Cách để Chăm Sóc Chó Mẹ Sau Sinh - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 130.892 lần.
Trong bài viết này: Chuẩn bị cho cuộc sinh nở của chó mẹ Theo dõi chó mẹ sau khi sinh con Chăm sóc chó mẹ Chăm sóc chó con mới sinh Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoBản năng tự nhiên sẽ giúp chó mẹ vượt qua cuộc sinh nở, nhưng bạn cũng nên biết cách giúp đỡ chó mẹ và cả chó con sao cho chúng được an toàn và khỏe mạnh.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 4:Chuẩn bị cho cuộc sinh nở của chó mẹ
Tải về bản PDF- 1 Đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Hẹn với bác sĩ thú y để đưa chó mẹ đến khám. Bác sĩ sẽ xác nhận tình trạng mang thai của chó và kiểm tra các biến chứng nếu có.[1]
-
- Chọn nơi tách biệt, chẳng hạn như một phòng riêng để chó có sự riêng tư và yên tĩnh.
2 Chuẩn bị ổ nằm cho chó. Làm ổ cho chó ít nhất là một tuần trước ngày sinh dự tính. Bạn cần dành không gian riêng cho chó bằng cách chuẩn bị giường hay hộp có lót khăn hoặc chăn sao cho thoải mái. - 3 Đặt thức ăn và nước uống bên trong hoặc gần ổ nằm của chó. Đặt sẵn thức ăn và nước gần ổ nằm của chó để nó có thể dễ dàng tiếp cận. Như vậy chó mẹ sẽ không phải rời lũ chó con để ăn uống.
-
- Bạn nên cho chó mẹ ăn thức ăn dành cho chó con đến khi lũ chó con cai sữa.[2]
4 Cho chó mẹ ăn thức ăn dành cho chó con. Chó mang thai cần ăn thức ăn chất lượng tốt dành cho chó con có hàm lượng protein và can-xi cao. Điều này sẽ giúp cơ thể chó mẹ chuẩn bị tiết đủ sữa.
Theo dõi chó mẹ sau khi sinh con
Tải về bản PDF-
- Nhiều trường hợp chó con được sinh ra vào giữa đêm, khi bạn còn đang ngủ. Khi chó mẹ gần đến ngày sinh, bạn cần tạo thói quen đến thăm chó ngay khi vừa thức dậy.
1 Để mắt đến chó mẹ trong thời gian sinh nở. Nếu sự có mặt của bạn không khiến chó mẹ hoảng sợ, bạn hãy xem chừng trong lúc nó chuyển dạ. Bạn không phải lo lắng. Chó mẹ sẽ có những cơn co thắt khó chịu cũng như phụ nữ khi sinh con vậy. Đó là một phần của quá trình sinh nở. -
- Nếu cần thiết, bạn có thể cẩn thận buộc dây rốn cách chó con một khoảng 2,5 cm và cắt bằng kéo sạch.
2 Đảm bảo chó mẹ phải làm vệ sinh cho chó con ngay. Chó mẹ sẽ làm vệ sinh cho chó con ngay sau khi ra đời. Chờ một hoặc hai phút để chó mẹ xé lớp màng bọc bên ngoài và liếm sạch chó con. Nếu quá thời gian này mà chó mẹ vẫn chưa thực hiện xong, bạn cần phải can thiệp và bóc lớp màng bọc chó con, sau đó tích cực xoa cho chó con khô và kích thích hô hấp cho nó.[3] -
- Nếu chó con hoàn toàn không bú mẹ hoặc chó mẹ không cho con bú thì có lẽ là có điều gì đó không ổn ở chó con, chẳng hạn như khe hở vòm miệng. Bạn hãy mở miệng chó con ra và nhìn vào vòm miệng của nó. Vòm miệng của chó con phải có bề mặt liền, không có lỗ hở thông với các xoang. Bạn nên hỏi bác sĩ thú y nếu thấy lo ngại.
- Có thể bạn phải cho chó con bú bằng ống hoặc bình sữa với sữa công thức dành cho chó con nếu nó không bú được hoặc không khỏe.
3 Đảm bảo chó con được bú mẹ. Chó con sẽ bắt đầu bú sữa mẹ trong vòng 1-3 tiếng sau khi sinh. Có thể bạn cần phải đặt chó con trước đầu vú chó mẹ và nhẹ tay nặn chút sữa để chó con ngửi thấy mùi sữa và bú. - 4 Đếm số chó con. Sau khi lũ chó con ra đời, bạn nên đếm xem chính xác có bao nhiêu chó con. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi chúng tốt hơn.
