Cách để Cầm Nước Mắt - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sandra Possing. Sandra Possing là huấn luyện viên cuộc sống, diễn giả và doanh nhân sống tại Khu vực Vịnh San Francisco. Sandra chuyên huấn luyện một kèm một với trọng tâm là biến đối lối tư duy và khả năng lãnh đạo. Sandra được đào tạo huấn luyện viên từ Viện Đào tạo Huấn luyện viên và có bảy năm kinh nghiệm huấn luyện cuộc sống. Cô có bằng cử nhân về nhân chủng học của Đại học California, Los Angeles. Có 15 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 183.875 lần.
Trong bài viết này: Cầm nước mắt bằng hoạt động thể chất Ngừng khóc bằng cách đánh lạc hướng sự chú ý Khóc mà không ai biết Khóc và vượt qua chuyện khiến bạn khóc Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoKhóc khi căng thẳng hoặc buồn phiền là hành động hoàn toàn bình thường, nhưng nếu không muốn khóc hoặc không muốn ai nhìn thấy bạn khóc, bạn có thể áp dụng một số cách để cầm nước mắt. Để làm được như vậy, bạn cần thực hiện một số thay đổi về mặt thể chất hoặc tinh thần để không còn chú ý vào những gì khiến bạn buồn và tập trung vào những điều tích cực hơn. Tuy nhiên, nếu việc này không hiệu quả, bạn cũng có thể che giấu nước mắt trong chốc lát để cho bản thân thêm thời gian và tự trấn an trước khi tập trung vào việc khác. Dù là trong trường hợp nào, hãy nhớ rằng bạn đang trải qua việc hoàn toàn bình thường và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 4:Cầm nước mắt bằng hoạt động thể chất
Tải về bản PDF-
- Khi bạn cảm thấy như sắp khóc, hãy hít vào thật chậm và thật sâu bằng mũi, rồi thở ra thật chậm bằng miệng. Hành động này làm tan cảm giác nghẹn ở cổ họng khi bạn muốn khóc, và góp phần làm ổn định suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
- Thử đếm đến 10. Hít vào bằng mũi khi bạn đếm một nhịp. Thở ra bằng miệng trước khi đếm nhịp tiếp theo. Đếm là cách giúp bạn tập trung hoàn toàn vào hơi thở thay vì sự việc khiến bạn khóc.
- Chỉ với một lần hít thở sâu cũng có thể giúp bạn lấy lại bình tĩnh khi đối mặt với việc gì đó khiến bạn muốn khóc. Hãy hít một hơi thật sâu, rồi giữ hơi thở trong chốc lát, và thở ra. Lúc này, bạn chỉ tập trung vào luồng khí đi vào và đi ra khỏi phổi. Việc hít thở sâu cũng cho bạn một khoảng dừng trước khi đối diện với nguyên nhân gây ra nỗi buồn.
1 Tập trung vào hơi thở. Khóc là phản ứng được gây ra bởi trạng thái cảm xúc dâng trào; và cảm giác thả lỏng có được từ việc hít thở sẽ giúp bạn cầm nước mắt.[1] Có lẽ bạn vừa nghĩ đến một kỷ niệm buồn, bạn vừa kết thúc một mối quan hệ tình cảm, hoặc biến cố nào đó vừa xảy ra trong cuộc sống của bạn. Giữ bình tĩnh là việc quan trọng giúp bạn ngừng khóc. Tập trung vào hơi thở như khi thiền là một cách kiểm soát cảm xúc và lấy lại cảm giác bình yên trong lòng. -
- Đưa mắt qua lại hoặc đảo mắt vài lần. Chỉ thực hiện việc này khi bạn biết không ai đang nhìn mình. Bên cạnh hiệu quả khiến bạn phân tâm (vì phải tập trung di chuyển mắt), việc này cũng giúp cho nước mắt không chảy xuống.
- Nhắm mắt. Đây là hành động cho bạn thêm một chút thời gian để xử lý những gì đang diễn ra. Nhắm mắt kết hợp hít thở sâu sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và tập trung vào việc cầm nước mắt.
