tác dụng của aptomat chống giật
Aptomat chống giật 3 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính. Nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó ngắt. Cụ thể:
- Aptomat 3 pha dòng điện cực đại: bảo vệ quá tải hoặc ngắn mạch.
- Aptomat bảo vệ điện áp thấp : bảo vệ khi mạch sụt áp hoặc mất áp.
- Aptomat dòng điện cực tiểu: bảo vệ máy phát khỏi chuyển sang chế độ động cơ khi nhiều máy phát làm việc song song…
Có nên dùng aptomat chống giật?
Lắp đặt aptomat chống giật 3 pha ngăn ngừa hiện tượng cháy chập điện gia đình. Đặc biệt là ngắt điện ngay lập tức tránh làm hư hỏng các thiết bị điện dẫn đến tốn kém trong việc sửa chữa điện và có nguy cơ làm đe dọa đến tính mạng con người. Vì thế việc sử dụng aptomat chống giật 3 pha là rất cần thiết.
Aptomat chống giật 3 pha sử dụng ở đâu?
Loại aptomat này được sử trong dòng điện 3 pha nhằm đóng ngắt dòng điện cường độ cao. (Bởi dòng điện 3 pha chính là dòng điện có ba dây nóng lệch pha với nhau 120 độ, nên thường có cường độ dòng điện lớn.)
Dòng điện 3 pha thường được sử dụng trong hệ thống điện của nhà xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, điện kinh doanh, những công trình cần sử dụng dòng điện lớn và liên tục trong hoạt động snar xuất, kinh doanh. Do đó aptomat 3 pha là sự lựa chọn hàng đầu, nhờ thiết kế phù hợp cho mạch điện công suất lớn, cắt được dòng điện 3 pha khi có sự cố. Khác với những chiếc CB chống giật 1 pha hoạt động dựa trên sự so sánh về dòng điện chạy qua 2 dây mát và dây lửa, CB chống giật 3 pha so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha, nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA và 30mA thì aptomat sẽ bị ngắt tải và không còn hoạt động được nữa.
Cấu tạo của aptomat chống giật 3 pha
Một aptomat 3 pha bao gồm:
- Cơ cấu tiếp điểm (gạt bật tắt thiết bị).
- Ngàm tiếp điểm
- Nam châm hoặc gọi là phần ứng.
- Lõi thép hoặc gọi là phần cảm.
- Cuộn dây cuốn quanh lõi thép 4, sinh ra điện từ trường ngay khi có dòng điện chạy qua.
- Lò xo có cơ cấu tiếp điểm phụ.
- Lò xo có cơ cấu tiếp điểm chính.
Nguyên lý làm việc của aptomat chống giật 3 pha
Hiện trên thị trường aptomat được phân chia ra nhiều loại theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau. Chức năng cơ bản của Aptomat thường là bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện.
Đối với Aptomat chống giật còn có thêm tính năng chống dò dòng. Có nhiệm vụ tự ngắt điện khi có dòng điện dò xuống đất hay có người bị điện giật khi dòng điện dò vượt quá giới hạn an toàn.
Khi chập điện thì tại các vị trí chập sẽ tạo ra nhiệt độ đủ để phát cháy đối với những dây dẫn. Dòng điện có thể lên cao đến mức làm aptomat bị ngắt. Nhờ có aptomat chống giật sẽ làm hạn chế được tình trạng bị chập cháy.
Trong trường hợp người sử dụng vô tình chạm vào dòng điện. Hay xảy ra sự cố khi cắm phích điện thì aptomat chống giật sẽ hạn chế được tình trạng bị giật. Ngăn chặn các trường hợp tai nạn nặng do điện giật.
Hình dáng aptomat chống giật 3 pha
Aptomat chống giật có hình dáng giống át thường nhưng kích thước bằng hoặc to hơn 1 chút.
Ngoài nút gạt ON-OFF, aptomat chống giật còn có thêm 1 nút TEST bên cạnh để kiểm tra xem Aptomat có làm việc tốt không.
Trên mặt aptomat chống giật có ghi các thông số: điện áp, dòng tải, thời gian tác động và dòng rò. Thông thường có các ngưỡng dòng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.
