Cách Dạy Con Viết Chữ đẹp Hiệu Quả Kinh Nghiệmthành Công Của ...
Có thể bạn quan tâm
Cách dạy con viết chữ đẹp hiệu quả kinh nghiệmthành công của cha mẹ . Không cần sách vở, không tạo áp lực cho con, các mẹ vẫn có thể dạy cho bé biết đọc mà không cần đưa con đến các lò luyện chữ vào lớp 1.
CÁCH DẠY CON VIẾT CHỮ ĐẸP KINH NGHIỆM CỦA CHA MẸ ĐÃ THÀNH CÔNG Phương pháp nào để dạy con khi vào lớp 1
Thực tế trong nhiều gia đình, bố mẹ thường có những cách day con không giống nhau, ở gia đình chị H cũng vậy. Khi con gái lớn bắt đầu vào học lớp 1, là lúc công việc dậy kèm con học ôn bài ở nhà trở thành chủ đề thường được đưa ra tranh luận. Ai cũng có quan điểm riêng của mình và cho rằng quan điểm của mình là đúng hơn cả.
Con gái mới thay đổi môi trường học tập từ trường mầm non sang học lớp 1, một môi trường mới mẻ, có kỷ luật khắt khe hơn so với mầm non. Một kho kiến thức mới và đầy ắp. Với những bài học mới thường có cách học khác so với trước đòi hỏi con gái phải cần tư duy nhiều hơn để làm bài.
Mỗi khi con gái làm bài sai hoặc viết chữ xấu, mẹ lại quát và doạ đánh con nếu như còn viết hoặc làm sai ! Bố thì cho rằng làm điều đó là sai lầm ! Làm bố mẹ, khi dậy con phải đặt địa vị của mình vào chỗ của con, hiểu được tâm lý của con, con đang trong quá trình chuyển giai đoạn từ chỗ vui chơi tự do sang học tập nghiêm túc, đòi hỏi phải có thời gian nhất định để làm quen. Khi dậy con học ở nhà nên hoà cùng với con, hướng dẫn con học bằng nhiều cách như dùng hình ảnh để minh hoạ cho bài học, có phải chăng là do chị T quá mệt mỏi với công việc của mình ở cơ quan ! Hay là chưa thật sự hiểu tâm lý của con trẻ. Chị Hương Ths khoa tiểu học trường Đại học sư phạm cho rằng :
- Chương trình học của các bé là chương trình phổ cập nên không khó, các bé đều có thể tiếp thu dễ dàng. Điều căn bản khó ở chỗ là làm sao để cho các bé có hứng thú lâu dài với việc học tập, hiểu rõ được trách nhiệm của mình, sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và chịu trách nhiệm với việc học tập của mình.
Vậy phương pháp thích hợp là gì ?
Chị Hương đưa ra phương pháp sau :
- Xác định trách nhiệm cho con ngay từ buổi đầu bằng cách kể chuyện cho con nghe về tuổi thơ, về trường tiểu học của mình. Con trẻ rất thích nghe bố mẹ kể chuyện ngày xưa, nhất là kể về những vấn đề của bố mẹ gặp phải và cách giải quyết vấn đề của bố mẹ. Con sẽ nhanh chóng hiểu ra vai trò và trách nhiệm của mình.
- Luôn bày tỏ sự quan tâm cũng như cảm thông với con bằng việc lắng nghe nghiêm túc những giãi bày của con về chuyện trường lớp. Đưa ra lời khuyên dưới dạng tôn trọng, không áp đặt, kiểu:
-
Mẹ nghĩ là…..
-
Theo mẹ thì…
-
Hay con thử…
-
Nếu là mẹ thì…
- Luôn hỏi con về những khó khăn con gặp phải. Khi con gặp 1 bài toán khó, đừng vội vàng giảng ngay cho con mà sẽ nói. Nào, hai chúng mình cùng nghĩ xem nào. Theo mẹ thì có 1 cách là…. còn theo con thì sao. Hoặc là cách này…., con thấy thế nào.
