Cách Dạy Con Tuổi Dậy Thì Hiệu Quả & Sai Lầm Cần Tránh | Cleanipedia

10 cách dạy con hiệu quả ở tuổi dậy thì

Một trong số những cách giáo dục trẻ tuổi dậy thì mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm là kiến thức cần thiết và sự kiên nhẫn để cùng con trưởng thành. Những gợi ý bên dưới sẽ giúp cha mẹ có thể dạy con ở tuổi dậy thì hiệu quả cũng như hiểu hơn về những thay đổi tâm sinh lý của con:

1. Cách dạy con tuổi dậy thì: Tiêu chuẩn đặt ra với con

Ở độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý của mỗi đứa trẻ có những biến động bất thường. Tâm hồn con nhạy cảm, tâm lý dễ tổn thương bởi những tác động nhỏ xung quanh. Thời điểm này, con có xu hướng thể hiện rõ cái tôi của bản thân hơn bằng những hành động tự quyết. Bạn cần dành thời gian quan tâm, để ý nhiều hơn để đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp với con mình. Hút thuốc, rượu bia, cờ bạc… là những điều cấm kỵ buộc con không được phép phạm phải ở độ tuổi này.

Bạn có thể quy định giờ giới nghiêm để con tuân theo nhưng cũng không nên quá cứng nhắc. Cha mẹ cần thảo luận cùng con, phân tích làm rõ các mặt lợi hại để con hiểu. Dạy con tuổi dậy thì theo cách áp đặt sẽ khiến con phản ứng ngược lại. Việc siết chặt quản lý của bạn làm con cảm giác tù túng, mất tự do. Tuy nhiên, nếu bạn buông lỏng cho con thỏa sức tự do sẽ khiến trẻ dễ sa ngã vào các thói hư tật xấu.

Hai người phụ nữ, một lớn tuổi và một trẻ hơn, nhìn nhau với nền là sofa và ánh sáng mờ.

2. Cách dạy con tuổi dậy thì: Nguyên tắc cho chính cha mẹ

Thiết lập các tiêu chuẩn cho con một chiều thôi là chưa đủ. Cha mẹ cũng nên đặt ra những nguyên tắc cho chính mình để sẵn sàng đối diện với các tình huống. Bạn nên học cách kiềm chế cơn nóng giận, mất kiểm soát của mình khi con mắc lỗi. Bởi mỗi đứa trẻ có cá tính, suy nghĩ riêng, nhất là ở độ tuổi dậy thì.

Con bạn chỉ vừa qua giai đoạn trẻ con để chập chững bước vào cánh cửa trưởng thành. Có những suy nghĩ, hành động bồng bột của con làm bạn tức giận, dễ buông lời la mắng. Vì thế bạn cần phải bình tĩnh, ứng xử phù hợp với con lúc này.

Làm rõ nguyên nhân, trò chuyện với con để bạn có thể cùng thảo luận, phân tích cho con nhìn ra sai lầm của mình. Lòng bao dung, vị tha của cha mẹ sẽ dễ dàng cảm hóa con trẻ, đạt hiệu quả cao trong việc chăm sóc trẻ em vào giai đoạn này và là cách dạy con tuổi dậy thì thông minh.

Ba người, một gia đình với hai người lớn và một đứa trẻ, đang nhìn xuống và cười.

3. Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con

Thế hệ trẻ ngày càng có những xu hướng phát triển khác biệt với thế hệ của cha mẹ. Áp đặt các tiêu chuẩn cũ không phù hợp sẽ chỉ khiến con chán ghét, phản ứng tiêu cực lại. Để nuôi dạy con thông minh, bạn nên dành chút thời gian quan tâm hơn đến sự đổi mới của thời đại để thuận tiện cho việc dạy con tuổi dậy thì.

Độ tuổi này trẻ thường muốn chứng minh bản thân, tỏ rõ sự thu hút cá nhân để được mọi người quan tâm chú ý. Có những lần bạn sẽ phải đối mặt với tình huống khi con muốn xỏ khuyên, cắt tóc… như bạn bè trang lứa. Bạn nên có cái nhìn thoáng hơn, chắt lọc những nguyện vọng thích hợp và cho phép con trong mức độ giới hạn. Sự thưởng phạt rõ ràng của bạn sẽ khuyến khích trẻ năng nổ học tập, tích cực phấn đấu cho những ước mong của mình. 

