Cách để Bẫy Rắn - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris Parker. Chris Parker là người sáng lập của Parker Eco Pest Control, một dịch vụ kiểm soát dịch hại bền vững có trụ sở tại Seattle. Ông là Chuyên viên Ứng dụng Thuốc trừ sâu Thương mại được chứng nhận tại bang Washington và đã nhận bằng cử nhân của Đại học Washington vào năm 2012. Bài viết này đã được xem 27.378 lần.
Trong bài viết này: Bẫy rắn Xử lý rắn bắt được Kiểm soát số lượng rắn Bài viết có liên quan Tham khảoNếu có một con rắn cứ lảng vảng quanh vườn, tầng hầm hoặc chuồng gà nhà bạn thì việc bẫy và thả con rắn đi chỗ khác là một cách xử lý hiệu quả và nhân đạo. Bạn có thể bắt rắn bằng bẫy công nghệ cao hoặc mua loại bẫy rẻ hơn như cái đơm và dùng trứng làm mồi nhử– loại bẫy này cũng có hiệu quả tương tự. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách bắt rắn và các bước xử lý tiếp theo.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Bẫy rắn
Tải về bản PDF-
- Tại Bắc Mỹ có 4 loài rắn độc: rắn đuôi chuông (thường ở các bang miền Tây và có điểm đặc trưng là chóp đuôi phát ra âm thanh lách cách), rắn hổ ma (có các sọc màu vàng và đen), rắn hổ mang nước (thường sống trong các sông và suối ở miền Đông Nam Hoa Kỳ) và rắn san hô (một loài rắn cực hiếm có màu sắc sặc sỡ như san hô).[1] Rắn đuôi chuông, rắn hổ ma và rắn hổ mang nước đều là rắn độc và có các đặc điểm chung: thân mình dày, đầu hình tam giác to hơn nhiều so với cổ, và con ngươi là một đường thẳng thay vì hình tròn.
- Đa số những con rắn mà bạn bắt gặp trong vườn hoặc tầng hầm là rắn lành và hoàn toàn vô hại. Một con rắn vua dài đến 1 mét rưỡi xuất hiện trong tầng hầm có lẽ khiến ai cũng hoảng sợ, nhưng thực ra chúng không hề gây hại cho con người hoặc vật nuôi. Rắn lành không có đuôi chuông và có con ngươi tròn. Các loài rắn lành phổ biến mà bạn có thể bắt gặp quanh nhà bao gồm rắn vua, rắn săn chuột, rắn sọc, rắn chuột, rắn sữa và rắn ngô.[2]
1 Nhân diện con rắn nếu có thể. Khi phát hiện ra một (hoặc nhiều) con rắn và định đánh bẫy, bạn nên nhận diện con rắn để biết mình sẽ đối phó với loại rắn nào. Dựa vào đó, bạn sẽ chọn được loại bẫy thích hợp và biết phải cẩn thận thế nào khi xử lý con rắn. Bạn có thể tự mình bẫy con rắn độc, nhưng phải cực kỳ thận trọng. Nếu lo ngại vì trong nhà có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi có thể bị rắn cắn, bạn nên gọi cho cơ quan kiểm soát động vật đến bắt rắn. -
- Bạn có thể tìm mua bẫy keo ở các cửa hàng bán dụng cụ làm vườn. Nhớ chọn chiếc bẫy vừa với kích thước của con rắn.
- Bẫy keo có nhiều nhãn hiệu, nhưng về cơ bản đều hoạt động như nhau. Chiếc bẫy có thể làm bằng bìa các-tông bền chắc hoặc nhựa. Một số bẫy có thể dùng lại được, số khác thì chỉ dùng được một lần. Một số bẫy cho phép bạn thả con rắn đi, số khác thì có thiết kể để vứt cả chiếc bẫy đi mà không cần mở bẫy.