- Nếu con ngại chia sẻ thì cần phải điều chỉnh ngay bằng cách đặt ra 1 loạt các bài tập gần giống các bài con sẽ phải học ở lớp cả về môn toán, lẫn các môn học khác, rồi đố con. Nếu con ko làm được thì ko nên cuống lên, cần bình tĩnh giúp con giải giống như cách ở trên. Sau đó con sẽ hiểu bài học hơn.
- Không được công khai kiểm tra bài vở con khi con chưa đồng ý. Nếu lo sợ thì có thể kiểm tra khi con đã ngủ say.
- Không làm ầm lên khi phát hiện con có điểm xấu, hoặc đánh mắng con. Cần giúp con tìm hiểu tại sao con lại ko được điểm tốt.
- Tuyệt đối tránh đánh mắng, có thể thay bằng các hình thức phạt khác như ngày nghỉ tới không được đi chơi công viên ….
Để con trẻ học tập tốt hơn và không bị ảnh hưởng đến tâm lý, bố mẹ cần hợp tác với con trong việc dậy con học ở nhà, tìm hiểu tâm lý, khả năng của con tạo ra một môi trường học tập vui vẻ, đạt hiệu quả, lựa chọn những biện pháp phù hợp với lứa tuổi của trẻ đẻ giúp đỡ con trẻ học tập tốt hơn.
Tập viết cho trẻ!
Phải thừa nhận rằng chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại và phức tạp nhất của con người. Dùng những ký tự để mô tả lại lời nói, suy nghĩ của mình đòi hỏi kỹ năng tư duy và khả năng ngôn ngữ rất nhiều. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi để viết hay, viết tốt chúng ta phải trả qua nhiều năm rèn luyện. Thời thơ ấu khi được đọc và nhìn thấy cha mẹ viết, con bạn bắt đầu hiểu rằng chữ viết có ý nghĩa. Khi ấy, dù chưa được học viết nhưng nếu bạn đưa cho trẻ một cây bút và một tờ giấy, chúng sẽ bắt đầu nghuệch ngoạc những nét đầu tiên với cố gắng tạo ra những từ riêng của mình. Là cha mẹ chúng ta cần hướng dẫn và chỉ dẫn cho bé tập viết từ nhỏ và hãy kiên nhẫn để giúp bé rèn luyện chữ viết thật tốt.
Tập viết cho bé! Một yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc viết sớm chính là cho trẻ cơ hội thực hành và luyện tập viết chữ càng nhiều càng tốt. Việc tập viết có thể bắt đầu ở độ tuổi 3 hoặc 4 khi trẻ đã dần hoàn thiện khả năng tư duy và ngôn ngữ. Hãy cho chúng giấy và viết để bắt đầu việc tập viết từ những nét chữ nghuệch ngoạc ban đầu. Khuyến khích con bạn viết nhiều và viết bất cứ thứ gì chúng thích, bằng trí nhớ trẻ có thể viết lại những câu chữ mà chúng trông thấy mỗi ngày - đó chính là khởi đầu của việc tập viết. Khi trẻ lớn hơn và bắt đầu đi học, bạn vẫn nên tạo điều kiện cho bé luyện tập và rèn thêm chữ viết ở nhà. Hãy thử nhờ trẻ viết thư cảm ơn hoặc thư thăm hỏi cho ông bà, người thân hoặc viết hộ bạn một công thức gì đó…Bạn chỉ cần tạo ra một lý do hợp lý để “nhờ vả” trẻ viết, chúng sẽ rất vui lòng để giúp bạn một tay và như thế sẽ vui hơn rất nhiều so với việc bạn mua 1 cuốn tập viết và bắt trẻ đồ theo một cách máy móc. Ngoài ra, nếu muốn rèn cho con viết chữ đẹp, ngay ngắn và có câu cú dễ đọc, bạn có thể thử áp dụng những cách sau:
- Khuyến khích con viết chậm lại, và cẩn thận hơn. Hãy thư thả để trẻ có thời gian nhớ lại những ký tự mình đã học, sắp xếp lại chúng và hình thành các câu chữ một cách cẩn thận.