2 Di chuyển mắt để nuốt nước mắt. Khi bạn muốn khóc nhưng không muốn người khác biết cảm xúc của mình, việc di chuyển mắt có thể giúp bạn cầm nước mắt. Một số nghiên cứu cho biết việc chớp mắt cũng giúp cho nước mắt ngừng tuôn rơi.[2] Hãy chớp mắt vài lần để mắt không còn bị nhòe vì nước mắt. -
- Bóp đùi hoặc bóp hai tay. Chỉ cần bóp đủ mạnh để bạn không còn nghĩ đến sự việc khiến mình muốn khóc.
- Bạn cũng có thể bóp vật gì đó, chẳng hạn như đồ chơi giúp giảm căng thẳng, gối, một phần vạt áo hoặc tay của người thân yêu.
- Đưa lưỡi lên vòm miệng hoặc răng.
3 Chuyển động cơ thể để không tập trung vào chuyện buồn. Khi bạn sắp khóc, hãy chuyển sự chú ý sang việc khác. Khiến bản thân phân tâm bằng chuyển động của cơ thể là một cách giúp bạn ngừng khóc.[3] -
- Nếu bạn có thể ra khỏi tình huống đó trong vài phút, hãy thử mỉm cười để ngừng khóc. Một vài nghiên cứu cho biết việc mỉm cười có thể làm thay đổi tâm trạng theo hướng tích cực kể cả khi bạn không muốn cười.[4]
4 Thả lỏng cơ mặt. Cau mày hoặc nhăn mặt có thể khiến bạn trông như sắp khóc vì biểu cảm khuôn mặt có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Để cầm nước mắt, bạn cần giữ biểu cảm khuôn mặt bình thản trong mọi tình huống khiến bạn muốn khóc. Thả lỏng mày và phần cơ quanh miệng để bạn không trông như đang lo lắng hoặc đau buồn. -
- Uống một ngụm nước để giải tỏa căng thẳng xuất hiện khi thanh môn được mở ra. Việc uống nước giúp cho các cơ ở cổ họng được thả lỏng (và làm dịu hệ thần kinh).
- Nếu không có nước, bạn có thể hít thở chậm và nuốt chậm rãi vài lần. Hít thở là cách giúp bạn thư giãn, còn việc nuốt chậm ra hiệu cho cơ thể biết không cần phải mở thanh môn.
- Ngáp. Đây là cách thả lỏng cơ cổ họng, góp phần làm mất cảm giác nghẹn ở cổ họng khi thanh môn mở ra.
5 Xua tan cảm giác nghẹn ở cổ họng. Một trong những phần khó nhất của việc cầm nước mắt là làm sao để hết cảm giác nghẹn ở cổ họng trước điều khiến bạn muốn khóc. Khi cơ thể cảm thấy căng thẳng, hệ thần kinh tự chủ sẽ phản ứng bằng cách mở thanh môn - phần cơ bắp kiểm soát việc mở từ phía sau cổ họng đến thanh quản. Thanh môn mở ra là nguyên nhân tạo nên cảm giác nghẹn ở cổ họng khi bạn cố gắng nuốt.[5]
Ngừng khóc bằng cách đánh lạc hướng sự chú ý
Tải về bản PDF-
- Hoặc, bạn có thể nghĩ đến lời bài hát yêu thích. Việc nhớ lời và hát nhẩm trong đầu là cách giúp bạn không nghĩ đến chuyện buồn. Cố gắng nghĩ đến lời bài hát tươi vui để cải thiện tâm trạng.
1 Tập trung vào việc khác. Đôi khi bạn có thể cầm nước mắt bằng cách chuyển sự chú ý sang thứ khác. Ví dụ, bạn đánh lạc hướng sự chú ý bằng cách thực hiện các phép tính đơn giản trong đầu. Việc cộng vài số nhỏ hoặc nhẩm đọc bảng cửu chương trong đầu sẽ khiến bạn không còn chú ý đến sự việc buồn phiền và giúp bạn lấy lại bình tĩnh. -
- Cố gắng mỉm cười khi nghĩ về chuyện vui nào đó.