-
- Có một số trường hợp chó mẹ bị nôn sau khi ăn nhau thai.
- Nhớ rằng mỗi chó con đếu có một nhau thai.
5 Đừng dọn nhau thai ngay. Chó mẹ có thể muốn ăn nhau thai, và điều này không có hại gì. Chó mẹ đang lấy lại chất dinh dưỡng mà nó đã dồn vào việc mang thai. Bạn không cần phải dọn dẹp ngay. Nếu chó mẹ không ăn nhau thai, bạn hãy vứt vào sọt rác. -
- Sưởi ấm bằng đèn sưởi đặt ở một góc hộp nơi chó con nằm. Nếu chó con bị lạnh, nó sẽ không cử động nhiều. Bạn hãy kiểm tra để đảm báo ổ chó được ấm áp và lũ chó con nằm sát nhau và sát với mẹ chúng.
6 Giữ ấm nơi chó nằm. Cơ thể chó con chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt tốt, vì vậy chúng cần được giữ ấm. Trong vài ngày đầu sau khi chó con sinh ra, bạn cần giữ nhiệt độ trong ổ chó con vào khoảng 30 độ C. Sau đó bạn có thể hạ nhiệt độ xuống khoảng 24-26,5 độ C. - 7 Đem chó mẹ và chó con đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Hẹn với bác sĩ để đem chó đến kiểm tra sau khi sinh. Bác sĩ sẽ khám để đảm bảo rằng chó mẹ đang lành sau khi sinh và lũ chó con đang lớn.
-
- Chó mẹ có thể cũng biểu hiện bản năng bảo vệ con trước con người, vì vậy bạn cũng cần ngăn chặn trẻ nhỏ quấy rầy lũ chó con.
8 Tránh để cho các chú chó khác đến gần chó mẹ và chó con mới sinh. Nếu chó bố cũng được nuôi trong nhà, bạn cần đảm bảo nó phải ở nơi tách biệt với chó mẹ và lũ con của nó. Những chú chó khác trong nhà cũng không được phép lại gần mẹ con chó mới sinh. Chó mẹ có thể trở nên hung dữ để bảo vệ bầy con của nó. Điều này là bình thường, và bạn không nên phạt chó mẹ vì bản năng làm mẹ của nó. - 9 Không tắm cho chó mẹ ngay sau khi sinh. Trừ khi chó bị lấm bẩn, nếu không, bạn hãy chờ vài tuần hẵng tắm cho chó mẹ bằng dầu tắm yến mạch nhẹ dịu dành riêng cho chó. Nhớ xả sạch nước để chó con khỏi tiếp xúc với dư lượng xà phòng còn sót lại khi chúng bú sữa mẹ. Quảng cáo
Chăm sóc chó mẹ
Tải về bản PDF-
- Cho chó mẹ ăn theo ý muốn của nó, thông thường lượng thức ăn của chó mẹ trong thời gian này sẽ nhiều gấp bốn lần so với trước khi mang thai. Bạn đừng sợ cho chó ăn quá nhiều, vì việc sản xuất sữa cho chó con đòi hỏi nhiều calo.
- Lưu ý rằng trong vòng 24-48 tiếng sau khi sinh, chó mẹ có thể không ăn gì nhiều.[4]
1 Cho chó mẹ ăn thức ăn dành cho chó con. Chó mẹ đang cho con bú cần phải ăn loại thức ăn chất lượng dành cho chó con với hàm lượng cao protein và can-xi để có thể tiết đủ sữa cho con bú. Bạn nên cho chó mẹ ăn thức ăn dành cho chó con cho đến khi lũ chó con cai sữa. -
- Bệnh sốt sữa có nguyên nhân là do mức can-xi trong máu hạ xuống đáng kể và thường xảy ra vào 2-3 tuần sau khi bắt đầu cho chó con bú. Các cơ bắp của chó mẹ bắt đầu căng cứng và có thể run rẩy. Tình trạng này có thể dẫn đến co giật vì mức can-xi trong máu hạ xuống quá thấp.
- Nếu nghi ngờ chó mẹ bị sốt sữa, bạn hãy tìm bác sĩ thú ý ngay lập tức.