- Cho trẻ dùng viết chì và một cục tẩy, khi trẻ viết sai, hãy giải thích cho trẻ sai ở chỗ nào và viết lại như thế nào cho đúng.
- Nên dùng giấy có kẻ ô để con bạn có thể tập cách viết chữ theo một đường thẳng ngay hàng.
- Hãy chắc chắn rằng trẻ biết cách cầm bút như thế nào cho đúng: Bút nên được giữ ở ngón tay cái và ngón trỏ với điểm tì trên bàn tay và viết đúng hướng từ trái sang phải. Bạn có thể cầm tay bé viết để bé hiểu rõ về cách cầm bút và tạo thành một thói quen đúng.
- Làm phong phú thêm vốn từ vựng của bé bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ, và chỉ cho trẻ những từ mới với những vật, phong cảnh và câu chuyện xung quanh, quen thuộc với trẻ.
Những vấn đề trẻ thường gặp khi tập viết! Trẻ em phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, và việc đọc viết thể hiện rõ khả năng tư duy và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng viết của trẻ:
- Trẻ chậm nhớ hoặc mau quên, khiến chúng gặp khó khăn khi ghi nhớ chính tả, ngữ pháp, hoặc các quy định chấm câu. Với trường hợp này bạn nên cho trẻ học nhiều hơn những từ vựng, trò chuyện và chỉ cho trẻ những từ mới với những ví dụ cụ thể xung quanh để trẻ nhớ tốt hơn. Khuyến khích trẻ tập viết nhiều hơn để luyện chính tả.
- Khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa tốt như nói ngọng, phát âm sai, điều này dẫn đến việc viết sai chính tả, và cấu trúc câu. Nên trò chuyện nhiều hơn với trẻ và chỉnh những lỗi sai của trẻ trong ngôn ngữ, giải thích vì sao trẻ sai và hướng trẻ nói đúng lại với những ví dụ cụ thể xung quanh.
- Khả năng hình tượng và sắp xếp của trẻ chưa tốt nên chữ viết chưa thẳng hàng và thường bị xiên, vẹo. Dùng giấy có kẻ ô và kềm trẻ viết một cách chậm rãi, từ từ để tạo lại thói quen đúng. Đôi khi việc cầm viết sai cũng ảnh hưởng đến vấn đề này, bạn cần chú ý để điều chỉnh thích hợp.
- Một số bệnh thần kinh hiếm gặp như rối loạn khả năng đọc, rối loạn khả năng tập trung, nói lắp…cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng viết của trẻ. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên trò chuyện với trẻ để biết được trẻ đang gặp vấn đề gì và nhờ các chuyên gia để tư vấn và điều trị phù hợp.
Thậm chí, cho dù trẻ có viết được trơn tru, bạn cũng vẫn cần quan sát kỹ những bài viết của trẻ và đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ đúng lúc cho trẻ khi trẻ viết sai chính tả, cầm viết sai (do “lười” và mỏi tay) và chấn chỉnh ngay. Học đọc và viết là chìa khóa để thành công ở trường học và trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cố gắng rèn chữ thật tốt cho trẻ, và hướng trẻ sử dụng chữ viết một cách tự nhiên nhất trong cuộc sống như viết thư cho ông bà, viết giúp cha mẹ…để trẻ thật sự thấy được ích lợi của chữ viết và có động lực tự học nhiều hơn.
Mách nhỏ mẹ cách hay dạy bé tập viết
Phương pháp hay dưới đây sẽ giúp bạn dạy trẻ nhận diện và tập viết hiệu quả
1. Trước tiên, bạn dạy trẻ nhận diện các chữ cái trong bảng chữ cái (hiện có rất nhiều bộ chữ cái màu sắc giúp trẻ nhận diện nhanh hơn). Trước khi bắt đầu dạy con tập viết, bạn kiểm tra lại một lượt để đảm bảo con đã nhận diện được mặt chữ.
