Cách Dạy Con Ngang Bướng Trở Nên Vâng Lời, Ngoan Ngoãn

Cách dạy con ngang bướng vâng lời, ngoan ngoãn trở lại. Con của bạn ngang bướng, không chịu học hỏi, ích kỷ, nghịch ngợm, hoặc thích chống đối?

Cách đối phó với trẻ ngang bướng

Đừng đổ lỗi cho con, những người xung quanh con, hay "hoàn cảnh" nếu trẻ trở nên cá biệt. Bởi vì bất cứ phàn nàn gì của phụ huynh về con mình, thực ra đều là lỗi của chính bố mẹ đứa trẻ. "Hầu hết các bậc cha mẹ đổ lỗi cho con cái của họ. Trong thực tế, cha mẹ nên nhìn vào bản thân, những gì là sai lầm của họ khiến trẻ trở nên ngang bướng", Melly Kiong, tác giả của cuốn sách “Làm thế nào để Giáo dục con” cho biết. Theo bà, đứa trẻ trở thành "có vấn đề" bởi vì chúng muốn thể hiện sự bất đồng về thái độ của cha mẹ. Nếu bạn hỏi một đứa trẻ những gì mà chúng muốn phàn nàn về bạn, chúng có thể nói rằng bạn ghê ghớm, lúc nào cũng tỏ ra hiểu biết và hiểu con, bận rộn, ích kỷ, thích kiểm soát, độc đoán... Do đó, Melly kết luận, bất kỳ vấn đề gì xảy ra ở con cái đều là do cha mẹ chúng. "Đừng đổ lỗi cho những đứa trẻ nếu chúng thích chơi game. Người mua game cho con, nếu không phải cha mẹ thì là ai?" Melly đưa ra ví dụ. Có nhiều ví dụ về hành vi xấu của trẻ em thực sự là do hành vi không đẹp, không đem lại niềm vui của cha mẹ. Ví dụ, Melly cho biết thêm, những đứa trẻ có tâm lý chống đối là do cha mẹ có tư tưởng độc đoán. Trẻ em hư hỏng vì cha mẹ quá chú tâm những đam mê, ham muốn của mình. Trẻ em ích kỷ bởi vì cha mẹ chúng cũng ích kỷ. "Chúng ta từng là con cái, trong khi con cái không bao giờ trở thành cha mẹ của chúng ta. Do đó, giáo dục trẻ em là phải đặt mình vào vị trí của con em chúng ta, không áp đặt sự mong muốn của chúng ta," Melly cho biết thêm. Sai lầm khác của các bậc cha mẹ là thường nhanh nhanh chóng để kết luận rằng hành vi của đứa trẻ là không phù hợp với các giá trị đạo đức mà họ có và thường răn dạy trẻ.

