Cách để An ủi Người đang Buồn Bã - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tracy Carver, PhD. Tracy Carver là nhà tâm lý học từng giành được giải thưởng, sống tại Austin, Texas. Carver chuyên tư vấn về các vấn đề liên quan đến lòng tự trọng, chứng lo âu và trầm cảm. Cô có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học Virginia Commonwealth, bằng thạc sĩ tâm lý giáo dục và bằng tiến sĩ tâm lý học tư vấn của Đại học Texas tại Austin. Carver cũng đã hoàn thành khóa thực tập về tâm lý học lâm sàng tại Trường Y khoa thuộc Đại học Harvard. Cô được Tạp chí Austin Fit bình chọn là một trong những chuyên gia sức khỏe tâm thần giỏi nhất tại Austin trong bốn năm liên tiếp. Carver đã được giới thiệu trên các tạp chí Austin Monthly, Austin Woman Magazine, Life in Travis Heights và KVUE (chi nhánh tại Austin của đài ABC News). Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 72.935 lần.
Trong bài viết này: Biết rõ điều nên nói Học cách lắng nghe chăm chú Kết thúc cuộc trò chuyện Bài viết có liên quan Tham khảoAn ủi người đang buồn bã có thể khiến bạn cảm thấy bất lực. Trong hầu hết mọi tình huống, bạn không thể thực hiện bất kỳ điều gì về mặt thể chất để giúp đỡ người đó. Tuy nhiên, chỉ cần có mặt và sẵn sàng lắng nghe là biện pháp quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Biết rõ điều nên nói
Tải về bản PDF-
- Ví dụ, nếu bạn biết người đó, bạn có thể nói rằng "Tôi nhận thấy bạn đang gặp khó khăn. Bạn có muốn chia sẻ với tôi không?".
- Nếu bạn không biết rõ người đó, bạn có thể nói rằng "Chào bạn, tên tôi là Châu. Tôi cũng là sinh viên của trường, và tôi thấy bạn đang khóc. Tôi biết rằng tôi chỉ là một người xa lạ, nhưng nếu bạn muốn, tôi sẵn sàng lắng nghe về vấn đề đang làm phiền bạn".
1 Khơi gợi cuộc trò chuyện. Hãy cho người đó biết rằng bạn nhận thấy họ đang buồn và rằng bạn luôn có mặt để lắng nghe họ. Nếu bạn không biết rõ người đó, bạn có thể nêu lên lý do vì sao bạn muốn giúp đỡ họ.[1] -
- Ví dụ, bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như "Tôi nghe nói cha bạn vừa mất. Chắc bạn đang đau lòng lắm. Bạn có muốn trò chuyện về điều này không?".
2 Hãy thành thật. Điều này có nghĩa là bạn có thể sẽ muốn vòng vo khi bạn biết rõ vấn đề đang xảy ra. Nếu người thân yêu của người đó vừa mất hoặc nếu họ vừa mới chia tay với người mà họ thật sự quan tâm, bạn có thể sẽ không muốn trực tiếp nói về vấn đề vì bạn sợ sẽ khiến người đó bị tổn thương nhiều hơn. Tuy nhiên, người đó biết rõ điều gì đang diễn ra và có lẽ họ cũng đang suy nghĩ về tình hình. Thẳng thắng hỏi thăm về nó sẽ cho người đó biết rằng bạn quan tâm và sẵn sàng đối phó với vấn đề mà không tô vẽ thêm cho nó, và điều này có thể sẽ đem lại sự nhẹ nhõm.[2] -
- Ví dụ, nếu cha hoặc mẹ của người đó vừa mất sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, tất nhiên, họ sẽ cảm thấy buồn. Nhưng họ cũng có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm bởi vì căn bệnh đó cuối cùng cũng đã chấm dứt và đồng thời họ cũng cảm thấy tội lỗi vì họ đã có cảm xúc này.
3 Hỏi thăm về cảm xúc của họ. Một cách khác để giúp duy trì cuộc trò chuyện đó chính là hỏi thăm về cảm xúc của người đó. Trong bất kỳ tình huống nào, người đó cũng sẽ cảm nhận được khá nhiều cảm xúc, ngay cả trong tình huống buồn bã, vì vậy, cho phép họ cởi mở về mọi cảm xúc của bản thân có thể sẽ khá hữu ích.[3] - 4 Chú ý đến người đó. Có thể bạn sẽ muốn so sánh vấn đề mà họ đang gặp phải với vấn đề mà bạn đã vượt qua trong quá khứ. Tuy nhiên, khi một người nào đó đang buồn bã, họ không nhất thiết muốn nghe bất kỳ điều gì về tình huống mà bạn đã gặp phải. Họ muốn nói về những điều đang diễn ra trong hiện tại.[4]
-
- Ví dụ, không nên nói như sau "Chà, ít ra thì bạn cũng vẫn còn sống", "Không phải mọi việc đều tồi tệ" hoặc "Vui lên nào!".