2 Nghĩ đến chuyện vui vẻ. Mặc dù việc này có vẻ khó khi bạn đang đối mặt với chuyện khiến mình muốn khóc, nhưng việc nghĩ đến điều vui nhộn thực sự có thể giúp bạn ngừng khóc. Hãy nghĩ đến điều gì đó đã khiến bạn cười sảng khoái trong quá khứ, chẳng hạn như một kỷ niệm vui, một đoạn phim, hoặc câu chuyện hài hước mà bạn từng nghe.[6] -
- Nhớ rằng bạn là một người tuyệt vời luôn được bạn bè và người thân yêu thương. Nghĩ về điều bạn đã đạt được trong cuộc sống, cùng với những gì bạn mong đạt được trong tương lai. Tuy nhiên, việc này có thể khiến bạn khóc nhiều hơn!
- Nghiên cứu cho biết việc nói những lời động viên tích cực với bản thân có rất nhiều lợi ích sức khỏe bên cạnh hiệu quả xoa dịu nỗi buồn. Đây là việc đem đến nhiều lợi lạc cho cuộc sống của bạn, chẳng hạn như tăng khả năng miễn dịch đối với bệnh cảm lạnh thông thường, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, cải thiện khả năng đối phó với các tình huống khó khăn và giảm nguy cơ tử vong do đau tim.[7]
3 Tự nhủ rằng bạn là một người mạnh mẽ. Động viên bản thân khi bạn sắp khóc có thể giúp bạn vượt qua chuyện đó. Hãy nói với bản thân rằng bạn được phép buồn, nhưng bạn không thể buồn ngay lúc này. Nhắc lại lý do bạn không thể khóc ngay bây giờ - bạn không muốn khóc trước mặt người lạ, hoặc bạn muốn làm chỗ dựa vững chắc cho ai đó, v.v. Bạn vẫn cho bản thân được cảm nhận nỗi buồn, nhưng bạn cần sự vững vàng tại thời điểm này. -
- Mở bộ phim mà bạn muốn xem (hoặc bộ phim kinh điển yêu thích). Nếu không thích xem phim, bạn có thể đọc quyển sách yêu thích hoặc xem một tập của chương trình tivi mà bạn thích.
- Đi dạo để thả lỏng đầu óc. Thường thì ra ngoài hít thở không khí là cách đánh lạc hướng suy nghĩ rất tuyệt vời - hãy tập trung cảm nhận vẻ đẹp của khung cảnh xung quanh và cố gắng tránh nghĩ về điều khiến bạn buồn.
- Tập thể dục. Chất endorphin được sản sinh từ việc tập thể dục sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi đang buồn. Tập thể dục cũng khiến bạn tập trung vào việc đang làm thay vì cảm xúc của bạn.[8]
4 Làm việc gì đó khiến bạn bị phân tâm. Khi bạn muốn cầm nước mắt, đừng tiếp tục nghĩ về chuyện khiến bạn rơi nước mắt. Khiến bản thân phân tâm là cách giúp bạn tạm quên chuyện buồn - nhưng bạn vẫn cần đối mặt với chuyện đó vào lúc khác.
Khóc mà không ai biết
Tải về bản PDF-
- Nói rằng bạn đang gặp phải tình trạng dị ứng nghiêm trọng. Đây là lời biện minh quen thuộc cho việc khóc, vì tình trạng dị ứng thường khiến mắt bị đỏ và chảy nước mắt.
- Ngáp và nói “mỗi lần mình ngáp là nước mắt lại chảy ròng ròng”.
- Nói rằng có lẽ bạn bị ốm. Thông thường, khi ai đó bị ốm, mắt của họ sẽ trông như nhòe đi. Viện cớ ốm cũng là cách giúp bạn rời khỏi tình huống hiện tại.
1 Bịa ra nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt. Mặc dù những người xung quanh có thể nhận ra lời nói dối vô hại của bạn, nhưng việc này giúp bạn lấy lại bình tĩnh. -
- Giả vờ như bạn đang cố lấy bụi ra khỏi hốc mắt, rồi lau nước mắt đọng ở mép mi dưới. Nhẹ nhàng ấn ngón trỏ vào hốc mắt cũng là một cách lau nước mắt.
- Giả vờ hắt hơi và đưa khuỷu tay lên che mặt (như vậy bạn có thể dùng cánh tay lau nước mắt). Nếu bạn không thể giả vờ hắt hơi, hãy nói “mình muốn hắt hơi mà không được”.