Khi thấy trẻ trở nên ngang bướng, bạn hoàn toàn có thể giải quyết bằng cách thực hiện những cách sau đây: 1. Rủ trẻ cùng đề ra quy định để khi trẻ vi phạm quy định đó, bố mẹ có thể nhắc trẻ nhớ lại những quy tắc đã nhất trí với nhau trước đó. Đưa ra những hình phạt đối với các hành vi vi phạm đó và được sự chấp thuận của trẻ. Vì vậy, khi bị áp dụng hình phạt, trẻ không ngạc nhiên và bất ngờ vì trẻ đã đồng ý với các hình phạt đó. 2. Xây dựng tinh thần đấu tranh cho trẻ. Tập thói quen đấu tranh cho trẻ. Ví dụ, trẻ sẽ có những món đồ chơi nếu đạt được những thành tích nhất định. Ngay cả đối với tiền tiêu vặt, hãy cho trẻ với mức vừa đủ theo nhu cầu. Nếu trẻ muốn nhiều hơn, trẻ phải làm điều gì đó tốt hoặc đem lại niềm tự hào để có thể có được nhiều tiền hơn. 3. Xây dựng sự tự tin của trẻ. Hãy tập thói quen khen ngợi đối với những việc làm tốt của trẻ, dù việc đó nhỏ đến đâu để xây dựng sự tự tin của trẻ. Đưa ra các từ ngợi khen khiến trẻ tự hào về bản thân như "thông minh" hay "xinh đẹp…" 4. Xây dựng "Bảo tàng Tình yêu người Mẹ". Lưu lại mọi khoảnh khắc với con trẻ. Ví dụ, giữ vé xem chiếu bóng khi đi xem cùng trẻ, vé máy bay khi đi nghỉ cùng nhau, hoặc lưu lại những hình ảnh và video kỷ niệm đẹp. Một ngày nào đó mở tất cả những vật lưu niệm đó sẽ giúp trẻ nhớ lại thời thơ trẻ, để nhắc nhở về những khoảnh khắc hạnh phúc mà cha mẹ dành cho trẻ. 5. Hãy viết lên những mảnh giấy nhắn khiến người mẹ xích lại gần hơn với con trẻ. Ví dụ trước khi con đi học, viết giấy nhắn thể hiện tình yêu thương đối với trẻ để vào trong hộp bút. Hoặc đính kèm một tờ giấy với thông điệp tình yêu của bạn trên tủ lạnh khi bạn đang đi công tác để con trẻ luôn luôn cảm thấy gần gũi với bạn. Tạo những tin nhắn chạm vào trái tim của trẻ để trẻ hiểu được những gì nên và không nên làm mà không thấy là bị ra lệnh. Melly cũng nhắc nhở, những điều đó ảnh hưởng đến sự thành công cũng như sự thông minh, cảm xúc, trí tuệ tinh thần, và sự tự lập, kiên cường của trẻ khi đối mặt với vấn đề. "Trí thông minh có thể được mài dũa bằng giáo dục chính quy trong các trường học nhưng tình cảm, tinh thần, và sự kiên cường trong việc đối mặt với vấn đề là nhiệm vụ của các bà mẹ", Melly đưa ra kết luận.

Cách trị trẻ bướng bỉnh

Cách trị trẻ bướng bỉnh

Cách trị trẻ bướng bỉnh

Điệp khúc “Con không” Cô con gái 3 tuổi đang ở giai đoạn thử thách bố mẹ mọi lúc mọi nơi. Khi bạn nói: “Đến giờ ngủ trưa rồi đấy”, con bướng bỉnh hét lên: “Không con không mệt”. Bạn đánh vào tâm lý thích xem phim hay chơi đồ hàng của con với hy vọng con thay đổi được thói qen ngủ dở dang vào cuối giờ chiếu suốt nhiều tháng nay. Nhưng đáp lại vẫn là thái độ ương ngạnh: ”Con không cần”. “Bài” này không hiệu quả, bạn lại tiếp tục áp dụng chiến lược rủ rỉ tâm sự. Nhưng tất cả những lời ngọt ngào dường như không ăn thua với sự ương ngạnh của cô bé. Theo các nhà tâm lý, sự ngang bướng ở trẻ từ 3 – 5 tuổi gần như là một bản năng của con người. Ở độ tuổi này, trẻ có khuynh hướng hòa nhập vào thế giới người lớn, muốn chứng tỏ sự yêu – ghét, thích – không thích từ đó hình thành nên cá tính và sự độc lập. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu cãi lời hay ngang bướng, bạn đừng vội buồn bã và bi quan rằng con mình đang có dấu hiệu hư. Hầu như đứa trẻ nào cũng muốn thể hiện sự độc lập, đây là một dấu hiệu trưởng thành cho thấy con bạn phát triển tốt. Điều quan trọng là bạn hướng dẫn và uốn nắn trẻ thế nào để cây non mọc thẳng, không xiêu vẹo.