- Thay vào đó, nếu bạn cần phải nói một điều gì đó, hãy sử dụng câu nói chẳng hạn như "Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy buồn bã; bạn đang phải trải qua giai đoạn khó khăn".
5 Không nên cố gắng biến cuộc trò chuyện trở nên tích cực ngay lập tức. Giúp đỡ người khác bằng cách chuyển hướng sự chú ý của họ vào mặt tích cực của vấn đề là hành động khá tự nhiên. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện điều này, họ có thể sẽ cảm thấy như thể bạn đang trốn tránh vấn đề; điều này có thể khiến họ cảm thấy như thể cảm xúc của họ không quan trọng. Bạn chỉ cần lắng nghe và không nên cố gắng nêu lên mặt tích cực của sự việc.[5]
Học cách lắng nghe chăm chú
Tải về bản PDF-
- Bạn có thể đưa ra giải pháp cho họ khi cuộc trò chuyện gần đến hồi kết thúc, nhưng vào lúc đầu, bạn chỉ nên tập trung vào việc lắng nghe họ.[7]
1 Hiểu rằng người đó muốn được lắng nghe. Hầu hết trong mọi thời điểm, người đang khóc hoặc đang buồn chỉ muốn được người khác lắng nghe. Đừng ngắt lời họ và đừng đưa ra giải pháp.[6] - 2 Bày tỏ sự thấu hiểu. Một biện pháp để lắng nghe chăm chú đó chính là lặp lại điều mà đối phương đang nói. Có nghĩa là, bạn có thể nói rằng "Tôi nghe bạn nói rằng bạn buồn bởi vì người bạn của bạn không chú ý đến bạn".[8]
-
- Một phần của quá trình duy trì sự tập trung đó chính là bạn cũng không nên mơ màng. Ngoài ra, đừng chỉ ngồi đó và cố gắng suy nghĩ về điều tiếp theo mà bạn cần phải nói. Hãy thật sự chú tâm vào điều mà đối phương đang chia sẻ.
3 Không để bản thân bị phân tâm. Hãy tập trung vào cuộc trò chuyện. Tắt TV. Ngừng dán mắt vào chiếc điện thoại di động của bạn.[9] -
- Đồng thời, bạn cũng nên duy trì ngôn ngữ cơ thể cởi mở. Điều này có nghĩa là không nên khoanh tay và chân và đối mặt với người đó.[11]
4 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để người đó biết rằng bạn đang lắng nghe. Điều này có nghĩa là bạn nên nhìn vào mắt người đó. Gật đầu theo điều họ nói. Mỉm cười tại thời điểm phù hợp, và bày tỏ sự quan tâm bằng cách nhíu mày.[10]
Kết thúc cuộc trò chuyện
Tải về bản PDF-
- Ví dụ, bạn có thể nói rằng "Tôi rất lấy làm tiếc vì bạn gặp phải vấn đề này. Tôi không biết phải nói gì để bạn cảm thấy tốt hơn, và tôi biết rằng không có bất kỳ lời nào có thể giúp bạn. Nhưng tôi muốn bạn biết rằng tôi sẽ luôn có mặt khi bạn cần".
1 Nhìn nhận sự bất lực của bản thân. Hầu hết mọi người đều cảm thấy bất lực khi đối mặt với người đang gặp khó khăn. Đây là cảm xúc tự nhiên, và bạn sẽ không biết phải nói gì với người đó. Tuy nhiên, bạn chỉ cần nhìn nhận sự thật và nói với người đó rằng bạn luôn có mặt vì người đó là quá đủ.[12] -
- Ví dụ, bạn có thể nói "Tôi ôm bạn một cái có được hay không?".