2 Không trộn thực phẩm bổ sung can-xi vào thức ăn của chó mẹ. Bạn đừng bổ sung thêm can-xi vào chế độ ăn của chó mẹ mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ thú y. Việc nạp quá nhiều can-xi có thể khiến chó mẹ mắc bệnh sốt sữa sau này.[5] - 3 Để cho chó mẹ tự đặt thời gian biểu. Trong vòng 2-4 tuần đầu tiên, chó mẹ sẽ rất bận rộn với việc chăm sóc đàn con của nó. Chó mẹ sẽ không muốn rời xa lũ chó con quá lâu. Điều quan trọng với chó mẹ vào thời gian này là ở gần đàn chó con để giữ ấm và cho chúng bú. Bạn chỉ nên dắt chó mẹ ra ngoài đi vệ sinh trong khoảng 5-10 phút.
-
- Dịch vụ cắt tỉa lông chó hoặc bác sĩ thú y có thể giúp bạn làm việc này nếu bạn cảm thấy khó khăn hoặc không có công cụ.
4 Cắt tỉa lông cho chó có bộ lông dài. Nếu là giống chó lông dài, chó mẹ cần được cắt lông xung quanh đuôi, hai chân sau và gần các tuyến vú để giữ sạch những khu vực này khi lũ chó con ra đời. -
- Nếu nghi ngờ chó mẹ bị viêm vú, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Cho dù có phải đưa chó đến bệnh viện thú y cấp cứu, bạn cũng cần làm ngay.[6] , [7] ,[8]
5 Kiểm tra tuyến vú của chó mẹ hàng ngày. Bệnh viêm vú (mastitis) có thể xảy ra và tiến triển nặng rất nhanh. Nếu bạn phát phát hiện thấy tuyến vú chó mẹ chuyển màu rất đỏ (hoặc tím), cứng, nóng hoặc đau thì nghĩa là đã có vấn đề. Trong một số trường hợp, bệnh viêm vú có thể gây tử vong cho chó mẹ trong thời kỳ cho con bú. -
- Nếu thấy dịch tiết có màu vàng, xanh, xám, hoặc có mùi hôi, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y. Có thể chó mẹ bị nhiễm trùng trong tử cung.[9]
6 Biết rằng chó mẹ sẽ có dịch tiết âm đạo. Hiện tượng chó mẹ tiết dịch âm đạo trong vài tuần đầu (đến khoảng 8 tuần) sau khi sinh là điều bình thường. Dịch tiết có thể có màu nâu đỏ và chảy thành dây, đôi khi có mùi hôi nhẹ.
Chăm sóc chó con mới sinh
Tải về bản PDF-
- Bạn có thể cân chó con bằng cân điện tử để đảm bảo rằng chúng lên cân mỗi ngày. Chó con sẽ tăng cân gấp đôi sau tuần đầu tiên.[10]
- Đừng bỏ qua chú chó con nào trông có vẻ gầy gò hoặc thụ động hơn những con khác cùng lứa. Bạn hãy đem nó đến bác sĩ thú y ngay. Có thể chú chó con đó cần phải được cho ăn bổ sung hoặc điều trị theo cách khác.
1 Theo dõi đàn chó con còn bú mẹ. Đảm bảo chó con bú mẹ vài tiếng một lần trong vài tuần đầu tiên. Chúng sẽ ăn ít nhất 2-4 tiếng một lần. Lũ chó con được nuôi đầy đủ sẽ ngủ ngoan; nếu chó con kêu nhiều thì có lẽ chúng thiếu dinh dưỡng. Bạn có thể kiểm tra những cái bụng nhỏ béo tròn và bộ lông mượt là dấu hiệu cho thấy rằng đàn chó con được chăm sóc tốt. - 2 Theo dõi những bất yếu tố bất thường ở lũ chó con. Nếu bạn nhận thấy tất cả các chú chó con đều lớn lên sau vài ngày đầu, duy chỉ có một con trông vẫn còn nhỏ và gầy gò, có thể đó là dấu hiệu thiếu dinh dưỡng hoặc một vấn đề khác. Bạn cần đem chú nó đến bác sĩ thú y để được kiểm tra ngay. Chó mới đẻ cũng như em bé sơ sinh, có thể bị bệnh và mất nước rất nhanh.
- 3 Giữ sạch sẽ ổ chó mới sinh. Khi lũ chó con lớn dần lên và di chuyển nhiều hơn, chỗ nằm của chúng sẽ bẩn hơn. Bạn cần dọn vệ sinh cho bầy chó con ít nhất mỗi ngày 2-3 lần để giữ sạch ổ nằm của chúng.