2 Mua bẫy keo. Đây là kiểu bẫy bắt rắn thông dụng nhất; nó vừa hiệu quả lại vừa nhân đạo. Bẫy keo có hình dạng như chiếc hộp với nhiều kích thước khác nhau và được đặt ở những khu vực rắn thường lui tới. Loại bẫy này thường có mồi kèm theo được đặt sẵn trong bẫy để dụ rắn chui vào. Khi bò vào bẫy, con rắn sẽ bị dính vào lớp keo dưới đáy bẫy. Khi đã bẫy được rắn, bạn hãy mở bẫy và rót dầu lên trên con rắn để nó rời ra và trườn đi.[3] -
- Đơm khá rẻ và dễ mua. Bạn có thể tìm mua đơm ở các hàng bán dụng cụ đánh bắt cá.
- Nhược điểm duy nhất của loại bẫy này là bạn phải có mồi và khó xử lý hơn một chút khi đã bắt được con rắn, vì nó sẽ bò đi ngay khi bạn mở bẫy. Vì lý do này, có lẽ bạn chỉ nên dùng đơm để bắt rắn không độc.
3 Bẫy rắn bằng đơm. Đây là một lựa chọn khác nếu bạn cần phải xử lý nhiều con rắn mà không muốn mua keo mới để dùng lại bẫy keo. Đơm là dụng cụ có hình trụ bằng lưới sắt có hai lỗ hở ở hai đầu như chiếc phễu với đầu nhỏ nằm thụt vào trong.[4] Bạn chỉ cần đặt vài quả trứng vào bẫy làm mồi. Con rắn sẽ bò qua một lỗ hở để vào lấy quả trứng, và nó sẽ không thể bò trở ra. -
- Khi đặt bẫy, bạn nhớ phải đóng chặt chiếc bẫy. Nếu dùng bẫy keo, bạn nhớ cài chốt đóng nắp hộp.
- Nếu dùng đơm, bạn hãy đặt đơm nằm xuống và cho vài quả trứng vào giữa bẫy.
4 Đặt bẫy ở nơi thích hợp. Dù chọn loại bẫy nào, bạn cũng cần đặt ở nơi đã từng nhìn thấy rắn. Những nơi thường có thể đặt bẫy là các khu vực trong vườn, tầng hầm, gác mái hoặc chuồng gà. Bạn không cần phải ngụy trang chiếc bẫy – chỉ cần đặt bẫy ở những nơi bạn thường thấy rắn bò qua. -
- Nếu dùng bẫy keo, bạn có thể mở nắp hộp để xem có con rắn trong đó không. Hãy cẩn thận khi mở chốt. Bạn cũng có thể nhấc chiếc bẫy lên xem nặng hay nhẹ.
- Nếu dùng đơm, bạn sẽ nhìn thấy rõ con rắn đang cuộn tròn quanh mấy quả trứng và kiên nhẫn chờ bạn đến thả nó ra.
5 Thường xuyên kiểm tra bẫy. Khi bắt được rắn, bạn nên thả con rắn đi càng sớm càng tốt, đừng để rắn chết trong bẫy. Như vậy là không nhân đạo và mất vệ sinh, vì con rắn sẽ nhanh chóng bị phân hủy. Bạn cần kiểm tra bẫy hàng ngày xem có con nào mắc bẫy không.
Xử lý rắn bắt được
Tải về bản PDF-
- Không lắc chiếc bẫy hoặc chọc vào con rắn. Bạn nên cẩn thận.
- Đừng để trẻ em và thú cưng lại gần khi bạn xử lý con rắn để đảm bảo an toàn.
