Cách đấu Công Tơ điện 1 Pha Chuẩn Kỹ Thuật Nhất

Rate this post

Hiện nay, điện luôn là nhu cầu thiết yếu của mỗi hộ gia đình, doanh nghiệp, công xưởng,… Với mỗi hộ gia đình chắc hẳn không còn quá xa lạ gì với đồng hồ điện 1 pha. Trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện một số sự cố không đáng có. Nếu công tơ điện có trục trặc có thể làm gián đoạn tới công việc hay nhu cầu thiết yếu của gia đình, hay hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vậy công tơ điện 1 pha là gì? cách đấu đồng hộ điện 1 pha như thế nào đúng cách? cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé!

  • điều hòa Invecter là gì
  • cách lắp các thiết bị điện cơ bản trong nhà
  • 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn
  • giá điện 3 pha và cách tính tiền điện

Công tơ điện 1 pha là gì?

Công tơ điện (đồng hồ điện) là thiết bị được sử đụng để đo liệu, thống kê lượng điện tiêu thụ của các thiết bị, đồ dùng sử dụng điện. Công tơ điện thường lắp đặt phía sau công tơ điện trên cùng đường dây tải điện.

Công tơ điện 1 pha
Công tơ điện 1 pha

Trên thị trường có vô vàn loại đồng hồ điện được sử dụng trong gia đình cũng như các nhà máy, xí nghiệp,…Cụ thể như: đồng hồ điện 1 pha, 3 pha, đồng hồ điện dạng cơ, đồng hồ điện điện tử,…Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như tính chất của hệ thống điện mà người tiêu dùng có thể lựa chọn loại đồng hồ điện phù hợp nhất với mình.

Cấu tạo của đồng hồ điện 1 pha 2 dây:

Về cấu tạo, công tơ điện 1 pha có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm các bộ phận chính như:

Vỏ công tơ điện: Công tơ điện 1 pha có phần đế và phần ổ đấu dây làm bằng chất liệu nựa Bakelit. Với phần nắp được làm bằng nhựa PC hoặc nhựa Bakelit, ở đây có một ô kính nhựa để tiện cho việc quan sát thông số. Nắp che của ô đấu dây cũng được sử dụng nhựa PC.

Cấu tạo của đồng hồ điện 1 pha
Cấu tạo của đồng hồ điện 1 pha

Khung của công tơ điện: Phần khung của công tơ điện được làm bằng hợp kim nhôm. Trên khung có những phần tử phát động như nam châm hãm, gối đỡ, bộ số thường,…

Rô tơ: Đây là phần tử mà được thiết kế bằng chất liệu không gỉ. Bằng công nghệ ép phun nhựa khá độc đáo, đã gắn liền 2 đĩa rô tơ với trục rô tơ. Đĩa rô tơ được thiết kế để đảm bảo mô men quay đủ cho dải tải rộng. Rô rơ có thể tránh hư hai từ những tác động vật lý bằng các cữ dừng của cơ khí.

Nam châm hãm: Chất liệu làm nên nam châm là Alnico có lực chống từ khá cao với vỏ được bảo vệ bằng nhôm đúc. Đây là một hợp kim vô cùng đặc biệt. Nó được gắn vào nam châm để tránh ảnh hưởng nhiệt độ.

Cơ cấu chống quay ngược: Bộ phận này được bao gồm 1 đĩa cam lắp trên trục Rô tơ. Với 1 cái hãm quay trên 1 trục thép không gỉ và trụ đỡ lắp trên công tơ. Bộ phần này có nhiệm vụ dừng sự quay ngược của rô tơ và bộ số khi công tơ bị quay ngược.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện 1 pha:

Về nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện, hoạt động như sau:

Khi sử dụng điện, các bộ phận của đồng hồ điện sẽ bắt đầu hoạt động. Tại cuộn vòng, nơi dòng điện đi qua sẽ sinh ra một luồng từ thông ở bên dưới đĩa nhôm. Bộ phận đĩa nhôm này có gắn trục rơ le liên kết với dãy số hiển thị cơ khí.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện 1 pha
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện 1 pha

Do tác động của 2 luồng từ thông đó sẽ sinh ra momen làm cho chiếc đĩa nhôm quay nam châm vĩnh cữu. Luồng momen đó có tác dụng làm cân bằng vòng quay và cho ra chỉ số điện năng tiêu thụ. Khi đó, đĩa nhôm sẽ quay làm trục số nhảy. Từ đó lượng điện năng tiêu thụ của phụ tải cũng hiển thị vô cùng chi tiết.

