Cách để Bế Em Bé - WikiHow
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jessie Davidson. Jessie Davidson là chuyên gia chăm sóc trẻ em, CEO và người sáng lập của tổ chức BabysitPro, chuyên cung cấp các khóa học trực tuyến cho người trông trẻ và những người mong muốn trở thành người trông trẻ. Jessie có hơn 20 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ em, chuyên thực hành các phương pháp tốt nhất để chăm trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học. Các khóa học của BabysitPro có đặc điểm riêng và được thiết kế cho từng độ tuổi, do đó người trông trẻ có thể học được những thông tin cụ thể đối với những trẻ mà họ đang chăm sóc. Jessie có bằng cử nhân nghiên cứu tiếng Pháp của Đại học Wheaton và bằng thạc sĩ về nhân học hình ảnh của Đại học Nam California. Bài viết này đã được xem 35.650 lần.
Trong bài viết này: Học cách ôm bé vào lòng Học hỏi thêm nhiều phương pháp bế trẻ em Bài viết có liên quan Tham khảoCho dù đây là lần đầu tiên bạn được lên chức bố mẹ hay tự hào là người thân cận được phép ôm ấp thành viên mới trong một đại gia đình thì học cách bế trẻ sơ sinh đúng cách luôn là điều cần thiết. Tùy thuộc vào việc bạn muốn tiếp xúc với bé như thế nào thì có rất nhiều cách để bế em bé, từ cách ôm vào lòng đến ôm kiểu mặt chạm mặt. Điều quan trọng ở đây là giữ bình tĩnh và tự tin trước khi bế bé, để bé cảm thấy thoải mái với những đụng chạm hay cưng nựng của bạn.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 2:Học cách ôm bé vào lòng
Tải về bản PDF- 1 Hãy giữ bản thân thoải mái và trấn tĩnh trước khi bế bé. Lý do ở đây là bé có thể cảm nhận được liệu bạn có đang lo lắng và hồi hộp hay không. Thoải mái đi nào! Chìa khóa ở đây là thể hiện sự tự tin của bạn. Việc bế trẻ sơ sinh có thể là nỗi khiếp sợ với một số người. Đừng lo lắng quá. Hãy tự nhủ với bản thân rằng bạn có thể làm tốt việc này và niềm vui từ việc ôm ấp bé có thể làm tan biến mọi âu lo. Mặc dù điều quan trọng ở đây là phải luôn cẩn thận, nhưng hãy nhớ rằng trẻ em không yếu ớt và mỏng manh như bạn nghĩ.
- 2 Nâng đầu em bé bằng một tay và dùng tay kia nâng phần thân. Đối với một đứa trẻ mới sinh, thì đầu sẽ là phần nặng nhất so với các bộ phận khác của cơ thể. Vì vậy, bạn nên nhẹ nhàng và cẩn thận hơn khi nâng đầu và cổ bé. Thông thường, bạn sẽ dùng một tay để đỡ đầu bé. Luồn tay phải để nhấc phần thân và mông lên trong khi đó từ từ nâng đầu bé bằng tay trái.
-
- Nên chắc chắn rằng đầu bé đang hướng về một bên để bé có thể thở.
3 Kiểu bế ngực chạm ngực. Nhấc bổng và ôm ghì bé sao cho đầu bé được đặt đối diện với ngực bạn. Theo bản năng, con nít thường cảm thấy dễ chịu hơn khi nghe được nhịp tim của bạn. Bàn tay và cánh tay phải của bạn nên đỡ trọng lượng cơ thể bé, trong khi đó bàn tay và cánh tay trái của bạn nên bảo vệ khu vực đầu và cổ bé. -
- Luôn lắng nghe. Mỗi đứa trẻ sẽ có những nhu cầu riêng về việc chúng muốn được bế như thế nào. Nếu bé nhà bạn cứ khóc om xòm, thử đổi cách bé xem sao!
