Cách Dạy Trẻ Dưới 3 Tuổi Với Những Hoạt động Thú Vị - Yêu Trẻ
Có thể bạn quan tâm
1. Cách dạy trẻ dưới 3 tuổi bằng các hoạt động sẽ giúp trẻ học hỏi tốt hơn
Trẻ ở độ tuổi 2 – 3 giống như một miếng bọt biển, chúng sẽ tiếp nhận rất nhanh những thông tin từ thế giới xung quanh. Điều này diễn ra càng đặc biệt hiệu quả thông qua những hoạt động mà trẻ được trực tiếp tham gia, thực hiện. Trẻ nhỏ có thể học được một lượng kiến thức đáng kể thông qua việc vui chơi hàng ngày.
Các loại đồ chơi và thiết bị phù hợp sẽ dạy trẻ những thứ như nguyên nhân – kết quả, giải quyết vấn đề hay học từ mới. Qua chúng, trẻ cũng phát triển các kỹ năng chính như phối hợp tay mắt và khả năng độc lập.
Các trò chơi có cách chơi tự do hay theo quy luật đều quan trọng để giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết ở trên. Và điều tuyệt vời là đối với hầu hết những gì trẻ học được, bạn thậm chí sẽ không nhận ra mình đang dạy chúng.
Điều quan trọng trong cách dạy trẻ dưới 3 tuổi là bạn kết hợp được việc học vào các hoạt động hàng ngày để giúp trẻ tiếp thu hiệu quả hơn.
2. Những hoạt động thú vị bạn có thể đưa vào cách dạy trẻ dưới 3 tuổi
Dưới đây là một số hoạt động thú vị rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ. Bạn có thể áp dụng vào cách dạy trẻ dưới 3 tuổi một cách hiệu quả:
2.1. Dạy trẻ về các dạng cấu trúc mới
Trẻ ở độ tuổi mới tập đi là những học trò rất nhạy cảm. Chúng thích sờ, chạm, ngửi, nếm để hiểu về thế giới xung quanh mình. Vì vậy, trong cách dạy trẻ dưới 3 tuổi thì cho con tiếp xúc với các dạng cấu trúc mới chính là cách dạy con rất hiệu quả.
Bạn hãy dùng bút màu để vẽ chữ cái, số lên giấy bìa với nét lớn, sau đó cho trẻ dùng cát làm thiệp, hạt đậu, bông vải, mì ống hay ống hút để viền các chữ, số đó.
Việc chạm vào các chữ cái, con số cho trẻ cơ hội để cảm nhận cách một chúng được hình thành.
Đối với những đứa trẻ học viết, ngón tay của chúng có thể thử nghiệm hình dạng của một chữ cái trước khi chạm vào dụng cụ viết.
Mỗi ngày, bạn hãy đọc to các chữ cái và con số khi ngón tay của trẻ lướt trên chúng. Sau đó, hãy mở rộng hoạt động bằng cách tạo ra một tấm áp phích có tên của trẻ. Chẳng bao lâu, trẻ sẽ nhận thấy những chữ cái này trên các bảng hiệu, áp phích và bảng quảng cáo ở xung quanh trẻ.
2.2. Cách dạy trẻ dưới 3 tuổi rất hữu ích qua việc dạy trẻ cách đo lường
Dùng những vật được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để dạy trẻ cách đo lường là một cách dạy trẻ dưới tuổi hiệu quả. Mặc dù thước là công cụ phổ biến và chuẩn nhất cho việc đo chiều cao, độ dài, rộng,…nhưng sự trải nghiệm bằng tháng, mùa hay một thời điểm nào đó trong năm sẽ giúp trẻ thấy thú vị hơn trong việc học.
Vào mùa thu, bạn có thể khuyến khích trẻ nằm trên bãi cỏ, sau đó xếp những quả táo cho bằng chiều cao của trẻ. Hoặc bạn có thể cùng trẻ xếp và đếm xem cửa sổ cao bao nhiêu “khối lego”, hay tủ lạnh rộng bao nhiêu khối xếp hình. Để làm cho việc đo đạc và đếm số được vui hơn, bạn hãy đố trẻ xem giường của bạn sẽ mất bao nhiêu quyển sách để phủ kín. Hãy cùng trẻ đếm các đồ vật khác nhau khi dùng để đo lường. Việc này sẽ giúp trẻ có thể đo và đếm theo những cách khác nhau.