Hai người phụ nữ, có vẻ như là mẹ và con gái, đang ôm nhau trên ghế sofa trong phòng khách.

4. Dạy con tuổi dậy thì là cho con biết những thay đổi của cơ thể

Ở lứa tuổi dậy, cơ thể của trẻ bắt đầu có những thay đổi. Chính vì vậy, ba mẹ cần chỉ cho con biết cơ thể sẽ có những thay đổi gì, tránh để bé rơi vào tình trạng khủng hoảng, lo sợ, bối rối không biết xử lý như thế nào.

Một trong những cách dạy con gái tuổi dậy thì đó là hãy cho con biết sự thay đổi về kỳ nguyệt san đầu tiên, cũng như kích thước vòng một tăng lên là hiện tượng tự nhiên ở mọi cô gái. Tiếp đó, các mẹ hãy kín đáo chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt lần đầu của trẻ, chỉ con cách sử dụng chúng và đảm bảo rằng các vật dụng luôn đi cùng với con (như ở cặp đi học, trong tủ quần áo,...). Nếu con có các triệu chứng đau bụng, bạn hãy chỉ cho con cách dùng thuốc, túi chườm nóng, chế độ ăn uống,...

Đối với cách dạy con trai ở tuổi dậy thì, bạn cũng cần nói cho con biết về thay đổi cơ thể như bắt đầu xuất hiện mùi cơ thể, chất nhờn tiết ra, da dễ bị mụn trứng cá, giọng nói cũng trở nên trầm hơn, kích thước tinh hoàn và dương vật tăng lên...

Nam thanh niên đứng cạnh thước đo chiều cao dựng đứng.

5. Cùng con tham gia các hoạt động công ích xã hội

Bạn hãy đề ra những kế hoạch, động viên con cùng mình tham gia các chương trình tình nguyện. Đây cũng có thể coi là một chương trình học ngoại khóa, thực hành bổ ích cho con.

Các hoạt động như từ thiện, lao động công ích,... sẽ giúp bạn dễ dạy con ở tuổi dậy thì hơn. Thông qua các hoạt động đó, con sẽ được phát triển về mặt tình cảm, đạo đức, nhân cách; khơi gợi tình yêu thương, chia sẻ, mong muốn giúp đỡ mọi người xung quanh, hiểu được cuộc sống của con hiện tại là một điều hạnh phúc và may mắn hơn so với rất nhiều người trong xã hội.

Ngoài ra, ba mẹ còn có thể cùng con tham khảo các hoạt động như: quyên góp giấy, tập, sách cũ cho trẻ em nhiều có điều kiện cắp sách đến trường, chăm sóc trẻ em mồ côi, người già neo đơn,...

Nhiều người đang thư giãn và tận hưởng không khí trong lành ở công viên vào buổi chiều.

6. Dạy con tuổi dậy thì là vừa làm ba mẹ vừa làm một người bạn tri kỷ của con

Để dạy con tuổi dậy thì, ba mẹ cần cởi mở hơn trong cách nói chuyện, không nên quá nghiêm túc hoặc không cho con được phép đùa giỡn với mình. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những thay đổi của xã hội hiện đại để dễ trò chuyện, tránh tình trạng con bướng bỉnh tuổi dậy thì.

Chỉ khi bé xem bạn là tri kỷ thật sự thì mới có thể thoải mái chia sẻ về những những chuyện vui chuyện buồn trong những ngày đi học, chuyện về bạn bè trang lứa, nhất là về tình yêu tuổi trẻ. Khi tâm sự với con, bạn có thể khéo léo đưa ra những lời khuyên hữu ích khi con gặp khó khăn, kèm theo giáo dục con là về tình yêu, tình dục, cách ứng phó khi bị xâm hại,...

7. Dạy con suy tuổi dậy thì nghĩ theo hướng tích cực

Trong suốt quá trình dạy con tuổi dậy thì, ba mẹ sẽ là mũi tên quan trọng để hướng trẻ đi theo con đường tích cực. Suy nghĩ theo hướng tích cực sẽ giúp con đơn giản hóa về tất cả các sự việc đang xảy ra với bản thân mình, từ đó hình thành khả năng thích ứng với cuộc sống, dễ dàng vượt qua khó khăn, khủng hoảng ở lứa tuổi dậy thì.