2 Trao cho người đó một cái ôm. Nếu bạn cảm thấy thoải mái, bạn có thể trao cho người đó một cái ôm. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên hỏi ý kiến của họ trước, bởi vì nhiều người không thích tiếp xúc thể chất, đặc biệt nếu họ đã từng trải qua một dạng chấn thương tâm lý nào đó.[13] - 3 Tìm hiểu về bước tiếp theo. Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm được giải pháp cho vấn đề đang làm phiền một người nào đó, đôi khi, chỉ cần thiết lập kế hoạch cũng có thể giúp họ cảm thấy tốt hơn. Vì vậy, đây chính là thời điểm để bạn đề nghị một giải pháp nếu họ không biết phải làm gì; nếu họ biết rõ điều cần làm, bạn nên khuyến khích họ chia sẻ về nó và lên kế hoạch cho điều tiếp theo mà họ muốn thực hiện.[14]
-
- Tất nhiên, kỳ thị trong việc điều trị với nhân viên tư vấn là điều phi lý. Bạn thậm chí có thể sẽ phải thuyết phục người bạn của bạn rằng đến gặp nhân viên tư vấn là điều hoàn toàn bình thường. Bạn có thể đối phó với sự kỳ thị bằng cách cho người đó biết rằng bạn sẽ không thay đổi cách nhìn của bạn đối với họ ngay cả khi họ đang cần đến sự giúp đỡ.
4 Bàn về vấn đề trị liệu. Nếu bạn của bạn đang phải trải qua khá nhiều vấn đề, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu xem liệu họ có nghĩ rằng họ nên đến gặp chuyên viên tư vấn hay không. Không may mắn thay, quá trình này thường đi kèm với nhiều sự kỳ thị trong xã hội, nhưng nếu người bạn của bạn đã gặp khó khăn trong một khoảng thời gian dài, tốt hơn hết là họ nên trò chuyện với chuyên gia.[15] -
- Nếu người đó có vẻ do dự về việc nhờ bạn giúp đỡ, bạn có thể đưa ra lời gợi ý cụ thể. Ví dụ, bạn có thể nói rằng "Tôi rất muốn giúp bạn. Ví dụ như tôi có thể chở bạn đi đâu đó nếu bạn cần, hoặc tôi có thể đem thức ăn đến nhà cho bạn. Bạn chỉ cần nói cho tôi biết bạn cần gì".
5 Tìm hiểu xem liệu có bất kỳ điều gì mà bạn có thể thực hiện. Cho dù là người đó muốn trò chuyện với bạn mỗi tuần hay chỉ đơn giản là thỉnh thoảng cùng bạn đi ăn trưa, bạn có thể giúp được họ. Bạn cũng sẽ giúp ích được rất nhiều cho họ bằng cách yêu cầu hỗ trợ họ thực hiện nhiệm vụ khó khăn, chẳng hạn như giúp người đó làm giấy báo tử cho người thân yêu. Bạn chỉ cần trò chuyện một cách cởi mở để xác định xem liệu họ có đang cần đến sự giúp đỡ trong công việc cụ thể nào hay không. - 6 Hãy chân thành. Nếu bạn hỗ trợ hoặc yêu cầu người đó cho phép bạn giúp đỡ dưới bất kỳ một hình thức nào, bạn nên nhớ bảo đảm rằng bạn sẽ thực hiện chúng. Ví dụ, nếu bạn nói rằng "Bạn có thể gọi điện cho tôi để trò chuyện vào bất kỳ lúc nào", hãy thật sự sẵn sàng để ngừng mọi công việc mà bạn đang thực hiện để nói chuyện với người đó. Tương tự, nếu bạn yêu cầu người đó cho phép bạn thực hiện một điều gì đó, chẳng hạn như lái xe chở họ đến các buổi trị liệu, hãy thật sự có mặt để thực hiện nó.[16]
- 7 Kiểm tra lại một lần nữa. Hầu hết mọi người đều gặp khó khăn trong việc tìm đến với một ai đó khi họ cần giúp đỡ, đặc biệt là sự giúp đỡ về mặt tinh thần. Vì vậy, bạn hãy nhớ thường xuyên hỏi thăm người đó. Có mặt khi người đó cần là điều thật sự quan trọng.[17] Quảng cáo
Cảnh báo
- Không nên ép buộc người khác trò chuyện nếu họ không muốn. Họ cần phải sẵn sàng trong việc mở lòng với người khác trước tiên.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểPhản ứng khi bị lăng mạ hoặc trêu chọc Cách đểTrò chuyện với người mà bạn thích sau một khoảng thời gian không liên lạc (dành cho nam) Cách đểTỏ tình mà không sợ bị từ chối Cách đểTừ chối dự tiệc mà bạn không muốn đến Cách đểTìm tình một đêm với phụ nữ Cách đểQuyến rũ phụ nữ lớn tuổi Cách đểĐối phó với việc bị xã hội cô lập Cách đểNgoại tình mà không bị phát hiện Cách đểẾm bùa yêu Cách đểĐối phó với Người Cố chấp Cách đểLờ đi người mà bạn không còn muốn ở cạnh Cách đểNgừng Nhớ Ai đó Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.redcross.org.uk/What-we-do/Teaching-resources/Teacher-briefings/Emotional-support