Nhấn mạnh đến hậu quả Khi muốn phá tan sự bướng bỉnh của con, tốt nhất hãy nhấn mạnh đến hậu quả của sự ngang bướng đó. Thời điểm tốt nhất nên ngăn cản con là khi bé đang có tâm lý thoải mái. Với trẻ con, khi hiểu được hậu quả, trẻ sẽ dễ dàng điều khiển hành vi của mình hơn. Ra lệnh và giải thích trong mọi tình huống đều không phát huy tác dụng với những trẻ ngang bướng. Tốt nhất, trong những trường hợp trẻ khăng khăng làm theo ý mình bạn hãy lựa lời để trẻ suy nghĩ đến hậu quả. Quan trọng hơn nữa, bạn cần tìm hiểu lý do vì sao trẻ lại ngang bướng làm trái ý kiến bạn. Hãy hỏi con vì sao con không chịu ngủ trưa, vì sao con không chịu đánh răng, vì sao con không thích mặc quần dài… Và hãy giải quyết triệt để những thứ khiến bé ghét. Chẳng hạn như, bé không chịu đánh răng vì kem đánh răng cay thì bạn hãy giúp con đổi loại mới. Bé không chịu ngủ vì nằm một mình buồn, bạn hãy nằm cùng con. Bé ghét quần dài vì che mất đôi dép nhỏ xinh, bạn hãy lên gấu quần cho bé… Đôi khi, việc lắng nghe ý kiến của trẻ và khuyến khích trẻ suy nghĩ sẽ giúp bạn giải quyết được thói ương bướng khó chịu của con. Tránh đánh mắng chửi con. Những biện pháp này không phải là cách giáo dục trẻ hiệu quả, nó chỉ khiến bé thêm lì và hủy hoại cá tính của mình đi.

Tránh sự chú ý Đây là cách để “trị” cơn bướng bỉnh của bé. Nếu bạn nổi đóa, giận dữ, cuốn theo cơn giãy giụa, la hét của con, bé càng được nước lấn tới. Tốt nhất tảng lờ bé và dứt khoát nói: “Không là không”

Mẹ phạt 'nặng', con hết bướng

Bàn chuyện mẹ Mỹ dạy con, tôi cũng muốn chia sẻ một ‘bí kíp’ (theo tôi là rất hay và hữu dụng) để ‘uốn nắn’ trẻ bướng biết nghe lời.

Tôi hiện làm mẹ đơn thân và con trai tôi năm nay hơn 4 tuổi. Luôn nghĩ mình có lỗi đã để con sinh ra không có bố nên tôi cố gắng bù trừ cho con. Không biết có phải vì được nuông chiều nên con trai tôi rất bướng? Gần như không bao giờ mẹ nói mà bé nghe và làm theo luôn. Tôi lúc nào cũng phờ phạc cả người vì chạy theo con nhắc việc này không được làm, việc kia nguy hiểm. Đôi lúc tôi bực mình lên la hét, cả đánh đòn con nhưng chẳng cải thiện được tình hình, còn làm mọi thứ tồi tệ hơn.

Chị dâu tôi, một người Mỹ chính hiệu nhìn cách tôi dạy con thì lắc đầu ngao ngán. Chị bảo, giải phóng mình đi, đừng có suốt ngày vật vã với con cái như thế. Khổ mình mà cũng khổ con. Con trẻ, không phải lúc nào cũng buộc chúng nghe lời được nhưng nếu muốn chúng ngoan thì bản thân mẹ phải có ‘luật’. Tôi nghe chị nói nhưng thú thực cũng chưa hiểu ‘luật’ là gì.

Mẹ phạt 'nặng', con hết bướng - 1

Tôi phờ phạc vì con trai không chịu nghe lời (Ảnh minh họa).

Một lần đến nhà anh chị chơi, cháu trai tôi (gần 5 tuổi) hào hứng chạy chơi, la hét. Trong khi người giúp việc lau nhà, cháu cứ luẩn quẩn quanh chân đòi giúp và nghịch nước văng tung tóe. Chị dâu tôi lừ mắt: "Không làm nước văng nhà, dơ lắm. Để yên cho bác làm việc". Cháu trai tôi lờ đi lời mẹ nói, tiếp tục nghịch.