2.3. Dán nhãn đồ dùng trong nhà là cách dạy trẻ dưới 3 tuổi rất thú vị
Bạn hãy chọn một hoặc hai đồ vật trong nhà để dán nhãn, ví dụ như tủ lạnh, ghế, cửa sổ và thay đổi các món đồ sẽ dán nhãn mỗi một hoặc vài tháng. Bạn hãy thiết kế các nhãn dán thật đơn giản, và cùng một kích cỡ để trẻ có thể dễ dàng nhận diện được chúng. Bạn cũng nên dùng các loại keo hoặc băng keo dễ gỡ để trẻ có thể dán và tháo một cách dễ dàng.
Việc dán nhãn đồ vật này sẽ giúp trẻ biết được mọi thứ đều có một tập hợp các ký hiệu chung để được viết ra và xác định. Nếu trẻ đủ lớn để nhận diện được mặt chữ, hãy hỏi trẻ chữ “tủ” bắt đầu bằng vần gì và yêu cầu trẻ dán nhãn một đồ vật khác cũng bắt đầu bằng vần “t”.
Nếu trẻ còn quá nhỏ, bạn hãy chỉ ra cho trẻ các chữ cái khác nhau của một từ. Khi bạn củng cố khái niệm này hàng ngày thì theo thời gian, trẻ có thể xác định từ một cách độc lập.
2.4. Giúp con nhận biết được trật tự của sự sắp xếp
Bạn hãy giữ mọi thứ gọn gàng và ngăn nắp để dạy trẻ nhận biết sự trật tự. Đây sẽ là cách dạy trẻ dưới 3 tuổi rất hữu ích dù ban đầu, chắc chắn nó sẽ làm chậm các hoạt động và công việc nhà của bạn.
Bạn hãy nâng cấp trò chơi dán nhãn đồ dùng trong nhà (ở mục 2.3) bằng cách cất đồ chơi, quần áo, bát đĩa, đồ gia dụng ở những vị trí cụ thể. Khi bạn đặt mọi thứ vào các thùng và ngăn kéo được dán nhãn của chúng, hãy biến quá trình này thành một trò chơi đoán.
Bạn hỏi trẻ xem những món đồ nào thuộc về đâu, ví dụ “Đồ chơi của con để ở đâu?”, “Đôi giày của con nên cất ở đâu?”. Hoặc bạn đặt đũa, thìa trong ngăn kéo đựng tất hay đồ chơi trong tủ lạnh và thách thức trẻ sửa lỗi. Trẻ sẽ rất thích sắp xếp lại cho bố mẹ, những người được trẻ cho là không nhớ được nơi mà đồ vật thực sự thuộc về.
Những công việc này sẽ cung cấp cho bạn cách để dạy trẻ dưới 3 tuổi của mình về trách nhiệm, tinh thần giúp đỡ người khác và làm thế nào để trở thành một phần của gia đình.
2.5. Giúp con phát triển nhận thức bằng hoạt động “săn tìm đồ vật”
Một trong những cách dạy trẻ dưới 3 tuổi để giúp con phát triển nhận thức khá hiệu quả, là hoạt động “săn tìm đồ vật”.
Trẻ nhỏ có bản năng “điều tra” và khám phá mọi thứ. Các cuộc đi săn này có thể được sắp xếp, chuẩn bị trước hay phát sinh ngay tại chỗ. Ví dụ, bạn yêu cầu trẻ tìm những loại thực phẩm có màu tím khi đi siêu thị, hay tìm những món đồ có hình tròn xung quanh nhà.
Nếu trẻ cần được hỗ trợ, bạn hãy tập hợp vài món đồ để trẻ chọn trong số đó.
Bạn cũng có thể dùng hoạt động này để nâng cấp trò dán nhãn đồ vật trong nhà, bằng cách sắp xếp một “thợ săn” đi tìm các vật phẩm được dán nhãn khác nhau. Hoặc bạn yêu cầu trẻ tìm kiếm chữ cái, từ hoặc số cụ thể trên giá sách.