1 Đừng chạm vào con rắn. Nếu đã quen tiếp xúc với rắn và biết chắc chắn đó là rắn sọc hoặc một loại rắn lành khác thì bạn có chạm vào chúng cũng không sao. Nhưng nếu không chắc con rắn vừa bắt được thuộc loại gì thì bạn chớ có chạm vào. Dù gì thì bạn cũng không nên đụng vào một con rắn hoang dã. Hãy nhẹ nhàng bỏ cả chiếc bẫy vào cốp xe hoặc một ngăn kín và chở nó đi. - 2 Đem con rắn đi xa nhà ít nhất 1,5 km. Nếu bạn thả con rắn ở quá gần nhà, nó sẽ tìm đường quay về nơi cũ. Hãy thả con rắn cách xa nhà ít nhất 1,5 km nếu bạn muốn đảm bảo con rắn không quay trở lại. Tuy nhiên, nếu bạn bẫy con rắn ở trong nhà và không ngại cho nó sống quanh quẩn trong vườn thì bạn chỉ việc đem nó ra ngoài và thả.
- 3 Đến khu vực hoang dã và không có nhiều cư dân sinh sống. Con rắn sẽ có cơ hội tốt nhất để sống sót mà không bị con người quấy rầy nếu được thả ở nơi hoang dã. Bạn có thể đến công viên quốc gia hoặc khu vực nào đó không có người ở và thả con rắn ở đó để nó không bò vào vườn của người khác.
-
- Nếu dùng bẫy keo sử dụng nhiều lần, bạn hãy mở chốt của nắp hộp và mở ra. Rót dầu ăn lên mình con rắn sao cho dầu phủ lên toàn bộ những phần da rắn bị dính keo. Bẫy keo được thiết kế để con rắn có thể ngọ ngoạy và thoát ra khỏi lớp keo dính khi dầu lọt vào giữa bề mặt da rắn và lớp keo dưới đáy hộp. Lúc này bạn nên đứng xa xa để khỏi cản đường con rắn trườn đi.
- Nếu dùng đơm, bạn cần đeo găng tay dày, vì bạn sẽ phải tiếp xúc với con rắn gần hơn một chút (mặc dù vẫn không cần chạm vào nó). Cẩn thận mở hai thành bên của chiếc bẫy để tách ra ở giữa, chỉ để hé vừa đủ cho con rắn chui lọt. Lùi ra xa để khỏi chặn đường con rắn khi nó bò ra ngoài.
4 Thả con rắn. Thường thì bạn sẽ không gặp nguy hiểm khi thả rắn. Con rắn sẽ sung sướng trườn đi ngay và không gây hại cho bạn. Nhưng để phòng bất trắc, bạn nên mặc quần dài và đeo găng tay khi thả rắn. Cẩn thận theo dõi con rắn và sẵn sàng tránh ra nếu thấy nó định tấn công. Tùy vào loại bẫy, bạn có hai cách để thả con rắn: -
- Nếu dùng bẫy keo làm bằng bìa các-tông, bạn chỉ cần cho cả chiếc bẫy vào túi rác và buộc chặt lại.
- Nếu dùng đơm, bạn có thể ngâm cả cái đơm trong nước vài tiếng trước khi mở ra.[6]
5 Chỉ giết con rắn nếu không còn cách nào khác. Loài rắn, kể cả loài có nọc độc, đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, và bạn nên thả chúng ra nếu có thể.[5] Nhưng nếu con rắn có nọc độc và bạn lo ngại rằng nó sẽ gây hại thì giết con rắn cũng là một cách xử lý.
Kiểm soát số lượng rắn
Tải về bản PDF-
- Rắn chuột và rắn săn chuột đặc biệt hữu ích. Chúng giỏi không kém gì mèo trong việc kiểm soát số lượng thú gặm nhấm.[7]
- Rắn vua còn giỏi hơn một bậc vì chúng ăn được cả rắn đuôi chuông. Thực ra, nếu bạn đuổi rắn vua đi thì rắn đuôi chuông sẽ có cơ hội dọn đến ở, và khi đó bạn sẽ phải giải quyết một vấn đề còn nghiêm trọng hơn.