2. Dùng ngón tay để viết chữ cái mà bạn muốn dạy con. Cho trẻ nhìn và bắt chước theo động tác của bạn. Cảm giác được kích thích giúp trẻ học chữ và ghi nhớ lâu hơn.
Dạy bé làm quen và tập viết chữ là nghĩa vụ của cha mẹ trước khi cho bé đến trường. (Ảnh minh họa).
3. Khi bé đã hình dung ra cách viết, mẹ bắt đầu cho bé thực hành với bút chì và giấy. Đảm bảo con bạn cầm bút đúng cách để dễ dàng học viết hơn.
4. Sau khi theo dõi, khuyến khích bé ghép các chữ cái với nhau để thành từ có nghĩa. Đừng vội đưa cho bé ví dụ, như: “B+ A=BA”, mà hãy dành cho bé một chút thời gian suy nghĩ trước khi hướng dẫn bé ghép từ.
5. Cha mẹ cần kiên nhẫn và không nên quá thúc ép khi dạy bé tập viết. Mỗi chữ cái bé cần thời gian khác nhau để tập viết và ghi nhớ. Ví dụ, bé học thuộc chữ O chỉ trong ‘nháy mắt’ nhưng để nhớ chữ K bé cần thời gian lâu hơn. Hãy để bé hoàn toàn thoải mái và kiên nhẫn nhắc đi nhắc lại cho bé nhớ.
Lưu ý:
- Cha mẹ có thể để bé tập tô trước khi tập viết trên giấy trắng. Và, nên sử dụng giấy ô ly cho bé bắt đầu tập viết.
- Dành cho bé một khu vực yên tĩnh để bé ít bị phân tâm
- Cho trẻ nghỉ ngơi hoặc chơi trò chơi để giải trí giữa giờ tập viết. Đừng mong đợi khả năng tập trung lâu dài ở trẻ nhỏ, vì đó là điều không tưởng.
- Không viết lên giấy của bé. Cha/ mẹ nên sử dụng một tờ giấy riêng để hướng dẫn bé cách viết.
Cách cực hay dạy con biết chữ từ khi 1 – 2 tuổi GS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trẻ em ở ĐH Quốc gia Hà Nội, từng có nhiều năm nghiên cứu ở Australia, cho rằng: “Từ trước đến nay, trẻ 1-2 tuổi chỉ được dạy nói thuần túy, vậy có thể kết hợp với dạy đọc. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi thiên tài về trí nhớ, trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Việc tiếp nhận thông tin cũng khác với khi trẻ đã lớn, chúng học bằng mọi giác quan, vì vậy có cơ sở để cha mẹ vừa dạy con nói và vừa dạy con biết đọc”. Bé Chíp nhà chị Ngân được mẹ tập cho làm quen với chữ từ khi 1,5 tuổi. Bây giờ Chíp 4 tuổi nhưng đã có thể đọc truyện vanh vách. Mà cách dạy của chị Ngân rất đơn giản, không sách vở, không gây áp lực cho con, tất cả chỉ đơn giản là vừa chơi vừa học. Khi bé Chíp được hơn 1,5 tuổi, chị Ngân mua về cho con một bảng chữ cái to, đầy màu sắc, mỗi chữ cái to bằng quân bài tú-lơ-khơ cho con chơi. Để con dần dần thuộc mặt chữ, chị nghĩ ra cách chơi đồ hàng với con. Hàng tối, cả nhà chơi đồ hàng, bố mẹ đóng vai là khách, cho bé Chíp là chủ quán, oai lắm nhé! “Bác ơi bán cho tôi chữ A, chữ B,...” và với sự giúp đỡ của bố hoặc mẹ bé sẽ lần tìm ra đúng chữ “khách hàng” cần mua. Ban đầu bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ, sau này nếu bé tự tìm ra đúng chữ, cha mẹ hãy vỗ tay cổ vũ, khen và động viên để bé có hứng thú hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ. Để dạy Chíp ghép chữ, chị lấy mấy chữ liền để ghép được tên con, tên bố mẹ, tên ông bà hay những từ đơn giản như: bố, mẹ, gà, mèo, chim... Sau đó, để con ghi nhớ, chị lại đặt hàng sẵn để mua, tức là để con tự xếp thành các chữ đúng thì mẹ mới mua, xếp sai là Chíp sẽ... ế hàng. Vì sợ ế hàng và có hứng thú với trò chơi này nên Chíp nhớ nhanh lắm.