2 Lén lau nước mắt. Nếu bạn không thể cầm nước mắt, lén lau nước mắt là cách giúp bạn ngừng khóc. -
- Khi bạn có thể ra ngoài, hãy hít thở thật sâu. Như vậy, bạn sẽ không còn muốn khóc nữa.
3 Rời khỏi tình huống. Nếu gặp phải tình huống tiêu cực khiến bạn muốn khóc, bạn nên tìm cách rời khỏi. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ lao nhanh ra khỏi đó. Khi gặp chuyện khiến bạn không vui, bạn có thể xin phép rời khỏi phòng trong một lúc. Việc tạm tránh những gì khiến bạn muốn khóc sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và có thể cầm nước mắt.[9] Bằng cách tạm lánh mặt, bạn đang tách khỏi vấn đề đó cả về thể chất lẫn tinh thần.
Khóc và vượt qua chuyện khiến bạn khóc
Tải về bản PDF-
- Khóc cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Cơ thể sẽ có cơ hội thải độc tố khi bạn khóc. Sau khi khóc, bạn cũng cảm thấy vui vẻ hơn và bớt căng thẳng.[10]
- Lưu ý, khóc là dấu hiệu của sức mạnh tinh thần, không phải sự yếu đuối.
1 Khóc. Đôi khi bạn chỉ cần khóc và không cần cảm thấy tội lỗi. Khóc là hành động hoàn toàn tự nhiên của con người. Kể cả khi bạn cố gắng cầm nước mắt trong một lúc, bạn vẫn cần để bản thân được buồn vào lúc khác. Hãy tìm một nơi yên tĩnh mà bạn có thể ngồi một mình và cho phép bản thân được khóc thỏa thích. -
- Nếu không thể tìm ra nguyên nhân khiến bạn khóc, bạn có thể trao đổi với chuyên gia trị liệu tâm lý để được giúp đỡ. Nếu bạn khóc nhiều hoặc thường xuyên muốn khóc, có lẽ bạn đang bị trầm cảm và cần được điều trị.[12]
2 Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn khóc hoặc muốn khóc. Dành thời gian nghĩ về điều khiến bạn khóc hoặc muốn khóc là một việc quan trọng. Khi tìm được nguyên nhân, bạn có thể phân tích chi tiết hơn và tìm ra giải pháp hoặc cách cải thiện tâm trạng. Hãy nghĩ về chuyện khiến bạn muốn khóc. Có người hoặc tình huống nào khiến bạn cảm thấy như vậy không? Có chuyện gì xảy ra gần đây khiến bạn buồn không (chẳng hạn như chia tay với người yêu, người thân yêu qua đời)? Hoặc còn có lý do nào khác khiến bạn phải liên tục cố gắng nuốt nước mắt?[11] -
- Nếu người nào đó khiến bạn muốn khóc, hãy thử viết một lá thư cho họ. Việc trút hết tâm sự vào giấy có thể dễ dàng hơn việc nói ra bằng lời. Kể cả khi bạn không gửi thư cho người đó, bạn vẫn cảm thấy tốt hơn sau khi bộc bạch cảm xúc và suy nghĩ của mình.
3 Viết nhật ký. Viết suy nghĩ ra giấy là cách giúp bạn sắp xếp chúng và cảm thấy tốt hơn. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp bạn đối mặt với tình trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên dành vài phút mỗi ngày để viết suy nghĩ và cảm xúc của mình. Bạn có thể sắp đặt bố cục của nhật ký theo ý thích và viết những gì mình muốn.[13] -
- Trò chuyện với người khác cũng giúp bạn cảm thấy mình không cô đơn trong tình huống đó. Nếu bạn cảm thấy như đang gánh cả thế giới trên vai, hãy tâm sự với ai đó và để họ giúp bạn phân loại suy nghĩ lẫn cảm xúc.