8. Để cho con theo đuổi ước mơ của mình

“Không ai đánh thuế giấc mơ bao giờ”, đặc biệt là những ước mơ của trẻ! Bạn nên theo dõi con có năng khiếu gì, giỏi về lĩnh vực nào, từ đó khuyến khích, tạo điều kiện cho con được làm, được học theo mong ước và đam mê của con. Dù là thành công hay thất bại thì con vẫn chỉ mong có được sự ủng hộ và nhận được những lời khuyên đúng đắn từ ba mẹ, để con có thể thành công hơn hoặc bắt đầu lại từ đầu.

Dạy con tuổi dậy thì khi có ước mơ, có đam mê cháy bỏng thì trẻ sẽ làm tất cả bằng tâm và nhiệt huyết của mình. Nếu ngược lại, nếu phải làm những điều bản thân không thích thì con trẻ sẽ không có được niềm vui trong công việc, đôi khi còn nhận lấy những thất bại trong cuộc sống.

Gia đình ba người đang vui vẻ; bố mẹ đang vỗ tay và cổ vũ cho con gái nhỏ với tay đưa lên cao trong niềm hạnh phúc, trên bàn có sổ tay và bút màu.

9. Tạo điều kiện cho trẻ được tự lập

Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ từ một chỗ luôn phụ thuộc vào ba mẹ sẽ muốn thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ của mình. Con sẽ muốn tham gia đóng góp ý kiến và tự đưa ra các quyết định cá nhân. Chính vì vậy, để dạy con tuổi dậy thì cần bạn tạo điều kiện, dạy con tự lập và có quyết định những suy nghĩ của mình trong một giới hạn nhất định và đảm bảo an toàn cho con (như tự lựa chọn quần áo mình thích, tự sắp xếp nhà cửa, đồ đạc trong phòng, tự lựa chọn bộ môn yêu thích,....)

Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện cho con được độc lập trong một số công việc cũng là cách để trẻ có thể tự giải quyết được khó khăn trong cuộc sống. Sự độc lập có thể mang lại lòng tự tin, thành công, giúp cho con bạn trưởng thành hơn và không phải sống một cuộc sống lệ thuộc vào bất cứ một ai.

10. Dạy cho trẻ sử dụng tài chính một cách đúng đắn

Một số bậc phụ huynh có suy nghĩ không cho con trẻ tiêu tiền sử dụng tiền quá sớm vì sợ sẽ làm hư con trẻ, đây chưa hẳn là một lựa chọn tốt. Thay vào đó các bạn có thể cho con một số tiền vừa đủ dùng không quá nhiều, và hướng dẫn cách sử dụng số tiền đó sao cho đúng.

Ví dụ như cho con con 20.000₫ đặt ra con sẽ chi tiêu trong 2 ngày, nếu hết sẽ không cho thêm, mục đích để con biết phân chia số tiền nên mua gì cho đúng và chia ra cho 2 ngày. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ nuôi heo đất, tiết kiệm tiền có thể quyên góp mua tập, sách cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn,...

Một em bé và hai người lớn đang học cách tiết kiệm tiền với một con heo đất màu xanh.

Cách nói chuyện với trẻ về giới tính theo từng độ tuổi

Ở từng độ tuổi, trẻ sẽ có nhận thức khác nhau về chuyện giới tính. Cha mẹ không nên né tránh, la mắng hoặc chần chừ, đợi con lớn hơn mới nói. Nếu trẻ sớm được cha mẹ trò chuyện, giáo dục về giới tính đúng đắn, phù hợp thì nhận thức của trẻ sẽ cao và tự biết bảo vệ bản thân. Dù áp dụng phương pháp dạy con tuổi dậy thì nào thì bạn cũng cần biết những vấn đề giới tính nên nói với con theo từng độ tuổi.