1 Cân nhắc cho phép loài rắn lành sống gần nhà. Mặc dù bạn có thể giật mình nếu bất ngờ gặp phải một con rắn khi đang làm cỏ trong vườn hoặc đang đi trong sân, nhưng có một con rắn ở quanh nhà cũng không phải là không tốt. Thực ra bạn nên tự hào vì điều này – sự xuất hiện của rắn trong vùng là dấu hiệu cho thấy một hệ sinh thái lành mạnh. Hơn nữa, loài rắn còn giữ một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các loài dịch hại như chuột nhắt và chuột đồng lan tràn. Vì vậy, nếu con rắn không ăn mất trứng gà của bạn hoặc gây phiền toái, bạn hãy cân nhắc cho chúng ở nhờ trong sân thay vì đánh bẫy và đem chúng đi nơi khác. -
- Cắt xén cỏ thường xuyên.
- Dọn dẹp những đống đất đá, lá cây, bụi rậm, gạch ngói hoặc bất cứ thứ gì mà rắn có thể dùng làm nơi trú ngụ.
- Kiểm soát số lượng thú gặm nhấm bằng cách dọn sạch các quả đấu, đậy chặt thùng rác và loại bỏ nguồn thức ăn của thú gặm nhấm.
2 Làm cho sân nhà không hấp dẫn rắn. Nếu không thích rắn, bạn có một cách rất hiệu quả để ngăn chúng đến là làm cho sân nhà không thu hút rắn. Rắn thường trú ngụ ở những khu vực có cây cỏ um tùm và hoang vắng. Chúng thích những đám cỏ cao, những lùm cây bụi, các đống củi và các khu vực có thể trú ẩn khác. Để khiến sân nhà bớt hấp dẫn rắn, bạn hãy thực hiện những việc sau: - 3 Bít kín lối vào nhà. Nếu phát hiện thấy rắn trong gác mái hoặc tầng hầm, bạn hãy tìm các khe hở và lỗ hổng mà chúng có thể chui qua để vào nhà. Đảm bảo cửa ra vào và cửa sổ phải khít với khung cửa. Gắn lưới trên ống khói, các lỗ thông hơi và các vị trí khác có thể là lối vào của rắn.
-
- Xịt dung dịch nước tiểu cáo xung quanh sân. Nhiều người cho rằng rắn sợ mùi nước tiểu của các động vật săn đuổi chúng. Bạn có thể tìm mua dung dịch này ở các cửa hàng bán đồ làm vườn.
- Thử vứt giẻ nhúng amoniac xung quanh sân. Hóa chất này được cho là có thể xua đuổi rắn và các động vật khác.
- Rải những mẩu tóc người xung quanh vườn. Nhiều người cho là mùi tóc có thể ngăn chặn rắn.
4 Thử dùng chất xua đuổi rắn. Các chuyên gia về rắn dường như nhất trí cho rằng đa số các sản phẩm xua đuổi rắn đều không hiệu nghiệm. Tuy nhiên cách này cũng vẫn đáng để thử nếu bạn không còn cách nào khác.[8] Thử dùng một trong các chất sau đây bỏ trong vườn, chuồng gà hoặc bất cứ nơi nào rắn làm phiền bạn:
Lời khuyên
- Nếu không sợ rắn, bạn có thể bắt chúng bằng cách dùng chổi xua rắn vào xô hoặc thùng rác mà không cần dùng đến bẫy.
Cảnh báo
- Nhớ tìm hiểu về rắn, nhất là khi bạn chưa bao giờ đối phó với chúng. Bạn có thể gặp phải rắn độc; và khi đó thì những kiến thức về rắn có thể cứu bạn khỏi nguy hiểm.