Bạn cũng có thể giả vờ không tìm thấy hộp nước cam hay một đôi tất và nhờ trẻ giúp đỡ. Mỗi ngày, bạn hãy gửi cho trẻ một nhiệm vụ thú vị là xác định vị trí các vật dụng trong nhà.
2.6. Cho trẻ làm quen với những địa điểm nổi bật trong khu vực bạn sống
Bạn hãy chỉ cho trẻ biết siêu thị, trạm cứu hỏa, trạm cảnh sản, bệnh viện, trạm xá,…những địa điểm nổi bật trong khu vực bạn sống. Nếu có cơ hội, hãy đưa trẻ đi tham quan những địa điểm đó, và chỉ cho con thấy đặc điểm của chúng. Ví dụ, nơi đó để làm gì, ai làm việc ở đó, khi nào thì cần đến những nơi đó,…
Sau mỗi chuyến tham quan, bạn hãy vẽ lại hoặc in các tranh, ảnh liên quan đến mỗi địa điểm để lưu lại.
Lần thăm viếng tiếp theo, bạn hãy mang theo các thẻ tranh ảnh đã in, và yêu cầu trẻ tìm thẻ giống với nơi bạn và con đang đến. Đồng thời bạn hãy hỏi trẻ các câu hỏi liên quan đến địa điểm đó, ví dụ “Chúng ta đến cửa hàng giặt ủi để mua quần áo hay nhận lại quần áo của mình đã được giặt sạch?”, “Ai làm việc trong cửa tiệm giặt ủi, nhân viên giặt ủi hay các chú lính cứu hỏa?”,…
Bạn hãy mở rộng việc khám phá môi trường xung quanh cho trẻ bằng cách sắp xếp các chuyến thăm đến trạm cứu hỏa hoặc đồn cảnh sát địa phương.
2.7. Hát những bài hát về từ vựng là cách dạy trẻ dưới 3 tuổi mở rộng vốn từ
Việc dạy và cùng trẻ hát những bài hát về từ vựng là một trong những cách dạy trẻ dưới 3 tuổi mở rộng vốn từ rất hiệu quả.
Bạn hãy giúp trẻ mở rộng vốn từ bằng cách tạo ra những giai điệu vui nhộn về các từ có vần điệu và đếm đến mười. Hoặc bạn dạy trẻ các bài hát cổ điển, dễ nghe như bài hát về bảng chữ cái.
Bạn hãy khuyến khích trẻ hát trên đường đi học, đi chơi hoặc khi tắm, khi chơi ở nhà. Bạn có thể hỏi các giáo viên ở trường những bài hát yêu thích của lớp và củng cố chúng ở nhà. Bạn cũng có thể đề nghị những thành viên khác trong gia đình học những bài hát đó để dạy trẻ một cách hiệu quả hơn.
2.8. Giúp trẻ nhận biết ngày tháng
Bạn hãy tạo một lưới lịch 31 ô và chừa chỗ trống để đánh dấu tháng cũng như thể hiện các ngày trong tuần. Tiếp theo, bạn tạo các thẻ đánh số từ 1 – 31, sau đó đính các miếng băng gai dính lên tờ lịch và lên thẻ số. Bạn treo tờ lịch ngang tầm mắt trẻ và vào ngày đầu tiên của mỗi tháng, cùng trẻ dán biểu tượng của tháng cũng như thẻ số 1 dưới ngày chính xác trong tuần. Ngày hôm sau, bạn hãy đố trẻ tìm thẻ số số 2 và dán đúng vị trí trên tờ lịch.
Các bài hát về các ngày trong tuần cũng có thể hữu ích trong việc giúp trẻ nhận biết về ngày tháng, trẻ sẽ dần hiểu về lịch và hệ thống số.
2.9. Treo các bộ ảnh gia đình trong phòng để giúp trẻ nhận diện mọi người
Việc giúp trẻ nhận diện được mọi người cũng là cách dạy trẻ dưới 3 tuổi rất hữu ích. Những bức ảnh gia đình treo trong phòng trẻ hoặc trong tầm mắt của trẻ không những giúp con nhận biết được người thân (trong trường hợp trẻ không gặp được thường xuyên), chúng còn giúp con phát triển các liên kết từ cũng như cải thiện trí nhớ.