Có thể thẩy, nguyên lý hoạt động của công tơ điện 1 pha khá đơn giản. Bởi khi có lượng điện năng tiêu thụ thì nó mới hoạt động. Và nó mới hiển thị các chỉ số lên phụ tải.

Ý nghĩa các thông số trên mặt đồng hồ điện:

Để đấu công tơ điện 1 pha đúng cách, bạn cần phải nắm vững những thông số hiển thị trên mặt đồng hồ. Dưới đây là ý nghĩa của các thông số kỹ thuật có trên hầu hết các sơ đồ công tơ điện 1 pha:

Ý nghĩa các thông số trên mặt đồng hồ điện
Ý nghĩa các thông số trên mặt đồng hồ điện
  • 220V: Chỉ số hiệu điện thế hay điện áp định mức của công tơ điện.
  • 10(40)A: Cường độ dòng điện hay dòng điện định mức của đồng hồ là 10A. Bạn có thể sử dụng quá tải dòng điện định mức đến 40A mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Tuy nhiên nếu sử dụng quá 40A thì đồng hồ sẽ không báo chính xác các thông số và có thể bị hỏng sau khi đo lượng điện năng tiêu thụ. Tương tự đối với thông số 5(20)A, 20(80)A, 40(120)A.
  • 450 vòng/kWh: Chỉ số này cho biết đĩa công tơ quay được 450 vòng thì sẽ tiêu tốn 1kWh. Đối với 900 vòng/kWh và 225 vòng/kWh thì cũng tương tự.
  • Cấp 2: Đây cũng chính là cấp chính xác của đồng hồ điện. Sai số của cấp này là 2% trên toàn dải đo. Đối với cấp 1 và 0,5 cũng như vậy (lưu ý rằng cấp càng nhỏ thì độ chính xác sẽ càng cao).
  • 50 Hz là tần số lưới điện.

Cách đấu dây công tơ điện 1 pha đúng cách:

Việc đấu dây công tơ điện không đúng cách sẽ khiến công tơ hoạt động không tốt, ảnh hưởng rất nhiều quá trình tính lượng điện tiêu thụ hàng tháng của mỗi hộ gia đình. Ngoài ra nó có thể xuất hiện những sự cố như chập cháy nguy hiểm tới tính mạng con người.

Cách đấu công tơ điện 1 pha
Cách đấu công tơ điện 1 pha

Để đấu dây công tơ điện đúng chuẩn. Các bạn cần nắm vững các kí hiệu và sơ đồ đấu công tơ điện một pha. Cụ thể các ký hiệu dây như sau:

Dây số 1: Kí hiệu của dây pha nóng vào

Dây số 2: Kí hiệu dây pha nóng ra

Dây số 3: Kí hiệu của dây trung hòa vào

Dây số 4: Kí hiệu dây trung hòa ra

Khi thực hiện cách lắp công tơ điện 1 pha, bạn cần nối dây số 3 và số 4 cùng với nhau. Đồng thời để xác định dây pha nóng, các bạn chỉ cần sử dụng bút thử điện. Khi chiếc bút hiện màu đỏ đồng nghĩa với việc đây là dây pha nóng và ngược lại.

Để thực hiện cách bắt đồng hồ điện hay cách đấu công tơ điện 1 pha chuẩn xác. Bạn cần phải nắm vững nguyên lý hoạt động và cách lắp nó. Chỉ cần đấu dây sai rất có thể xảy ra hiện tượng chập cháy và nguy hại đến tính mạng con người. Vì thế để đảm bảo an toàn, các bạn nên gọi đơn vị hỗ trợ lắp đặt để thực hiện cách đấu dây công tơ điện 1 pha.

Từ khóa » Cách đấu đồng Hồ điện 1 Pha 2 Dây