- ↑ http://www.cmhc.utexas.edu/bethatone/friendscopingsuicide.html
- ↑ http://www.cmhc.utexas.edu/bethatone/friendscopingsuicide.html
- ↑ http://www.prevention.com/sex/friendship/be-better-friend-these-tips-offering-comfort
- ↑ http://www.redcross.org.uk/What-we-do/Teaching-resources/Teacher-briefings/Emotional-support
- ↑ http://www.prevention.com/sex/friendship/be-better-friend-these-tips-offering-comfort
- ↑ http://www.wsj.com/articles/how-active-listening-makes-both-sides-of-a-conversation-feel-better-1421082684
- ↑ http://www.colorado.edu/conflict/peace/treatment/activel.htm
- ↑ https://www.mindtools.com/CommSkll/ActiveListening.htm
- ↑ https://www.mindtools.com/CommSkll/ActiveListening.htm
- ↑ https://www.mindtools.com/CommSkll/ActiveListening.htm
- ↑ http://www.cmhc.utexas.edu/bethatone/friendscopingsuicide.html
- ↑ http://www.redcross.org.uk/What-we-do/Teaching-resources/Teacher-briefings/Emotional-support
- ↑ http://www.redcross.org.uk/What-we-do/Teaching-resources/Teacher-briefings/Emotional-support
- ↑ http://www.wsj.com/articles/talk-less-listen-more-to-be-the-friend-of-a-person-with-depression-1409008450
- ↑ http://www.wsj.com/articles/talk-less-listen-more-to-be-the-friend-of-a-person-with-depression-1409008450
- ↑ http://www.wsj.com/articles/talk-less-listen-more-to-be-the-friend-of-a-person-with-depression-1409008450
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Tracy Carver, PhD Nhà tâm lý học Bài viết này đã được cùng viết bởi Tracy Carver, PhD. Tracy Carver là nhà tâm lý học từng giành được giải thưởng, sống tại Austin, Texas. Carver chuyên tư vấn về các vấn đề liên quan đến lòng tự trọng, chứng lo âu và trầm cảm. Cô có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học Virginia Commonwealth, bằng thạc sĩ tâm lý giáo dục và bằng tiến sĩ tâm lý học tư vấn của Đại học Texas tại Austin. Carver cũng đã hoàn thành khóa thực tập về tâm lý học lâm sàng tại Trường Y khoa thuộc Đại học Harvard. Cô được Tạp chí Austin Fit bình chọn là một trong những chuyên gia sức khỏe tâm thần giỏi nhất tại Austin trong bốn năm liên tiếp. Carver đã được giới thiệu trên các tạp chí Austin Monthly, Austin Woman Magazine, Life in Travis Heights và KVUE (chi nhánh tại Austin của đài ABC News). Bài viết này đã được xem 72.935 lần. Chuyên mục: Quan hệ xã hội Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Thái Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Hindi Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểPhản ứng khi bị lăng mạ hoặc trêu chọcCách đểTrò chuyện với người mà bạn thích sau một khoảng thời gian không liên lạc (dành cho nam)Cách đểTỏ tình mà không sợ bị từ chốiCách đểTừ chối dự tiệc mà bạn không muốn đếnTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Mối quan hệ
- Quan hệ xã hội
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--690Từ khóa » Những Lời Khuyên Khi Bạn đang Buồn
-
Những Câu Nói An ủi, động Viên Người đang Buồn Chân Thành ý ...
-
Những Lời Khuyên Hay Cho Người đang Buồn
-
Những Lời Khuyên Hay Cho Người đang Buồn - Tutukit
-
Top Những Câu Nói An ủi Người đang Buồn, Bế Tắc Trong Cuộc Sống Hay
-
Những Câu Nói An ủi Người đang Buồn đầy ý Nghĩa Nhất Hiện Nay
-
Những Câu Nói An ủi Người đang Buồn, Tuyệt Vọng Hay Nhất
-
Top Những Câu Nói An Ủi Người Đang Buồn, Bế Tắc Trong Cuộc ...
-
Cách An ủi Người đang Buồn Khi Người Thân Mất Giúp Bạn Chia Sẻ ...
-
Stt An ủi Bạn Thân Khi Buồn, Khi Mệt Mỏi Cực Hay
-
6 Cách An Ủi Người Đang Buồn Để Họ Dễ Chịu Hơn
-
Top 8 Lời Khuyên Dành Cho Người đang Buồn - Thả Rông
-
3 Lời Khuyên Tưởng Hay Hóa Ra Vô ích Mà Nhiều Người Vẫn Dùng để ...
-
STT An ủi Bạn Thân Khi Buồn, Khi Mệt Mỏi Cực Hay - SỐC Lại Tinh Thần