Được vài phút, khi người giúp việc đang lau cầu thang, cháu dùng 2 tay vốc nước rồi té tung tóe ra sàn nhà, cười thích thú. Trong khi người giúp việc lấy giẻ lau, tôi gắt cháu vì nghịch bẩn thì chị dâu tôi mặt nghiêm lại nhìn con với ánh mắt khó chịu: “Tự lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và cho vào máy giặt”. Cháu tôi thấy mặt mẹ biến sắc thì nép vào người cô như cầu cứu. Chị dâu tôi nhìn con không nói một lời, lẳng lặng kéo con vào căn phòng trống mà gia đình chị vẫn dùng trữ đồ cũ và khóa trái cửa.

"Không, thả con ra", cháu tôi kêu khóc thảm thiết nhưng chị dâu lạnh lùng quay đi.

Cũng là mẹ nên nghe tiếng kêu khóc của cháu, ruột gan tôi thắt lại, chỉ muốn giằng chiếc chìa khóa ở tay chị mở cửa ‘giải cứu’ cháu nhưng nhìn thái độ kiên quyết của chị, tôi chỉ dám nhẹ nhàng khuyên can: “Chị phạt cháu thế tội nghiệp” – “Không, trẻ con không nghe lời phải phạt thích đáng”, chị dâu tôi xua tay và ra hiệu cho tôi uống tiếp tách café chị đã pha. Ngồi nói chuyện với chị mà tôi nhấp nhổm không yên vì sau một hồi khóc lóc thảm thiết thấy cháu tôi im bặt, không còn cả tiếng thút thít. Tôi chỉ tay về phía cửa phòng trữ đồ hỏi chị dâu “Liệu… David (tên cháu tôi) có sao không?” – “Không sao, chị bình thản”.

Một lúc sau, David gọi lớn: “Mẹ ơi, thả con ra” – “Thế giờ con sẽ lau sàn, cởi quần ướt ra cho vào máy giặt chứ?”, chị dâu tôi điềm tĩnh hỏi. “Vâng”, David trả lời. “Lần sau con sẽ nghe lời mẹ chứ?” – “Vâng ạ”.

'Thương lượng’ xong, chị dâu tôi lấy khóa mở cửa phòng cho David. Cậu bé mặt đầy nước mắt nhưng ngoan ngoãn cầm giẻ lau nhà.

Một lần khác, về nhà ông nội chơi. Sau 1 hồi chạy nhảy, David nóng và cởi quần, áo khoác ngoài ra vứt bừa bãi trên sàn nhà. Ông nội nhìn thấy lắc đầu cười, định nhặt đồ của cháu bỏ gọn vào. Nhưng chị dâu tôi nằng nặc "Không, để David tự dọn". Chị quay sang nói: "David, nhặt quần áo bỏ gọn lên sofa" - "Tại sao?", cháu bướng bỉnh hỏi lại. "Thế là bừa bộn. Cách cư xử đó không được hoan nghênh" - "10 phút nữa con dọn", David 'mặc cả'. Và chị dâu tôi đồng ý với ý kiến của con. Một lúc sau, khi chị quay lên vẫn chưa thấy con dọn quần áo, chị 'ra lệnh': "Hoặc là con dọn đồ, hoặc là con không được ăn tối"...

Như cảm nhận sự nghiêm nghị trong lời nói của mẹ, David ngoan ngoãn nhặt quần áo bỏ gọn lên ghế sofa.

... Tôi hỏi chị, sao phạt con nặng thế? Chị cười nói trẻ con bản tính nghịch ngợm, nếu muốn dạy thì lời nói của mẹ phải có sức nặng. Và chúng phải biết rõ cái gì được phép cái gì không và nếu vi phạm, chúng sẽ bị phạt.