- Trò chuyện với chuyên gia trị liệu tâm lý rất hữu ích cho người gặp phải tình trạng trầm cảm, lo âu, mất mát, vấn đề về sức khỏe, vấn đề tình cảm, v.v. Cân nhắc việc gặp gỡ chuyên gia trị liệu tâm lý nếu bạn vẫn tiếp tục khóc hoặc nếu bạn muốn trò chuyện với ai đó trong môi trường an toàn và riêng tư.[14]
4 Trò chuyện với ai đó. Sau khi khóc, bạn nên tâm sự với người nào đó về việc đã xảy ra. Hãy nói với bạn thân, người thân hoặc chuyên gia trị liệu tâm lý về chuyện khiến bạn muốn khóc. Như người xưa có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, người tâm sự cùng bạn có thể góp ý giúp bạn giải quyết khó khăn trước mắt. -
- Ở cạnh những người khiến bạn vui. Hãy làm những việc bạn thích như đi dã ngoại, vẽ vời, v.v. Đến bữa tiệc và gặp gỡ người mới, hoặc cùng bạn bè trưng diện và tự tổ chức tiệc. Cho bản thân được đắm chìm trong những hoạt động khiến bạn bận rộn là một cách tuyệt vời để tạm quên nỗi buồn.
5 Đánh lạc hướng suy nghĩ bằng những việc bạn yêu thích. Dành thời gian cho những sở thích là cách giúp bạn có thêm góc nhìn mới trong giai đoạn khó khăn.[15] Hãy dành một ít thời gian mỗi tuần cho các sở thích của bạn. Kể cả khi bạn cảm thấy như không thể hòa nhập hoàn toàn với cuộc sống xung quanh vì chuyện buồn phiền đang gặp phải, bạn cũng sẽ sớm bắt gặp bản thân trở nên vui vẻ và cười sảng khoái.
Lời khuyên
- Một cái ôm từ bạn bè hoặc người thân sẽ giúp bạn cảm thấy được xoa dịu.
- Nghiến răng có thể giúp bạn cầm nước mắt nếu bạn đang ở nơi công cộng. Khi bạn lấy lại bình tĩnh, hãy nghĩ đến nguyên nhân và người khiến bạn khóc.
- Bình tĩnh nói ra nguyên nhân khiến bạn buồn phiền với người đã gây ra điều đó.
- Hít thở sâu, nhắm mắt, nằm xuống và thư giãn.
- Nghĩ về điều gì đó êm dịu và vui vẻ trong thời thơ ấu.
- Đọc hoặc trao đổi với ai đó về các cách giúp bạn kiểm soát cảm xúc và cố gắng áp dụng các phương pháp đó.
- Đến nơi yên tĩnh mà bạn thích để được ở một mình và sắp xếp các suy nghĩ. Bạn có thể rủ thêm một người bạn có khả năng giúp đỡ/làm chỗ dựa tinh thần cho bạn.
- Ngồi hoặc đứng thẳng giúp bạn cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn để không bật khóc.
- Cầu nguyện, nếu bạn có niềm tin tôn giáo.
- Nhắc nhở bản thân rằng mọi việc xảy ra đều có lý do của nó và tất cả những việc này sẽ giúp ích cho tương lai của bạn.
- Ăn một ít sô-cô-la hoặc thức ăn giúp cải thiện tâm trạng.
- Tâm sự với bạn thân hoặc cha/mẹ; hãy kể cho họ nghe hết mọi chuyện. Có thể họ sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Cảnh báo
- Nếu bạn nghĩ đến việc làm hại chính mình hoặc người khác, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
- Nếu bạn có biểu hiện trầm cảm tiềm ẩn và/hoặc bạn muốn tự sát, hãy nói ra cảm xúc thật của bạn với một người trưởng thành đáng tin cậy để được hỗ trợ và điều trị. Tại Mỹ, bạn có thể gọi 1-800-273-TALK (8255) ngay lập tức để được giúp đỡ khi có suy nghĩ tự sát; hãy làm bất kỳ việc gì bạn có thể để bảo vệ bản thân!
- Nếu bạn không muốn tâm sự với ai, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia. Bạn nên gặp cố vấn tại trường học hoặc chuyên gia trị liệu tâm lý. Sẽ luôn có ai đó sẵn lòng lắng nghe bạn. Kể cả việc trò chuyện với một người trưởng thành đáng tin cậy (dù họ không phải là người thân) cũng có thể giúp ích cho bạn.