Những thứ bạn cần
- Bẫy rắn
- Nơi để thả rắn
- Chất xua đuổi rắn
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểChữa bệnh bong bóng ở cá Cách đểPhân biệt giữa cóc và ếch Cách đểNuôi bọ ngựa Cách đểNuôi dế Cách đểLoại bỏ ếch nhái Cách đểNhận biết cá mang thai Cách đểNhận diện phân của chuột nhắt và chuột cống Cách đểPhân biệt vịt trống và vịt mái Cách đểPhân biệt giới tính của vẹt Cách đểLàm tiêu bản côn trùng Cách đểNuôi nòng nọc Cách đểChăm sóc rùa bỏ ăn Cách đểCứu cá vàng sắp chết Cách đểNhận biết cá betta mắc bệnh Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://davesgarden.com/guides/articles/view/3273/#b
- ↑ http://davesgarden.com/guides/articles/view/3273/#b
- ↑ http://www.snake-removal.com/howtocatch.html
- ↑ http://www.backyardchickens.com/t/515899/best-way-ive-found-yet-to-deal-with-snake-problems
- ↑ http://davesgarden.com/guides/articles/view/3273/# b
- ↑ http://survivallife.com/2013/07/29/quick-simple-dirty-way-to-deal-with-snakes/
- ↑ http://davesgarden.com/guides/articles/view/3273/#b
- ↑ http://www.aaanimalcontrol.com/professional-trapper/howtogetridofsnakes.htm
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Chris Parker Nhà sáng lập Parker Eco Pest Control Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris Parker. Chris Parker là người sáng lập của Parker Eco Pest Control, một dịch vụ kiểm soát dịch hại bền vững có trụ sở tại Seattle. Ông là Chuyên viên Ứng dụng Thuốc trừ sâu Thương mại được chứng nhận tại bang Washington và đã nhận bằng cử nhân của Đại học Washington vào năm 2012. Bài viết này đã được xem 27.378 lần. Chuyên mục: Động vật Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Trung- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểChữa bệnh bong bóng ở cáCách đểPhân biệt giữa cóc và ếchCách đểNuôi bọ ngựaCách đểNuôi dếCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệt17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạnXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramCác bài viết hướng dẫn phổ biến
Cách đểLấy Mật khẩu Facebook của Người khácCách đểThổi bong bóng bằng kẹo cao suCách đểCăn giữa văn bản trên Microsoft WordCách đểGấp hộp giấyCách đểChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCCách đểChép tài liệu từ máy tính sang USBCác bài viết hướng dẫn nổi bật
15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minhChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bèCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản InstagramKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò5 cách để tìm một người trên TinderCác bài viết hướng dẫn nổi bật
5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi11 cách dễ dàng để khen vẻ ngoài của một chàng trai70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào- Chuyên mục
- Thú cưng và Động vật
- Động vật
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--437Từ khóa » Cách Làm Mồi Bẫy Rắn Hổ Mang
-
Sử Dụng Mồi Bẫy Rắn Nào Cho Hiệu Quả, Một Vài Kinh Nghiệm Nhỏ
-
Cách Bẫy Rắn Hổ Mang Bằng Mồi Cóc Và Cái Kết Rắn ... - YouTube
-
Cách Để Bẫy Rắn: 14 Bước (Kèm Ảnh)
-
Cách Làm Thuốc Dụ Rắn Và Bẫy Rắn Bí Truyền - Bẫy Chim Hay
-
Cách Bẫy Rắn Hổ Mang
-
Cách Làm Bẫy Rắn, Thuốc Dụ Rắn Bí Truyền - SAIGON METRO MALL
-
Kiếm Tiền Không Khó Nhờ Bẫy Rắn Hổ Mang
-
Cách Làm Bẫy Rắn - Ruby
-
Kiếm Tiền Không Khó Nhờ Bẫy Rắn Hổ Mang
-
Những Thanh Niên Bẫy Rắn Hổ Mang 'khủng' Bằng Mồi Cóc - VnExpress
-
Bẫy Rắn - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Cách Để Bẫy Rắn Hổ Mang
-
Mồi Dụ Rắn Thái Lan - Nông Lâm Ngư