1. Cách nói chuyện với trẻ về giới tính từ sơ sinh đến 2 tuổi

  • Trước khi trẻ biết nói, bạn nên nói về tình dục. Vào các hoạt động thường ngày như tắm, thay đồ…, bạn nên kết hợp dạy trẻ tên của các bộ phận sinh dục. Đừng quá lo lắng và tìm cách né tránh, bạn nên cho trẻ biết về những thuật ngữ như dương vật, âm hộ, âm đạo, âm vật, mông và núm vú,... Những từ này thường được dùng để truyền đạt vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc chấn thương.

  • Tránh kết nối sinh học tình dục với giới tính. Con sẽ có nền tảng về vai trò và cách nhận dạng giới tính. Ví dụ, bạn không nên nói các bé trai đều có dương vật và các bé gái đều có âm đạo. “Những người có âm đạo” hoặc “những người có dương vật” là cách phù hợp để nói với con.

  • Khi trẻ hai tuổi, nếu thấy con có xu hướng sờ vào bộ phận sinh dục, bạn cũng không cần quá lo lắng vì điều này rất bình thường. Tuy vậy, bạn nên giải thích để con hiểu hành động này chỉ nên làm ở không gian riêng tư. 

2. Cách nói chuyện với trẻ về giới tính từ 2 đến 5 tuổi

  • Với trẻ từ 2-5 tuổi, bạn nên giáo dục để con hiểu về ranh giới, những điều liên quan đến việc bị người khác chạm vào bộ phận sinh dục hoặc chạm vào người khác.

  • Giáo dục để con biết: Khi người khác chạm vào cần có sự đồng ý của trẻ, cũng như trẻ phải học cách hỏi trước khi chạm vào người khác. 

  • Đây là lúc bạn nên nói với trẻ rằng, người khác không có quyền yêu cầu hoặc cố gắng chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ. Dạy con cách chia sẻ với cha mẹ nếu có ai đó cố gắng làm điều này với trẻ. 

  • Các bé có thể tò mò về cơ thể của nhau khi ở độ tuổi này. Bạn nên dạy con cách tôn trọng cơ thể của người khác và không nên chạm vào. 

  • Khi con tò mò về việc mình được sinh ra như thế nào, bạn cần trung thực, tìm cách giải thích khéo léo để con hiểu thay vì né tránh. Bạn có thể cung cấp thông tin cho trẻ như trứng và tinh trùng của hai người trưởng thành khi kết hợp sẽ tạo ra một đứa trẻ. Bạn cũng có thể nói cho con về cách trứng và tinh trùng gặp nhau như thế nào.

  • Kể cho trẻ nghe về câu chuyện đời đời của chính con để hiểu hơn về cách một đứa bé chào đời.

Người phụ nữ và cô bé đang học bài trên ghế sofa.

3. Cách nói chuyện với trẻ về giới tính từ 6 đến 8 tuổi

  • Ở độ tuổi này, bạn nên cùng con thảo luận về cách khám phá, sử dụng Internet một cách đúng đắn, phù hợp. Nên dạy cho con hiểu điều tốt và không tốt trong việc chia sẻ ảnh trực tuyến hoặc nói chuyện với người lạ.

  • Chuẩn bị tinh thần nếu phát hiện con xem nội dung khiêu dâm. Bạn nên bình tĩnh, khéo léo giải thích cho trẻ về hành động này và giúp con hiểu rằng nội dung này chỉ dành cho người lớn.

  • Thời điểm thích hợp để nói với con về việc thủ dâm. Lúc này, trẻ bắt đầu khám phá cơ thể của mình. Hãy dạy con nên thực hiện ở nơi riêng tư, giữ vệ sinh đúng cách và có chừng mực.

  • Nói với con về vấn đề lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi phản ứng của con để quyết định có nên tiếp tục chia sẻ hay đợi thời điểm khác thích hợp hơn. 

  • Giải thích với con về cơ chế giới tính thực tế. Tuy nhiên, nếu con chưa sẵn sàng, bạn nên đợi thời điểm khác.

  • Thảo luận với con về những thay đổi của cơ thể khi con lớn lên. Chẳng hạn, trẻ em có âm đạo có thể dậy thì trong thời gian 9 - 11 tuổi. Trẻ em có dương vật có thể dậy thì vào khoảng 10 tuổi.

  • Chia sẻ cuốn sách hay về chủ đề giới tính với con để trẻ tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi dậy thì. 

  • Chia sẻ với con về chủ đề phạm vi thể hiện giới tính.