Bạn hãy viết tên của mọi người (bao gồm cả mối quan hệ với trẻ như dì, chú, anh, chị họ,…) trên giấy ghi chú và đính vào góc mỗi bức ảnh, và thường xuyên nhắc đến chúng, đặc biệt là trong các buổi họp mặt gia đình để trẻ ghi nhớ. Khi trẻ đã trở nên quen thuộc hơn với mọi người, bạn hãy loại bỏ các miếng giấy ghi chú trên ảnh.
Ngoài ra, bạn hãy đọc sách về anh chị em hoặc cô, chú, dì và yêu cầu trẻ xác định từng thành viên trong gia đình được đề cập.
Khi trẻ lớn hơn, bạn hãy mở rộng hoạt động bằng cách tạo một cây gia đình có tên và hình ảnh. Bạn cùng trẻ hãy biến nó thành tác phẩm nghệ thuật luôn thay đổi trong ngôi nhà của bạn.
2.10. Tạo một cửa sổ thời tiết là cách khá thú vị giúp con phân biệt thời tiết
Bạn hãy lấy một tờ giấy trắng và để trẻ vẽ về thời tiết trong ngày bằng màu sáp, màu lông hay màu nước tùy ý. Sau đó, bạn cắt 3 dải dài và 3 dải ngắn để tạo thành một khung cửa sổ có ô.
Bạn giúp trẻ dán hai dải dài và ngắn quanh mép giấy để tạo thành khung cửa sổ, sau đó dán dải dài và ngắn còn lại thành hình chữ thập vào giữa khung để tạo ô cửa sổ. Bạn thêm một từ vào ô cửa sổ để mô tả thời tiết (lạnh, nắng, mưa, tuyết,…) và ngày để sau này có thể so sánh các kiểu thời tiết qua thời gian.
Bạn cùng trẻ chọn một góc trong phòng làm góc “thời tiết” để dán cửa sổ thời tiết và thay đổi chúng hàng tháng.
Cách dạy trẻ dưới 3 tuổi với một số hoạt động ở trên, hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ và trẻ trải nghiệm được những điều thú vị trong quá trình bạn dạy và trẻ học. Bạn hãy cố gắng xây dựng những hoạt động và môi trường thật phong phú để giúp trẻ ngày càng phát triển khả năng học hỏi và nhận thức nhé.
Theo Parents
Lily Nguyễn lược dịch
Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Trên 3 Tuổi
-
Những Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi Biết Nghe Lời Cha Mẹ - Kynaforkids
-
Trẻ 3 Tuổi Biết Làm Gì Và Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Dành Cho ...
-
# Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi: Hướng Dẫn Chuyên Sâu Khoa Học
-
Trẻ 3 Tuổi Biết Làm Gì Và Cách Dạy Trẻ Thông Minh Bố Mẹ Cần Biết
-
Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi Bằng Hoạt động Vui Chơi Hiệu Quả Cha Mẹ Nên Biết
-
9 Cách Dạy Coɴ Tự Lập, Trẻ 3 Tuổi Có Thể Làm được - Bluecare Blog
-
Dạy Trẻ Từ 1 đến 3 Tuổi: 6 Nguyên Tắc, 5 Phương Pháp Mẹ Nên Biết
-
Trẻ 3 Tuổi Cần Học Những Gì? Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi để Trẻ Thông Minh ...
-
Trẻ 3 Tuổi Biết Làm Gì? Cách Dạy Con Thông Minh Dễ Thực Hiện
-
Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi Biết Nghe Lời Ngoan Ngoãn Thông Minh
-
Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi Nghe Lời Nhiều Bố Mẹ áp Dụng đã Thành Công
-
Dạy Bé 3 Tuổi Học Gì? - MarryBaby
-
Bé 3 Tuổi: Hiểu Tâm Lý Và Sự Phát Triển để Dạy Con Nhàn Tênh
-
6 điều Nên Lưu ý Khi Dạy Con Trẻ Lên 3 Tuổi