4 Cảm nhận được sợi dây liên kết với bé. Bế trẻ em có thể sẽ tạo một mối liên quan ràng buộc thú vị giữa bạn và bé. Đây sẽ là khoảng thời gian đáng nhớ để bạn có khoảnh khắc đẹp với bé, như hát, kể chuyện hay thậm chí đùa giỡn với bé, đến khi cho bé ăn, thay tã, hay cho bé ngủ chợp mắt. Đừng quên đổi tay liên tục mỗi khi thấy mỏi. Để làm điều đó, bạn phải luôn để một tay dưới đầu em bé trong khi đổi tay.
Học hỏi thêm nhiều phương pháp bế trẻ em
Tải về bản PDF-
- Để ẵm bé, trước hết bạn nên đặt bé nằm xuống và từ từ nâng bé lên bằng cách luồn một tay xuống đỡ cổ và đầu bé trong khi tay kia luồn dưới lưng và hông bé.
- Xòe rộng các ngón tay hết cỡ sao cho bạn có thể nâng bé lên sát với tầm ngực bạn. Cố gắng giữ bé vững hết sức có thể.
- Nhẹ nhàng luồn tay đang đỡ đầu và cổ bé lên để đỡ cả lưng bé sao cho đầu và thân bé nằm dọc theo cánh tay bạn. Trong lúc này cả đầu và cổ bé sẽ tựa vào chỗ gập khủyu tay của bạn.
- Cánh tay còn lại vẫn giữ nguyên tư thế, tức là vẫn nâng hông và phần dưới của bé.
- Ôm bé lại gần bạn nhẹ nhàng ru bé qua lại nếu bạn muốn.
1 Kiểu ôm ru. Đây được xem là cách phổ biến và đơn giản nhất để bế trẻ sơ sinh. Với cách này, bạn có thể nhìn trực diện vào mắt bé. Bạn có thể bế bé trên tay ngay cả khi bé đang được quấn tã. Chú ý những lời khuyên dưới đây để làm bé cảm thấy dễ chịu nhất: -
- Đặt một tay sau đầu và cổ bé.
- Tay còn lại hãy đặt ở phần thân và hông bé.
- Bế bé dưới tầm ngực bạn sao cho mặt bé sẽ đối diện với mặt bạn.
- Hãy làm mặt vui và ngộ nghĩnh để chọc cười bé.
2 Kiểu mặt chạm mặt. Đây là cách hay để giao tiếp với bé. Để thực hiện đúng phương pháp này, hãy tham khảo các bước dưới đây: -
- Che chắn phần đầu và ngực bé và đặt lên cẳng tay bạn.
- Hãy đảm bảo rằng đầu bé hướng ra ngoài và dựa vào khủy tay của bạn.
- Dùng tay còn lại vỗ nhẹ hoặc xoa lưng bé.
- Thường xuyên kiểm tra đầu và cổ bé để chắc chắn rằng các bộ phận này luôn được nâng đúng tư thế.
3 Kiểu bế bụng. Kiểu bế này rất lý tưởng để xoa dịu bé mỗi khi bé khó chịu hay buồn bực. Dưới đây là một số gợi ý hay cho phương pháp này: -
- Đặt một tay dưới đầu và cổ bé. Sau đó nhẹ nhàng để phần lưng bé vào bên trong cẳng tay mà bạn đang dùng để giữ đầu bé. Bạn có thể dùng tay còn lại đặt dưới đầu bé theo như bạn đã điều chỉnh cho đúng để đảm bảo rằng đầu và cổ bé luôn được nâng đỡ.
- Để bé cuộn tròn theo phần hông bạn trong khi đó chân bé duỗi thẳng bên cạnh bạn.
- Nhẹ nhàng kéo bé lại gần ngực hoặc eo bạn.
- Sử dụng tay còn lại để cho bé bú hay nâng đầu bé thêm một xíu.
4 Kiểu ôm bóng. Kiểu bế này thích hợp khi cho bé bú ngay cả khi bạn đang đứng hay ngồi. Sau đây là một số gợi ý cho phương pháp này: -
- Để lưng bé quay ngược lại với ngực bạn và sao cho đầu bé luôn được dựa vào ngực bạn.
- Đặt một cánh tay của bạn xuống phần dưới của bé.
- Để cánh tay còn lại vòng qua ngực bé.
- Luôn đảm bảo rằng đầu bé vẫn được tựa vào ngực bạn.