Khi con tự thuộc mặt chữ rồi, chị Ngân dạy con đánh vần bằng cách hay nói vần với con, ví dụ: “Hôm nay nhà mình ăn rau: A-I-AI..., tráng miệng bằng quả A-M-AM..., đố con hai món đó là gì?”. Chíp sẽ ngẫm nghĩ một lúc, loại trừ dần sẽ ra rau cải và quả cam. Khi Chíp 2 tuổi, chị Ngân dạy con ghép dấu bằng cách thỉnh thoảng lại đố con ví dụ B ghép với E thành BE thêm dấu sắc thành BÉ, và làm tương tự với các dấu huyền, ngã, hỏi... Chíp cứ hiểu thế nào là ghép thế ấy, mẹ không cần cầu kì phải ghép thành từ có nghĩa hay không. Thành quả sau những buổi chơi mà học của cả nhà là bây giờ dù mới hơn 3 tuổi, nhưng Chíp đã thuộc hết các mặt chữ cái, ghép chữ rất giỏi và đánh vần cũng khá siêu. Khi chơi đồ hàng với con, khi tắm cho bé, hoặc khi mẹ nấu ăn, Chíp ngồi loay hoay với bảng chữ cái, mẹ Chíp vẫn ngân nga dạy con: B ghép với A thành BA, M ghép với E thành MẸ, chữ K ghép với chữ H thành chữ KH.... Cứ thế với tất cả các chữ và với trí nhớ của trẻ con, Chíp học rất nhanh mà không cần bất cứ nguyên tắc nào về nguyên âm hay phụ âm. Sau một thời gian kiên trì vừa chơi vừa học, bé Chíp đã học xong chữ một cách thoải mái mà không cần đau đầu nhớ nguyên tắc, không phải bị ba mẹ ép ngồi vào bàn học hay đến các lớp dạy chữ trước khi vào lớp 1. Khi được 4 tuổi, Chíp dã có thể đọc truyện tranh có các câu ngắn và khi 4 tuổi rưỡi đã đọc tốt các truyện dài.
Theo chị Ngân, với lứa tuổi này, các bé cần rèn luyện trí nhớ và tự tìm ra nguyên tắc chứ không bắt con học theo nguyên tắc sẵn có nào. Dạy con bằng cách vừa chơi kết hợp với học và buôn chuyện như vậy thì vô tình các câu chuyện đó sẽ khiến con thích thú và phải ghi nhớ. Có lẽ mỗi lần như thế lại vạch vào não bé một rãnh nhỏ để ghi nhớ những điều đã được trải qua. Các mẹ nên nhớ, chỉ đố bằng lời đấy nhé, mẹ nói con trả lời chứ không bắt con động đến sách vở gì đâu! Và trẻ con thường rất hay quên, vì vậy thỉnh thoảng phải lặp lại trò chơi hoặc dưới hình thức khác để con ghi nhớ. Bây giờ chị Ngân cũng đang dạy con gái thứ 2 như vậy nhưng vì bận rộn hơn nên con gái sau ít được mẹ đố hơn và đố muộn hơn, 3 tuổi bây giờ mới bắt đầu đố ghép dấu. Đối với tập viết cũng vậy, chị không cho con gái tập viết trước (trừ việc các cô cho tập viết ở trường mẫu giáo). Khi mới đi học, Chíp cũng chỉ được điểm 7 tập viết thôi, nhưng không vì thế mà chị Ngân buồn vì không cho con đến các lò luyện viết chữ đẹp từ trước. Chị dạy cho bé dần dần, Chíp cũng tiến bộ và được điểm 9, điểm 10. Và một điều rất đặc biệt là Chíp vẫn thích đi học lắm vì vẫn còn nhiều điều mới mẻ cần học dù có rất nhiều thứ bé đã biết. THAM KHẢO CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP VIẾT- PHƯƠNG PHÁP LUYỆN CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH
a. Phương pháp kể chuyện nêu gương
