Cách Dạy Học Sinh Lớp 1 đánh Vần - Gia Sư Thành Tài

Độ tuổi từ 5 - 6 tuổi là độ tuổi các em học sinh bước vào những giai đoạn mới. Là thời gian các em thực hiện việc chuyển cấp từ trường mầm non đến trường tiểu học. Điều này là sự thay đổi rất lớn đối với các em học sinh. Nếu như ở lứa tuổi mầm non các em được vui chơi thì nay các em phải học nhiều hơn. Học vần là nội dung quan trọng ở giai đoạn lớp 1. Nội dung này sẽ giúp các em nhận biết được chữ viết cũng như đọc được chữ viết.

- Cho học sinh làm quen với các mặt chữ:

Khi còn học ở trường mầm non, các em đã sớm được làm quen với các mặt chữ thông qua các trò chơi khi học cùng thầy cô giáo. Hoặc khi các em ở độ tuổi 3-5 tuổi, các bậc phụ huynh thường mua những chữ cái, những con số để các em có thể làm quen. 

Đây là giai đoạn trí não của các em phát triển nhanh nhất, các em dễ ghi nhớ. Phụ huynh có thể cùng tham gia hỏi đáp, tạo cho các em những trò chơi với những chữ cái. Từ đó, trí não của các em sẽ ghi nhớ những con chữ cái này. Lâu dần, các em sẽ ghi nhớ một cách tự nhiên và chủ động.

- Đánh vần những từ đơn giản trước:

Phụ huynh cùng con ghép những chữ cái lại thành những từ đơn giản như “ba”, “mẹ” ,… là những từ thông dụng mà con hay nói đến. Dạy trẻ cách đánh vần, cách đọc đúng và hình ảnh gần gũi sẽ làm cho học sinh nhanh chóng tiếp thu.

Sau đó phụ huynh có thể khơi gợi trí nhớ của trẻ thông qua việc đưa ra hình ảnh và đố trẻ đọc đúng cũng như đánh vần đúng.

Tiếng Việt có những chữ rất khó đọc như r, tr, p, q,…đối với học sinh tiểu học và đặc biệt là với học sinh lớp 1. Những chữ này đòi hỏi học sinh phải cong lưỡi khi phát âm, tuy nhiên đối với học sinh lớp 1, cơ chế phát âm ở các em chưa hoàn thiện chính vì điều đó gây rất nhiều sự khó khăn cho các em. Lúc này phụ huynh đừng nóng vội mà hãy kiến nhẫn để học cùng các em.

- Ghép những âm với nhau tạo thành vần:

Sau khi ghép các chữ cái lại với nhau và tạo thành những vần. Vần có thể được cấu tạo từ nhiều chữ cái. Có thể 2 chữ cái ví dụ như ao, 3 chữ cái ví dụ như uya, 4 chữ cái ví dụ như uyên.

Phụ huynh cần hướng dẫn cho học sinh đi từ đơn giản đến phức tạp. Sau khi các em thuần thục ở những vần 2 chữ cái thì phụ huynh mới tiếp tục tăng lên dần dần. Phụ huynh không nên quá vội vã dẫn đến việc các em thấy bài quá khó từ đó có thể đâm ra chán nản.

Sau khi học sinh nhận biết được mặt chữ của vần, phụ huynh cần cùng các em đọc đi đọc lại nhiều lần có kết hợp với chữ viết. Từ đó học sinh mới ghi nhớ rõ hơn.

Xem thêm: Gia sư dạy viết chữ đẹp tại nhà

- Ghép vần với âm tạo thành tiếng:

Sau khi học sinh ghi nhớ được âm thì phụ huynh cho các em ráp vần với âm tạo thành những tiếng có nghĩa. Khi hình thành được tiếng, phụ huynh có thể giúp các em phát triển từ tiếng thành từ.

Khi có được từ hoàn chỉnh, phụ huynh có thể minh họa cho các em xem bằng những hình ảnh cụ thể, từ đó giúp các em có thể ghi nhớ những vần mới học được nhanh chóng hơn và chính xác hơn.

Từ một vần gốc, phụ huynh có thể cùng các em thay đổi những âm đầu để có thể tạo ra được nhiều tiếng mới. Từ đây, học sinh có thể phát triển thêm nhiều những từ mới dưới sự hiểu biết, vốn sống cá nhân của các em. Việc này cũng có thể giúp cho các em mở rộng vốn từ ngữ của bản thân. Biết được nhiều từ ngữ về con vật, đồ vật, con người, môi trường sống xung quanh mình hơn.

Bên cạnh đó, để tiếng hoặc các từ trở nên có nghĩa thì việc các bé thêm vào các dấu sắc, huyền, ngang, hỏi, ngã, nặng là việc rất cần thiết. Chính vì vậy, phụ huynh cần quan tâm đến những loại dấu này và luôn nhắc nhớ các em cần phải ghi nhớ chúng vì đây cũng là một thành phần rất quan trọng khi các em học đánh vần.

- Đặt câu với từ vừa học được:

Đây là một bài tập rất hay để học sinh có thể vận dụng vốn kiến thức mình biết được thực hiện đặt câu. Việc đặt các từ ngữ vừa học được vào câu là cách để học sinh có thể ghi nhớ, được nghĩa của từ một cách sâu sắc nhất.

- Thời gian dạy:

  • Các em học sinh học đánh vần chỉ khoảng 5-15 phút. Ở lứa tuổi này, khả năng tập trung của các em rất ít. Chính vì vậy, phụ huynh không nên bắt buộc bé ngồi học quá lâu, quá nhiều kiến thức. Điều này có thể là các em chán nản, không còn thích thú với việc học nữa.

- Tổ chức các trò chơi:

Ở lứa tuổi này, các em rất thích vui chơi, việc phụ huynh tạo ra các trò chơi nhỏ cùng bé tham gia việc học sẽ rất kích thích sự hăng hái tham gia ở con trẻ.

Phụ huynh cần phải khen, tuyên dương khuyến khích khi bé ghi nhớ đọc đúng được các âm vần. Điều này sẽ tạo cho các em động lực, sự tự tin ở bản thân mình trong suốt quá trình học.

Nội dung được chia sẻ bởi cô Trâm chuyên môn tiểu học của trung tâm gia sư Thành Tài

Từ khóa » Cách đọc Vần Ooc