Tôi học cách 'kỷ luật' con của chị áp dụng với con trai tôi và thấy con trai ngoan hơn hẳn. Khi con tôi chơi đồ chơi xong không chịu dọn gọn, tôi ra 'luật': "Nếu con không dọn đồ, con không được ăn tối". Lần đầu tiên, con tôi tưởng mẹ đùa nên nhơn nhơn không nghe và tôi hạ quyết tâm thực hiện 'luật' của mình. Con tôi thấm thía ngay, lần sau mẹ nhắc dọn gọn đồ chơi là làm răm rắp.

Hết giờ chơi điện tử, con vẫn chưa chịu ngồi vào bàn học cùng gia sư, tôi cảnh báo: "Con không học, ngày mai không được sang chơi với ông ngoại" (con tôi dành một tình yêu đặc biệt cho ông ngoại). Đến ngày hôm sau, đợi mãi mà mẹ không đưa về nhà ông, con tôi phụng phịu hỏi: "Sao hôm nay không về ông ngoại, mẹ?" - "Vì hôm qua con không học bài", tôi trả lời con ngắn gọn. Con níu tay mẹ nài nỉ nhưng mẹ kiên quyết "Không, mai chúng ta mới về ông. Hôm nay thì không vì con đã không nghe lời mẹ". Nghe giọng mẹ chắc nịch, con không dám mè nheo thêm nữa, mặt buồn so đi vào nhà ngồi ủ rũ...Nhìn con rất đáng thương nhưng mẹ đành phải kìm lòng...

Khéo dạy con bướng bỉnh

Một trong những điều khiến chúng ta mệt mỏi nhất trong quá trình nuôi dạy con là phải chứng kiến những cơn cáu kỉnh và thái độ bướng bỉnh của trẻ.

Khi đó, hãy ghi nhớ những bí quyết “bỏ túi” này, bởi vì chúng thực sự hữu ích. Phớt lờ đi

Con bạn cứ nhún nhảy trên giường, ném gối xuống sàn nhà và la hét inh ỏi. Bạn bảo con chấm dứt ngay nhưng bé không để ý đến lời bạn. Khi bạn ẵm bé lên thì bé quẫy đạp lung tung và gào thét. Xử lý thế nào đây?

Rất dễ dàng – bạn chỉ cần bỏ sang phòng khác. Những cơn giận của trẻ chẳng qua chỉ là chiến thuật thu hút sự chú ý mà thôi. Và khi không nhận được sự quan tâm thì cơn giận cuối cùng cũng sẽ nguôi đi. Một vở kịch không thể trình diễn nếu không có khán giả.

Khéo dạy con bướng bỉnh - 1

Khi trẻ tỏ thái độ ngang ngạnh, bạn nên bình tĩnh để có cách xử trí đúng. (Ảnh minh họa).

Làm phân tâm

Bạn và con trai đang chơi đất nặn. Bạn làm một số trái tim, nhưng bé lại gào lên là mình muốn những hình tròn. Cu cậu ném những hình trái tim xuống sàn nhà rồi khóc toáng lên “Vòng tròn, vòng tròn”.

Giải pháp ở đây là nói một điều gì đó hoàn toàn không liên quan đến những gì bạn đang làm, kiểu như “Chúng ta chạy thi lên cầu thang xem ai nhanh hơn nhé!”. Tại sao lại như vậy? Đây là chiến thuật “phân tâm”, và ngay cả bạn cũng không phải bực tức nữa vì đã chuyển sang một hoạt động khác.

Làm trẻ thấy an toàn

Con gái của bạn đang chơi gần chỗ đứa em trai đang ngủ trong phòng khách. Đột nhiên, cô bé chụp lấy cái lục lạc rồi bắt đầu lắc ầm ĩ làm cho em bé giật mình khóc. Bạn bảo bé để ngay cái lục lạc xuống, nhưng bé từ chối và bắt đầu chảy nước mắt rồi gào lên là bạn yêu em bé hơn mình. Bạn phải làm gì đây? Hãy bế bé lên, nhìn vào mắt bé, nói nhỏ nhẹ rằng mình rất yêu bé và âu yếm vuốt ve mặt bé. Sau đó hãy ôm chặt bé vào lòng. Làm cho trẻ cảm thấy mình được an toàn và an tâm là một cách thức rất hiệu quả để chấm dứt cơn giận dữ của trẻ.