- Việc cố cầm nước mắt không hề tốt cho sức khỏe, và thậm chí có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa và huyết áp. Hành động này cũng gây thêm nhiều vấn đề về cảm xúc, và nếu bạn không khóc để giải tỏa cảm xúc trong thời gian dài, bạn có thể gặp phải tình trạng suy sụp tinh thần nghiêm trọng.[16]
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêm Cách đểGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng Bạn Cách đểAn ủi người đang khóc Cách đểTin tưởng ở Bản thân Cách đểLàm Ai đó Cười Cách đểTrở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mình Cách đểBớt Ngây thơ Cách đểXoa dịu người đang tức giận qua tin nhắn Cách đểVượt qua Sự tự ti Cách đểTự Thôi miên Cách đểKhóc và Giải toả Áp lực Cách đểBắt đầu cuộc sống mới từ dưới đáy sâu cuộc đời Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.npr.org/2010/12/06/131734718/just-breathe-body-has-a-built-in-stress-reliever
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11166137
- ↑ http://www.shortlist.com/instant-improver/how-to-stop-yourself-crying
- ↑ http://web.psych.ualberta.ca/~varn/bc/Kleinke.htm
- ↑ http://www.madsci.org/posts/archives/1997-03/855114309.An.r.html
- ↑ http://www.shortlist.com/instant-improver/how-to-stop-yourself-crying
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/positive-thinking/art-20043950
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/exercise-fitness/emotional-benefits-of-exercise.htm
- ↑ http://psychcentral.com/lib/the-benefits-of-stress-management/
- ↑ http://www.medicaldaily.com/cry-it-out-6-surprising-health-benefits-shedding-few-tears-333952
- ↑ http://www.payscale.com/career-news/2014/10/what-to-do-when-you-cry-at-work
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/basics/symptoms/con-20032977
- ↑ http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4552
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/stress-anxiety-depression/pages/benefits-of-talking-therapy.aspx
- ↑ http://blogs.psychcentral.com/thrive/2014/05/the-value-of-hobbies/
- ↑ http://www.shape.com/lifestyle/mind-and-body/it-bad-your-health-try-not-cry
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Sandra Possing Huấn luyện viên cuộc sống Bài viết này đã được cùng viết bởi Sandra Possing. Sandra Possing là huấn luyện viên cuộc sống, diễn giả và doanh nhân sống tại Khu vực Vịnh San Francisco. Sandra chuyên huấn luyện một kèm một với trọng tâm là biến đối lối tư duy và khả năng lãnh đạo. Sandra được đào tạo huấn luyện viên từ Viện Đào tạo Huấn luyện viên và có bảy năm kinh nghiệm huấn luyện cuộc sống. Cô có bằng cử nhân về nhân chủng học của Đại học California, Los Angeles. Bài viết này đã được xem 183.875 lần. Chuyên mục: Sức khỏe tâm thần và Cân bằng tâm lý Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Pháp Tiếng Đức Tiếng Hà Lan Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Séc Tiếng Nhật Tiếng Indonesia Tiếng Thái Tiếng Ả Rập Tiếng Hindi Tiếng Hàn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmCách đểGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnCách đểAn ủi người đang khócCách đểTin tưởng ở Bản thânTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Sức khỏe tâm thần và Cân bằng tâm lý
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--446Từ khóa » Khóc Hết Nước Mắt để Làm Gì
-
Không Thể Tha Thứ Thêm Lần Nữa - Lâm Hùng
-
Rơi Nước Mắt Cũng … Tốt Thôi! - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cứ Khóc “vô Tư đi” Vì Nước Mắt Có đến 9 Công Dụng Thần Kì - Dr.Binh
-
10 Lợi ích Của Việc Khóc Giúp Bạn Cảm Thấy Thoải Mái Hơn - Hello Bacsi
-
Tại Sao Chúng Ta Khóc? | Vinmec
-
Không Thể Tha Thứ Thêm Lần Nửa - Lâm Hùng - NhacCuaTui
-
Khóc Hết Nước Mắt - Quang Hà - YouTube
-
Nếu Không Khóc Thì Nước Mắt để Làm Gì?
-
Nếu Quá đau Khổ, Hãy Cứ Khóc Hết Nước Mắt Như Thư Và Huệ Trong ...
-
Cách để Khóc Ngay Tại Chỗ - WikiHow
-
Bí Kíp Giúp Bạn "chảy Nước Mắt" Khi Buồn - Kenh14
-
Làm Sao để Cầm được Nước Mắt Một Cách Dễ Dàng?