Các kiểu aptomat chống giật 3 pha
Phân theo số cực
Về mặt cấu tạo thì aptomat chống giật 3 pha được chia làm 2 loại :
- Aptomat 3 pha 3 cực: Được thiết kế dạng khối có 3 cực để đấu 3 dây pha của lưới điện vào và có 3 cực ra để đấu vào tải, loại này dòng điện định mức và dòng cắt lớn . Loại aptomat này thường được sử dụng trong công nghiệp là chủ yếu. Vì tải có công suất tướng đối lớn. Dãy điện áp nằm trong khoảng 380 – 415VAC.
- Aptomat 3 pha 4 cực: Được thiết kế dạng khối có 4 cực để đấu 3 dây pha và 1 dây trung tính của lưới điện vào aptomat, thường được dùng trong công nghiệp. Ưu điểm của mạng sơ đồ điện này có thể tạo ra điện áp khác nhau thuận tiện cho sử dụng.
Thiết kế hình dáng
Aptomat chống giật 3 pha có các loại sau:
- Aptomat chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker).
- Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection).
- Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).
Phân loại theo chức năng làm việc
- Aptomat 3 pha dòng điện cực đại : bảo vệ quá tải hoặc ngắn mạch.
- Aptomat bảo vệ điện áp thấp : bảo vệ khi mạch sụt áp hoặc mất áp.
- Aptomat dòng điện cực tiểu : Bảo vệ máy phát khỏi chuyển sang chế độ động cơ khi nhiều máy phát làm việc song song…
Loại aptomat chống giật 3 pha tốt nhất gia đình – Aptomat chống giật hãng nào tốt?
Aptomat chống giật Mitsubishi, Panasonic của Nhật
CB và CB chống giật nói chung trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Từ các thương hiệu ngoại cao cấp với mức giá thành khá cao . Đến những thương hiệu tầm trung nội địa mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn đa dạng và chất lượng. Tuy nhiên, thương hiệu Panasonic và Mitsubishi của Nhật Bản vẫn được biết đến là hãng CB chất lượng hàng đầu. Luôn được “người trong ngành” đánh giá cao và lựa chọn sử dụng nhiều nhất.
Trong đó phải kể đến là aptomat chống giật Panasonic 50a, 40a, 30a…
Aptomat chống giật LS của Hàn Quốc
Aptomat chống giật LS được hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới ưa chuộng sử dụng bởi rất nhiều ưu điểm vượt trội như: độ nhạy và độ bền của sản phẩm rất cao. Do vậy nó được sử dụng trong mạng điện dân dụng và cả mạng điện của công trình công nghiệp. Giá thành của các sản phẩm LS cũng được đánh giá là phù hợp với túi tiền của đại bộ phận khách hàng Việt Nam.
Trong đó Aptomat chống giật Ls 30a được sử dụng nhiều nhất.
Aptomat chống giật Sino – Việt Nam
Ưu điểm của các dòng thiết bị bảo vệ Sino là sự đa dạng về kiểu dáng và chức năng của sản phẩm. Đem lại nhiều công dụng và mục đích sử dụng khác nhau cho khách hàng như RCCB, RCBO và ELCB.
RCCB Sino có tích hợp tính năng chống rò. RCBO tích hợp đồng thời 2 tính năng chống giật và dòng bảo vệ quá tải của MCB và MCCB. ELCB là sự tích hợp của 2 dòng aptomat RCCB và MCCB.
Các dòng sản phẩm của thương hiệu Sino có đặc điểm là giá thành rẻ bởi được sản xuất ở trong nước. Hơn nữa, đối tượng khách hàng mà Sino hướng tới là đại bộ phận các tầng lớp khách hàng. Chất lượng các sản phẩm của Sino cũng được đánh giá cao.
Nổi bật là aptomat chống giật Sino 20a.
Aptomat chống giật Schneider, Hager – Pháp
Với nhiều năm kinh nghiệm hơn 100 năm trong việc sản xuất và cung cấp các thiết bị điện cho các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi hiện cung cấp rất nhiều loại aptomat 3 pha với các dòng định mức từ 25A đến 125A.
Các sản phẩm của Hager, Shneider được sản xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến. Hiện đại nhất nên đạt chất lượng, an toàn theo các tiêu chuẩn Châu Âu. Với ưu điểm vượt trội là chất lượng, độ bền cao. Khả năng làm việc ổn định nhất và bền bỉ nhất trong các điều kiện môi trường khác nhau. Thêm vào đó giá thành của các sản phẩm Hager cũng rất hợp lý và cạnh tranh.
Nổi bật là aptomat chống giật schneider 20a, 63a và aptomat chống giật hager 40a.