Khéo dạy con bướng bỉnh - 2

Trẻ sẽ hết bướng khi có được cảm giác cha mẹ cũng yêu thương chúng. (Ảnh minh họa).

Chia sẻ bí mật Con bạn quẫy đạp lung tung và không chịu ngồi vào xe còn bạn thì lại đang trễ hẹn. Hãy làm cho bé bình tĩnh lại bằng cách kể một bí mật (ai mà lại không thích bí mật nhỉ!). Hãy nói nhỏ vào tai bé “Con có muốn mẹ kể cho con nghe một bí mật không?” Cô bé sẽ gật đầu, sau đó bạn thầm thì một số chuyện đặc biệt về những gì bạn đang làm, kiểu như “Con có biết mẹ đang trồng những cây ớt trên sân thượng không?” Bằng việc giữ cho giọng nói của bạn nhẹ nhàng và bí ẩn, cô bé sẽ nghĩ rằng mình là một phần của trò chơi thú vị.

Chọc cười

Đã đến giờ đi đánh răng mà con bạn lại không thích hương trái cây của kem đánh răng bạn mới mua. Cô bé ném bàn chải đi, làm vung vãi kem đánh răng khắp nơi và bạn bắt đầu nổi giận. Có lẽ điều cuối cùng mà bạn nghĩ mình nên làm là chọc cho bé cười. Nhưng đó thật sự là điều bạn cần làm lúc này. Hãy tạo ra một âm thanh buồn cười hay bộ mặt ngộ nghĩnh, thổi vào bụng của bé, đánh răng với điệu bộ hài hước, bất kỳ điều gì làm cho cô bé cười. Một khi bé bắt đầu cười khúc khích thì bạn đã thắng trong trận chiến này rồi. Đồng cảm với trẻ

Bạn đang phải thanh toán tiền trong siêu thị, con trai bạn thì lại muốn một thanh sôcôla. Bạn bảo không và cậu bé cố vươn ra khỏi xe hàng rồi làm ồn ào lên. Xử lý thế nào đây? Hãy bình tĩnh nói “Mẹ biết con muốn thanh sôcôla. Và mẹ biết con đang bực tức trong người”.

Đó là bạn đang nói lên cảm giác của bé. Sau đó nói rằng: “Con không thể có nó ngay bây giờ. Con có thể có một thanh sôcôla vào thứ bảy vì đó là ngày con có một phần thưởng”. Qua việc nói rõ lý do với trẻ, bạn cho trẻ cảm giác được lắng nghe và thấu hiểu.

Động viên và khen ngợi con

Trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an, không muốn thoát khỏi “lớp vỏ bọc bướng bỉnh” khi xung quanh mọi người luôn thể hiện thái độ coi thường, quát mắng… với mình. Những cảm xúc cũng như phản kháng của trẻ lúc đó sẽ là giận dữ, quyết liệt chống lại người lớn.

Chính bởi vậy, nếu bạn muốn thay đổi một đứa con “cứng đầu” bạn cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt – cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.

6 cách “thuần phục” một đứa trẻ bướng bỉnh 1

Hãy kiên nhẫn với con và đừng bao giờ áp đặt trẻ. (Ảnh minh họa)

Có sự kiên nhẫn

Nếu bạn muốn con làm điều gì đó, hãy đưa ra yêu cầu khi con đang rảnh rang, sẵn sàng giúp bạn. Bố mẹ cũng nên tránh “chen ngang” việc mình muốn con làm khi chúng đang mải miết với những vấn đề riêng mình.