- 4 Vuốt ve chó con để giao tiếp với chúng. Chó con cần được giao tiếp lành mạnh với thế giới mới mẻ xung quanh, bao gồm cả việc làm quen với con người. Mỗi ngày bạn hãy bế chó con trong tay vài lần. Cho chó con làm quen với sự đụng chạm trên toàn bộ cơ thể để chúng khỏi lạ lẫm khi lớn lên.
-
- Chó con cần được cai sữa hoàn toàn và tự ăn được thức ăn dành cho chó trước khi chuyển sang nhà mới.
- Việc bắt đầu xổ giun và chủng ngừa cho chó con nên được thực hiện trước khi cho chó con đi. Bạn có thể nhờ bác sĩ thú y tư vấn và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
5 Chờ cho chó con được tám tuần tuổi mới cho chúng đi. Nếu muốn bán hoặc cho chó con đi, bạn hãy chờ cho đến khi chúng đủ 8 tuần tuổi trước khi trao chúng cho chủ mới. Tại một vài bang ở Mỹ, chẳng hạn như bang California, việc bán hoặc cho chó con đi trước khi chúng được 8 tuần tuổi là bất hợp pháp.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểXác định giới tính của chó Cách đểNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối Cách đểNhận biết chó đã sinh xong Cách đểLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dục Cách đểNhận biết dấu hiệu động dục ở chó Cách đểChữa đau bụng cho chó Cách đểNhận biết chó con bị thương sau khi ngã Cách đểGiúp phân chó cứng lại Cách đểCho chó đi ngủ Cách đểMát xa cho Chó cưng của Bạn Cách đểChơi đùa với chó con Cách đểXác định giới tính chó con Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?A=1459
- ↑ http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/breeding-for-dog-owners-caring-from-birth-to-weaning/489
- ↑ http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=678
- ↑ http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/breeding-for-dog-owners-caring-from-birth-to-weaning/489
- ↑ http://www.petmd.com/dog/conditions/reproductive/c_dg_eclampsia
- ↑ http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=678
- ↑ http://www.vetinfo.com/symptoms-mastitis-dogs.html
- ↑ http://www.petmd.com/dog/conditions/endocrine/c_dg_mastitis
- ↑ http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=678
- ↑ http://www.peteducation.com/article.cfm?c=2+2108&aid=916
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Natalie Punt, DVM Bác sĩ thú y Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Bài viết này đã được xem 130.892 lần. Chuyên mục: Chó Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Đức Tiếng Trung Tiếng Pháp Tiếng Séc Tiếng Thái Tiếng Ả Rập Tiếng Hàn- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểXác định giới tính của chóCách đểNhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiCách đểNhận biết chó đã sinh xongCách đểLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dụcTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Thú cưng và Động vật
- Chó
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--529Từ khóa » Chó Poodle ăn Gì Sau Khi Sinh
-
Chó Mẹ Sau Sinh Nên ăn Thức ăn Gì để Khỏe Mạnh, Nhiều Sữa?
-
Cho Chó Mẹ Ăn Gì Để Có Nhiều Sữa? - Pety
-
5 Tiêu Chí Chăm Sóc Chó Poodle Mới đẻ Khỏe Mạnh - Pet Mart
-
[Bật Mí] Các Loại Thức ăn Cho Chó Mẹ Nuôi Con để Có Nhiều Sữa
-
Cho Chó Mẹ ăn Gì để Có Nhiều Sữa, Khỏe Mạnh Sau Sinh? - HappyVet
-
Nhóm Thức ăn Cho Chó Mẹ Nuôi Con Không Lo Thiếu Sữa - Websosanh
-
Cho Chó Mẹ ăn Gì để Có Nhiều Sữa? Bí Kíp "giải Vây" Chủ Nuôi
-
Cho Chó Mẹ Ăn Gì Để Có Nhiều Sữa Và 7 Khẩu Phần Ăn Thần Kỳ ...
-
Nuôi Chó Mẹ & Chó Con Mới Đẻ - Cho Chó Mẹ Ăn Gì Để Nhiều Sữa?
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Cho Poodle Sau Sinh Khỏe Mạnh - Iupets
-
Chó Poodle Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì Để Khỏe Mạnh, Nhanh Lớn
-
Bí Quyết Giúp Chó Mẹ Nhiều Sữa Sau Sinh( SVet)
-
Nên Cho Chó Poodle ăn Gì? Thức ăn Dinh Dưỡng Dành Cho Chúng
-
Cách Chăm Sóc Chó Mới Đẻ: 3 Điều Cơ Bản Nhưng Ít Người Nhớ