Aptomat chống giật Lioa – Việt Nam
Thương hiệu Lioa không chỉ được biết đến là sản xuất ổn áp. Mà kể cả những thiết bị điện gia dụng trong đó aptomat chống giật Lioa được nhiều gia đình tin tưởng sử dụng. Chức năng cơ bản của Aptomat chống giật Lioa là bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện.
Trên thị trường có nhiều hãng sản xuất aptomat lớn như: LS, Panasonich, Schneider, Lioa… Trong đó Aptomat Lioa luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho rất nhiều các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, nhà xưởng, khu công nghiệp…
Aptomat Lioa là thiết bị có khả năng ngắt điện tự động giúp bảo vệ thiết bị điện khỏi trường hợp quá tải, ngắn mạch hoặc thấp áp. Hiện nay trong các hệ thống điện gia đình không thể thiết aptomat.
Cách đấu aptomat chống giật 3 pha
Chỉ với 4 bước cơ bản sau:
Bước 1
Ngắt nguồn điện và hệ thống điện để đảm bảo an toàn trước khi lắp aptomat.
Bước 2
Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy.
Khi bắt vít thì bạn nên bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo. Trong quá trình sử dụng thiết bị điện và đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới.
Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật
Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line. Đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load. Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N. Lưu ý, aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.
Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt
Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật bạn không nên chủ quan sử dụng luôn mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat chống giật có hoạt động được không để điều chỉnh một cách kịp thời.
Phần dây tiếp địa nếu có thì nối vào vỏ của phụ tải rồi nối xuống đất. Khi không có dây tiếp địa nối từ vỏ xuống đất cũng không sao cả, Aptomat vẫn hoạt động bình thường.
THAM KHẢO : Cách khắc phục sự cố aptomat điện gia đình
Cách kiểm tra aptomat chống giật 3 pha
Cách 1: Kiểm tra bằng nút Test trên CB
Một số mẫu Aptomat chống giật Panasonic được thiết kế một nút test trên thân thiết bị và được ký hiệu bằng chữ “T” hoặc “Test”.
Để thực hiện, bạn chỉ cần nhấn vào nút test. Nếu CB ngắt điện thì chiếc CB này đang hoạt động ổn định bình thường. Ngược lại thì bạn cần phải nhanh chóng tiến hành thay mới một chiếc Aptomat khác để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong nhà lẫn người sử dụng.
Cách 2: Test bằng tải đấu ngoài
Nếu am hiểu về điện bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
Dây mass tức là dây nguội của tải không được đấu qua Aptomat, tải bạn nên lắp đặt thêm công tắt để tắt/mở. Khi đóng Aptomat chống giật thì bạn tiếp tục bật công tắt điện cho tải nếu CB tự động ngắt điện thì bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên, để đo được dòng điện chính xác bạn cần tính dòng sử dụng của tải và đồng hồ miliampe để tính dòng điện của CB chống giật tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách đấu aptomat chống giật 3 pha đơn giản nhất. Nếu bạn gặp vướng mắc gì, vui lòng liên hệ hotline của dịch vụ sửa điện nước gia đình để được tư vấn:
Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338
Tuyền VũTôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn
Comments
comments
Từ khóa » đấu Cb Chống Giật
-
[HƯỚNG DẪN] Chi Tiết Cách đấu CB Chống Giật Panasonic Nhanh ...
-
Đấu CB Chống Giật RCCB Trước Hay Sau CB Bảo Vệ Quá Tải Và ...
-
Đấu CB Aptomat Chống Giật Trước Hay Sau Ổn Áp - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách đấu CB Chống Giật Schneider Chuẩn Xác Cực Kỳ ...
-
Cách Lắp CB Chống Giật, Cách Test CB Chống Giật - 1FIX™
-
Cách Lắp CB Chống Giật Panasonic - Đơn Giản, Dễ Làm
-
Cách Đấu CB Chống Giật An Toàn Cho Gia Đình
-
Cách Lắp CB Chống Giật Chuẩn Xác Đơn Giản Dễ Làm
-
Cách đấu Aptomat Chống Giật Dễ Dàng - Bạn đã Thử?
-
Top 14 đấu Cầu Dao Chống Giật
-
Cách Lắp Aptomat Chống Giật Nhanh Chóng Và An Toàn
-
Cách đấu CB Chống Giật Mitsubishi Đầy đủ - Ý Nghĩa Là Gì ?
-
Top 15 Cách đấu Dây Cb Chống Giật 2022