Bất cứ việc gì bạn muốn con làm mà khiến trẻ bị gián đoạn chắc chắn chúng sẽ khiến bạn nổi điên vì không thèm để tâm đến việc bạn yêu cầu. Trong trường hợp bạn có việc gấp, hãy nói cho con biết để trẻ hiểu rằng giúp mẹ lúc này là quan trọng hơn. Còn ngược lại, nếu bạn dứt khoát ép trẻ bằng lời ra lệnh thì sẽ đẩy hành vi bướng bỉnh của mình trở nên trầm trọng hơn.

Đừng áp đặt

Bạn là cha mẹ và bạn biết điều gì là tốt nhất cho con của mình. Tuy nhiên bạn thường không để ý đến cảm xúc cũng như suy nghĩ của con, bắt con làm những việc mà chúng không muốn. Bạn thường không cần hỏi hoặc luôn ra lệnh mỗi khi bạn muốn con làm điều gì đó.

Sự cứng nhắc khi đưa ra yêu cầu cho con, thậm chí là cho con lãnh luôn hậu quả khi chúng không thực hiện những việc bạn nói sẽ khiến trẻ không phục. Nếu bạn lúc nào cũng ra lệnh cho con làm theo ý của mình thì chắc chắn sẽ chỉ khiến trẻ bướng bỉnh hơn.

Vì thế bạn nên kiểm soát chừng mực thái độ cũng như hành vi của mình đối với con. Đừng để con thấy rằng bạn là cỗ máy cứng nhắc chứ không phải là bố mẹ mình.

Giữ bình tĩnh

Bạn không nên hà khắc và lập tức nổi nóng trẻ vì con không lắng nghe hay làm theo những điều bạn muốn. Bởi vì có thể việc bạn muốn lại là việc bất khả thi hoặc gây phiền hà cho con.

Ở những tình huống như vậy, bạn cần phải kiên nhẫn và hiểu con của mình. Hãy khiến con hiểu rằng việc bạn làm là muốn tốt cho con và con cần phải tôn trọng ý kiến của mình. Tuyệt đối không nên nổi nóng, đánh mắng con. Bởi như vậy sẽ chỉ khiến trẻ có ác cảm với cha mẹ và trở nên bướng bỉnh hơn.

6 cách “thuần phục” một đứa trẻ bướng bỉnh 2

Đừng đáp ứng quá nhanh những yêu cầu của con. (Ảnh minh họa)

Phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con

Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Trẻ sẽ hình thành thói quen “yêu cầu gì là được ngay” và phản ứng tức giận, la hét… một khi chúng không được đáp ứng. Chính vì vậy, bỏ qua những nhu cầu bất hợp lý của con có thể là một chiến lược hữu ích.

Ngoài ra, có những trẻ thường hành động bướng bỉnh bởi vì chúng thèm được sự chú ý, quan tâm của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ nên làm thế nào để trẻ nhận thấy được cha mẹ yêu thương và quan tâm.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Là cha mẹ, bạn cần phải chú ý đến những thay đổi tâm sinh lý của trẻ. Bạn cần phải nhìn nhận ra vấn đề, đừng cho rằng đó là hành vi bình thường mà đứa trẻ nào cũng có. Bởi vì như thế sẽ rất dễ hình thành thói quen xấu, sai lầm trong lối sống…, ảnh hưởng đến bạn và con mai này.

Nếu bạn nhận thấy con bướng bỉnh ngoài vòng kiểm soát của mình, hãy đưa con tới gặp một nhà tâm lý học hoặc nhờ đến một chuyên gia tư vấn - họ sẽ có cách giúp bạn. Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục Cách dạy con bướng bỉnh cho con thay đổi ngoan ngoãn,Cách học bài nhanh thuộc Bố mẹ có nên đánh con cái -

Xu hướng tóc ngắn 2013 không thể bỏ quaChăm sóc trẻ sơ sinhKing nghiệm nấu bột cho bé luôn ngon miệng

(ST)

Từ khóa » Con Cái ương Bướng