Cách đấu Dây Nguồn – Tín Hiệu Ngõ Vào – Ngõ Ra Plc Mitsubishi
Có thể bạn quan tâm
Đấu nguồn
Nguồn cấp cho thiết bị có thể là nguồn 1 pha 220v AC hoặc nguồn DC 24V. Lưu ý khi cấp nguồn cho plc ta phải cấp đúng điện áp quy định nếu không sẽ gây hư hỏng cho plc.
- Đối với plc có nguồn là 24V DC thì cấp nguồn 220v thì plc sẽ bị hư ngay.
- Còn với Plc Mitsubishi có nguồn cấp 220 thì khi cấp 24V vào thì plc sẽ không lên nguồn cũng không gây hư hỏng gì.
Tra cứu nguồn cấp ở tem nhãn trên thân plc, thường thì nhà sản xuất sẽ thể hiện là điện áp 220v AC hay 24V DC. Trường hợp thiết bị không còn tem nhãn thì hãy quan sát ở chỗ thường đấu nguồn là góc trên bên trái sẽ có 2 dây như mô tả dưới đây:
- Nếu ký hiệu có 2 chân L và N thì đây là dòng plc cấp nguồn 220v.
- Còn 2 chân + và – thì đây là loại plc sử dụng nguồn 24V.
Lưu ý
- Chọn một số loại nguồn loại tốt của Nhật Bản như một số thương hiệu Omron, Keyence để đảm bảo nguồn vào ổn định và không có nhiều xung nhiễu động. Ở đầu vào của nguồn 24v cũng nên sử dụng thêm lọc nhiễu nguồn 220v AC.
- Còn đối với plc sử dụng nguồn AC 220v thì phải sử dụng lọc nhiễu đầu vào để khử bớt sóng nhiễu có trong điện lưới.
=> Thực tế điện lưới trong nhà máy có rất nhiều nguồn gây nhiễu động như motor 3 pha công suất lớn, máy hàn hay servo. Nếu không có những phương án cấp nguồn tốt thì đối với một số ứng dụng có analog hay điều khiển servo sẽ làm cho kết quả điều khiển không chính xác.
Ngõ vào
Có chức năng
- Dùng để đọc trạng thái nút nhấn RUN- STOP, ON-OFF chạy tới lui hay dừng khẩn để viết chương trình.
- Kết nối với cảm biến quang, cảm biến tiệm cận để đọc trạng thái của cảm biến.
- Đọc số xung trên cảm biến tốc độ encoder.
- Kết nối với relay báo lỗi trên một số thiết bị để hiển thị lỗi như biến tần hoặc servo.
Có 2 kiểu đấu ngõ vào như sau.
- Đối với loại ở terminal ngõ vào có chân COM thì dùng chân kích là kích âm( kích 0V vào chân ngõ vào). Nối chân COM xuống 0V, sau đó kích 0V cho các chân X
- Đối với dòng có chân SS các bạn có thể tùy ý đấu vào +24 hoặc 0V. Nếu đấu vào 24V thì plc dùng kích âm( đấu kiểu sink), có nghĩa là dùng 0V kích vào chân X thì sẽ có tín hiệu, còn nếu SS đấu vào chân 0V thì dùng 24v kích vào chân tín hiệu gọi là kích dương( kiểu đấu source).
=> Các bạn có thể tham khảo chi tiết kiểu đấu theo hình phía dưới đây của bài viết.
=> Khi đấu dây cảm biến từ tiệm cận điện dung quang màu hay encoder mắt thần đo tốc độ với plc mitsubishi thì các bạn cần phải tra kiểu đấu của từng cảm biến kết hợp với sơ đồ đấu ngõ vào plc như hình trên để đấu cho đúng.
Ngõ ra
Có hai dạng là MR( ngõ ra relay) và MT( ngõ ra transisotor), kiểm tra thật kỹ mã hàng của plc để chuẩn bị sơ đồ đấu nối cho chuẩn xác tránh việc làm hư hỏng chân kích của ngõ ra.
- Dạng ngõ ra MR sử dụng tiếp điểm relay để đóng ngắt tín hiệu nên thường có tần số ngõ ra tối đa khoảng 1-5Hz trở lại, nếu bạn đóng cắt lớn hơn tần số này thì có thể ngõ ra sẽ không tác động.
- Ngõ ra plc dạng transistor có tần sóng đóng cắt lớn hơn từ 1kHz cho đến 100Khz( đối với chân phát xung tốc độ cao). Tuy nhiên khả năng chịu dòng của chân này rất thấp và lưu ý không cấp điện áp xoay chiều 220v vào chân này vì có thể làm hư hỏng thiết bị ngay lập tức.
Khi đấu nối ngõ ra dạng transistor hay relay các bạn bắt buộc phải đấu qua tải, không cấp trực tiếp điện 220v hoặc 24v và ngõ vào plc như vậy cũng sẽ khiến cho thiết bị bị hư hỏng.
- ngõ ra dạng relay các bạn đấu nối như sau: COM0 và Y0 sẽ đóng vai trò như một tiếp điểm thường hở của relay, khi bạn OUT tín hiệu ra Y0 thì hai điểm này sẽ nối nhau. Tương tự cho Y1 và COM1. Đối với COM2 thì chân này dùng chung cho tất cả các ngõ Y còn lại.
- Còn loại MT thì cách đấu dây sẽ hoàn toàn khác. Chân COM0 và Y0 sẽ được nối nhau bằng 1 transistor. Theo như hình ở phía dưới khi bạn out ra Y0 thì transistor sẽ dẫn và chân Y0 nối với COM0, lúc này sẽ có nguồn chảy qua tải. Tương tự đối với COM1 và Y1. Các chân còn lại sử dụng chung chân COM2.
- Danh sách tập lệnh plc omron
- Kinh nghiệm kiểm tra sửa chữa biến tần servo plc
- Chính sách
- Nguyên nhân- khắc phục và reset lỗi biến tần
- Tủ điện servo biến tần plc máy in flexo bế
- Khóa học lập trình plc cơ bản online miễn phí
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Plc Mitsubishi
-
Tổng Quan Về Các Dòng PLC Mitsubishi - MESIDAS GROUP
-
Tổng Quan Và Phân Loại Các Dòng PLC Mitsubishi
-
[PDF] Khám Phá Thêm Về Bộ điều Khiển - Mitsubishi Electric
-
PLC Mitsubishi Dòng Q: Đặc điểm, Thông Số Kỹ Thuật, Tài Liệu - Plctech
-
[PDF] Giới Thiệu Tổng Quan Về Plc Mitsubishi
-
Tài Liệu PLC Mitsubishi Đầy Đủ Nhất Cho Người Tự Học PLC
-
TÌM HIỂU Về PLC MITSUBISHI - 123doc
-
PLC Mitsubishi - SlideShare
-
Tìm Hiểu Về Plc Mitsubishi | PDF - Scribd
-
PLC Mitsubishi
-
Giới Thiệu Tổng Quan Các Dòng PLC Mitsubishi - YouTube
-
PLC Mitsubishi - ChoDanSinh.Net
-
Lập Trình PLC Mitsubishi, Các Thiết Bị Và Lệnh Cơ Bản để Viết Chương ...
-
Bộ Lập Trình PLC Mitsubishi - Thiết Bị điện Công Nghiệp