Một người đàn ông và hai đứa trẻ đang ngồi trên cỏ và nói chuyện với nhau trong công viên.

4. Cách nói chuyện với trẻ về giới tính từ 9 đến 12 tuổi

  • Chia sẻ với con về phân biệt giới tính và tình dục ở giai đoạn này. Bạn nên đưa ra những ví dụ cụ thể, rõ ràng để con hứng thú với chủ đề này.

  • Tâm sự để con hiểu rõ việc cơ thể thay đổi khi ở tuổi dậy thì là điều hoàn toàn tự nhiên, bình thường.

  • Bạn nên cân nhắc đến việc nói với con về các lựa chọn tình dục và tình dục an toàn khi con 11 tuổi. Khi biết trước rủi ro có thể gặp phải, thanh thiếu niên thường đưa ra lựa chọn tốt hơn.

  • Trò chuyện thường xuyên với con về việc giữ an toàn trên Internet để con hiểu việc chia sẻ ảnh khỏa thân của bản thân hoặc người khác là bất hợp pháp. 

  • Dạy con cách xử lý từ các tình huống thực tế. Chẳng hạn, từ chuyện nhắn tin tình dục hoặc bắt nạt trực tuyến, bạn hỏi con nên giải quyết điều này như thế nào. 

Làm thế nào để nói chuyện với thanh thiếu niên của bạn về tình dục?

Trò chuyện với trẻ về giới tính và tình dục sớm thực sự mang lại hiệu quả khi chúng đến tuổi thanh thiếu niên. Nếu bạn là người cởi mở khi thảo luận về những chủ đề đó thì con bạn cũng sẽ thoải mái hơn khi nói chuyện với bạn và đặt câu hỏi cho bạn.

Thế nhưng, nếu bạn đã im lặng về chủ đề tình dục từ trước cho đến nay thì ngay bây giờ bạn hãy ngồi xuống nói chuyện với con về cách thay đổi của mình. Bởi dù bạn chỉ nghe cũng khiến trẻ yên tâm hơn. 

Bạn cũng nên thường xuyên thảo luận về sự đồng ý trong các mối quan hệ tình dục vì đây là điều quan trọng. Bạn cần giúp con có cách tự bảo vệ mình trước áp lực và bạo lực khi hẹn hò, cuộc trò chuyện xung quanh những chủ đề này nên bao gồm tác động của việc uống rượu và ma túy.

Những cuộc trò chuyện thường xuyên về các mối quan hệ lành mạnh là rất quan trọng. Nếu con bạn ngại nói về bản thân thì bạn có thể nói về bạn bè ở trường, cũng có thể nói về mối quan hệ trong quá khứ của mình.

Cuối cùng, khi nói đến thanh thiếu niên, bạn muốn trao quyền cho con có thể đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định đúng đắn. Trẻ em luôn có bản lĩnh, tiếng nói bên trong nên lắng nghe nó là một phần quan trọng của giáo dục giới tính. Khi thảo luận về các chủ đề phù hợp ở đúng lứa tuổi sẽ giúp con bạn thể hiện được điều này.

Hai người phụ nữ đang ngồi cạnh nhau trên ghế sofa, người lớn tuổi hơn đặt tay an ủi lên vai người kia.

Với những chia sẻ của Cleanipedia, mong rằng các bậc cha mẹ đã có cái nhìn rõ hơn trong cách dạy con tuổi dậy thì. Mỗi đứa trẻ có một cá tính riêng. Bạn cần linh động hơn để có cách dạy con hợp lý, cùng con trải qua giai đoạn “chuyển mình” một cách trọn vẹn. Và bạn đừng quên dạy trẻ kỹ năng sống để con có đủ hành trang khi trưởng thành nhé!

Mong rằng qua bài viết trên, cha mẹ đã có những gợi ý về cách dạy con tuổi dậy thì hiệu quả. Tìm được cách dạy con ở tuổi dậy thì phù hợp là điều quan trọng vì góp phần giúp con hình thành và phát triển nhân cách.

>>> Xem thêm:

  • nhiệt độ ở trán trẻ bao nhiêu là sốt

  • nuôi dạy con đúng cách

  • dị ứng ở trẻ

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » điều Muốn Nói Về Tuổi Dậy Thì