- Nếu bạn đang ngồi xuống, cách tốt nhất là đặt bé vào lòng bạn. Lúc này, bạn không nhất thiết phải đặt tay xuống để nâng phần mông của bé nữa.
5 Kiểu bế “chào thế giới.” Đây sẽ là kiểu bế hoàn hảo nếu bé nhà bạn là một đứa trẻ tò mò hay nếu bạn muốn cho bé thấy những gì đang diễn ra xung quanh. Các bước dưới đây là những gì bạn nên thực hiện: -
- Để hông bé (rúc vào hông) hay phần giữa của bé (giạng hai chân ra hai bên hông bạn) đối diện với hông bạn. Luôn chắc chắn rằng phần hông trái hay phần giữa của bé sẽ đối diện với phần hông phải của bạn và ngược lại. Việc này tùy thuộc vào việc bạn muốn bế bé ở bên nào. Cho dù là bên nào, hãy đảm bào rằng đầu bé sẽ luôn hướng ra ngoài. (Liên quan đến bức hình ở trên, người mẹ đang bế bé bên hông phải của cô ấy trong khi hông đứa bé ở bên trái và đầu bé hướng ra ngoài).
- Dùng tay đang bế bé để nâng và điều chỉnh chân và lưng bé một cách chắc chắn và thoải mái cho cả bạn và bé.
- Nếu có thể, hãy dùng tay kia để điều chỉnh thêm chân, lưng, phần dưới hay bất kỳ bộ phận nào mà bé muốn cố định. Tất nhiên là bạn có thể dùng tay này để cho bé bú hay làm các công việc cần thiết khác (cho đến khi bé không cần thêm sự hỗ trợ nào và bạn cảm thấy thoải mái với cách bế này).
- Kiểu bế này rất phổ biến, quan trọng và thuận tiện, đặc biệt khi bạn cần làm nhiều việc một lúc. Nên dành thời gian để tìm hiểu thêm về phương pháp này và áp dụng một cách cẩn thận và an toàn. Đảm bào rằng bạn sẽ vui với những gì bạn đang làm.
6 Bế bé bên hông bạn khi đầu bé trở nên cứng cáp và có thể tự giữ vững. Trong giai đoạn khoảng từ 4 đến 6 tháng, lúc bé lớn thêm một chút, bé sẽ tự giữ vững đầu mà không cần bạn giúp. Nếu bé làm được điều này, bạn nên tham khảo một số cách dưới đây để học cách bế cắp nách (Đây dường như là phương pháp phổ biến cho trẻ nhỏ và trẻ đang tập đi):
Lời khuyên
- Nếu đây là lần đầu tiên bạn bé trẻ em, hãy ngồi xuống và bế bé. Đây là cách dễ nhất để bắt đầu.
- Học hỏi những người có kinh nghiệm về việc chăm sóc trẻ sơ sinh và họ ẵm bé như thế nào trước khi bạn thực hành việc đó.
- Chơi và tiếp xúc với bé trước khi bế bé. Với cách này, bé sẽ dần quen với giọng nói, mùi cơ thể và hình dáng của bạn.
- Nếu bạn nhận ra được rằng đầu bé là bộ phận cần phải nhẹ nhàng và cẩn thận trước khi bế, bạn thật xuất sắc!
- Một phương pháp khác về việc làm sao để đầu bé được nâng mỗi khi bạn bế là dùng phần khủy tay để nâng. Với cách này, bạn có thể sử dụng tay trái để giúp nâng cơ thể bé.
- Trẻ em rất thích được bế, và nếu là người mẹ, bạn sẽ thường xuyên làm việc này. Vú nuôi có thể giúp tay bạn được rảnh rỗi, dỗ dành bé, và giúp công việc nhà của bạn được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Cảnh báo
- Không bế bé khi bạn đang cầm nước nóng, đồ ăn, hay khi bạn đang nấu ăn.
- Nếu bạn không giữ được đầu bé cố định, nó có thể nghẹo sang một bên và gây thương tật suốt đời.
- Đung đưa hay chuyển động đột ngột có thể gây nguy hiểm tới bé.