Khi dạy tập viết cho học sinh, điều quan trọng là phải gây được hứng thú, làm cho học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp từ đó các em say mê và quyết tâm rèn chữ cho đẹp. Giáo viên có thể nêu những gương sáng về rèn chữ viết, kể những câu chuyện về rèn chữ như: Thần siêu luyện chữ, Chữ người tử tù, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... Cần nêu ngay những gương người thật việc thật, ví dụ: Em A chữ viết đẹp nhất trường, các em hãy quan sát chữ viết của bạn và học tập. Giáo viên có thể phô tô các bài viết của học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia để làm mẫu cho các em,đồng thời động viên các em nếu cố gắng, kiên trì rèn luyện thì chữ viết của các em cũng đạt được như vậy thậm chí có thể đẹp hơn. Khi đã gây được hứng thú chi học sinh, lúc đó các em rất thích rèn viết chữ đẹp. Cô giáo lúc này sẽ cung cấp các bài tập để rèn kĩ năng viết.
b. Phương pháp đàm thoại gợi mở
Sử dụng trong giai đoạn đầu của tiết học để hướng dẫn học sinh phân tích nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộng con chữ, nét giống nhau và khác biệt giữa con chữ mới với con chữ đã học từ trước. Giáo viên đặt câu hỏi và định hướng cho học sinh trả lời.
c.Phương pháp trực quan
Sử dụng khi hình thành biểu tượng về chữ cho các em.
Phương tiện trực quan là chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi sửa chấm bài... Chữ mẫu phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp.
Khi dạy chữ viết, việc đưa giáo cụ trực quan là chữ viết mẫu được in sẵn từng chữ cái, bảng chữ cái. Đây là việc làm để cung cấp cho học biểu tượng về chữ viết, chưa cung cấp được kĩ năng viết. Nếu trực quan cho học sinh quan sát chữ của cô giáo viết mẫu còn có giá trị hơn. Giáo viên vừa viết, vừa phân tích từng nét của chữ cái hoặc từng kĩ thuật nối liền nét các con chữ trong một chữ. Việc viết mẫu của giáo viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, mặt khác học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh. Khi chấm bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy giáo viên cũng phải chú ý rèn chữ viết cho mình được đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp. Ngoài ra khi dạy viết chữ giáo viên cũng chú ý đọc mẫu các chữ đó. Đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng.
d. Phương pháp luyện tập thực hành
Sử dụng để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh.
Đây là một phương pháp cực kì quan trọng. Chữ viết, tập viết chữ có tính chất thực hành. Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở môn tập viết mà còn ở tất cả các môn khác, môn nào cũng cần chữ viết để ghi nội dung bài. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý. Các chữ có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để giáo viên dễ dàng nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
Hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp nên cao, tăng dần độ khó để học sinh dễ tiếp thu: viết đúng rồi viết nhanh viết đẹp. Việc luyện chữ phải được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết cũng như các môn khác, môn học khác.
Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế. Nơi ngồi viết cần phải đảm bảo đủ ánh sáng, ghế ngồi viết phải phù hợp với chiều cao của học sinh.
Các hình thức luyện tập:
Tập viết chữ trên bảng lớp: Khi kiểm tra bài cũ, hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp.
Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Trước khi tập viết giáo viên cần chú ý nhắc nhở học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết. Khi viết xong giơ bảng lên để kiểm tra theo lệnh của giáo viên. Cần chú ý giữ trật tự trong lớp khi dùng hình thức này và nên tận dụng hai mặt bảng.
Luyện tập trong vở tập viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết. Trước khi học sinh viết giáo viên cần nhắc nhở một lần nữa về tư thế ngồi viết cách cầm bút và để vở.
Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác: Giáo viên phải có những yêu cầu về chữ viết của học sinh khi học những môn học khác. Coi chữ viết là một trong những tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá tất cả các môn học.
e. Phương pháp chia nhóm
Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các chữ cái trong bảng chữ cái, căn cứ vào kích thước quy trình viết các chữ cái. Chúng ta có thể chia nhóm chữ như sau:
* Chữ thường có thể chia làm 3 nhóm.
Nhóm 1: i, u, ư, t, p, y, n, m, v, r, s
Nhóm 2: l, b, h, k
Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, e, ê, x
Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm. Dựa vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự rèn các chữ còn lại chú ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản.
* Chữ hoa.
Dựa và các nét chữ đồng dạng ta chia chữ cái viết hoa thành các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: A Ă Â N M
+ Nhóm 2: P B R D D
+ Nhóm 3: C G S L E Ê T
+ Nhóm 4: I K V H K V H
+ Nhóm 5: O Ô Ơ Q
+ Nhóm 6: U Ư Y X
Tương tự khi dạy chữ viết hoa, chúng ta cũng cần chú ý cho học sinh phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm, tập viết thật kĩ chữ đầu tiên của nhóm cho thật đẹp, từ đó học sinh có thể phân tích và tự rèn các chữ còn lại. Cách chọn bút máy cho bạn viết chữ tuyệt đẹpCách dạy con học chữ cái cho con học nhanh thuộcCó nên để con viết tay tráiKinh nghiệm học chữ KanjiDạy trẻ biết đọc sớm đâu có gì khóKinh nghiệm học chữ Hán cực hay - Bệnh cận thị ở trẻ em (ST)
Từ khóa » Dạy Trẻ Lớp 2 Viết Chữ đẹp
-
Tiết Lộ Phương Pháp Luyện Viết Chữ đẹp Lớp 2 Cho Bé Nhanh Và ...
-
Luyện Chữ đẹp Lớp 2: Bài Đi Học - YouTube
-
Cách Luyện Viết Chữ Đẹp Cho Bé Học Sinh Lớp 2 (có Lộ Trình)
-
Luyện Viết Chữ đẹp Cho Học Sinh Lớp 2 - Nguyên Tắc Cơ Bản Cần Ghi ...
-
Cách Luyện Viết Chữ đẹp Cho Học Sinh Lớp 2 Cha Mẹ Nên Biết
-
Luyện Chữ Đẹp Lớp 2 Tại Nhà Cần Những Tiêu Chí Nào? - Gia Sư
-
Phương Pháp Luyện Chữ Viết Cho Học Sinh Tiểu Học
-
Đề Thi Viết Chữ đẹp Và Bài Thi Viết Chữ đẹp Của Học Sinh Lớp 2
-
Hướng Dẫn Trẻ Lớp 2 Luyện Viết Chữ đẹp Và Nhanh - Trang Điểm
-
Phương Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Lớp 2
-
Hướng Dẫn Cách Luyện Viết Chữ Đẹp Cho Bé, Học Sinh Lớp 1 ...
-
[MẸO] Cách Dạy Bé Lớp 1 Viết Chữ Đẹp (HIỆU QUẢ NHẤT 2022)
-
Cách Dạy Con Viết Chữ đẹp Hiệu Quả Mà Không Cần ép
-
Kỹ Thuật Dạy Trẻ Viết Chữ đúng, Viết đẹp
-
Sách Luyện Viết Chữ Đẹp Lớp 2 - Tập 2 | Shopee Việt Nam
-
Đề Thi Viết Chữ đẹp Dành Cho Học Sinh Lớp 2 - Pinterest