- Xốc bé thẳng đứng theo kiểu bụng chạm bụng khi bé vẫn chưa tự ngồi được có thể gây nguy hiểm đến xương sống của bé.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểThuyết phục bố mẹ cho nghỉ học Cách đểĐối phó với cha mẹ thích kiểm soát Nếu bạn không cho cha mẹ biết về mối quan hệ của mình thì sao Cách đểPhạt Một Đứa trẻ Hư Cách đểĐối phó khi bị cha mẹ thao túng tinh thần (biết chính xác cần làm và nói gì) Phải làm gì khi mẹ bạn nói những câu làm tổn thương bạn? Cách đểTrở thành Cha Mẹ Tốt Cách đểLàm người Cha tốt Cách đểĐối phó với trẻ bám dính cha mẹ Cách đểTăng Cơ hội Mang Song thai của Bạn Cách đểDạy trẻ em chạy xe đạp Cách đểRèn luyện kỷ luật cho trẻ 4 tuổi Quảng cáoTham khảo
- http://www.parenting.com/article/how-to-hold-a-baby
- http://www.babycenter.com/2_how-to-hold-a-baby_10368219.bc
- http://www.artofmanliness.com/2013/12/11/new-dad-survival-guide-the-skillset/
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Jessie Davidson Chuyên gia chăm sóc trẻ em Bài viết này đã được cùng viết bởi Jessie Davidson. Jessie Davidson là chuyên gia chăm sóc trẻ em, CEO và người sáng lập của tổ chức BabysitPro, chuyên cung cấp các khóa học trực tuyến cho người trông trẻ và những người mong muốn trở thành người trông trẻ. Jessie có hơn 20 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ em, chuyên thực hành các phương pháp tốt nhất để chăm trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học. Các khóa học của BabysitPro có đặc điểm riêng và được thiết kế cho từng độ tuổi, do đó người trông trẻ có thể học được những thông tin cụ thể đối với những trẻ mà họ đang chăm sóc. Jessie có bằng cử nhân nghiên cứu tiếng Pháp của Đại học Wheaton và bằng thạc sĩ về nhân học hình ảnh của Đại học Nam California. Bài viết này đã được xem 35.650 lần. Chuyên mục: Cha mẹ | Đời sống gia đình Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Italy Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Trung Tiếng Nga Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Séc Tiếng Ả Rập Tiếng Nhật Tiếng Hindi Tiếng Hàn Tiếng Thái Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểThuyết phục bố mẹ cho nghỉ họcCách đểĐối phó với cha mẹ thích kiểm soátNếu bạn không cho cha mẹ biết về mối quan hệ của mình thì saoCách đểPhạt Một Đứa trẻ HưTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Cuộc sống Gia đình
- Đời sống gia đình
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--347Từ khóa » Cách ẵm Bé đúng Cách
-
7 Cách Bế Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Cho Bậc Cha Mẹ Lần đầu - Hello Bacsi
-
CÁCH BẾ TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH THEO HƯỚNG DẪN CỦA ...
-
Cách Bế Trẻ Sơ Sinh đúng Cách Theo Từng Tháng - MarryBaby
-
Hướng Dẫn Cách Bế Trẻ Sơ Sinh đúng Kỹ Thuật Theo Từng Giai đoạn
-
Hướng Dẫn Bế Trẻ Sơ Sinh đúng Cách - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Ẵm Bế Em Bé Sơ Sinh Cho Bố - YouTube
-
Cách Bế Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Không Cần Chỉnh - Để Ba Mẹ Tự Làm
-
Cách Bế Bé Sơ Sinh đúng Chuẩn, để Xương Sống Bé Không Bị Cong Vẹo
-
Bế Trẻ đúng Bài Theo Từng... - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
-
Cách Bế Trẻ Theo Từng Tháng Tuổi - Con Mạnh Khỏe, Mẹ Nhàn Tênh
-
Hướng Dẫn Cách Bế Trẻ Sơ Sinh đúng Nhất Theo Từng Tháng - Mamamy
-
Bé Sơ Sinh 3 Tháng Tuổi Phải Bế Như Thế Nào Mới đúng? | Cleanipedia
-
Bạn đã Biết ẵm Bế Em Bé đúng Cách Chưa?