Cách để Chia Tay Một Cách Êm đẹp - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi JT Tran. JT Tran là chuyên gia tư vấn tình cảm và nhà báo chuyên mục tư vấn tình cảm làm việc cho tạp chí LA Weekly và Baller Magazine. JT cũng điều hành ABCs of Attraction, một chương trình huấn luyện kỹ năng hẹn hò cho nam nữ người châu Á cách vượt qua những vấn đề nhạy cảm về văn hóa xã hội mà có liên quan đến văn hóa hẹn hò của người châu Á. Với hơn mười năm kinh nghiệm tư vấn tình cảm, JT đã cho những lời khuyên về tình cảm và mối quan hệ khi vấn đề có liên quan đến văn hóa tại Đại học Harvard, Đại học Yale và Trường Doanh nhân Wharton thuộc Đại học Pennslyvania. Công việc của ông đã được đăng trên AsianWeek, New York, NU Asian Magazine, Huffington Post, Channel News Asia và Voice of America News TV. Bài viết này đã được xem 219.469 lần.
Trong bài viết này: Giao tiếp Hiệu quả Tránh những Nguy cơ Tiềm ẩn Tiếp tục Bước tới Tôi có nên Rời bỏ Người ấy không? Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoNói lời chia tay với một người mà bạn không còn thích nữa sao cho nhẹ nhàng có thể là một việc khó khăn về tâm lý. Tuy nhiên nếu bạn muốn “người xưa” không bị tổn thương, thì đây là vài bước bạn có thể áp dụng. Hãy cân nhắc những chiến thuật giao tiếp hiệu quả, tránh những nguy cơ tiềm ẩn thường gặp trong các cuộc chia tay, và kết thúc cuộc nói chuyện với một thái độ giúp cho cả hai bên có thể bước tiếp trên con đường của mình.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 4:Giao tiếp Hiệu quả
Tải về bản PDF-
- Với những cuộc đối thoại khó khăn như thế này thì gặp mặt để nói với nhau là tốt nhất. Con người tiến hóa hơn loài vật để hiểu được các ngụ ý hay dấu hiệu không lời có thể khiến người ta vững dạ trong suốt cuộc nói chuyện. Một cái vỗ nhẹ lên vai có thể làm cho ai đó yên lòng rằng anh ấy (hay cô ấy) vẫn đáng yêu, cho dù mối tình này không thể tiếp tục. Vẻ buồn rầu trên gương mặt bạn có thể giúp người ấy thấy rằng bạn quan tâm đến cảm giác của họ, dù bạn nghĩ phải chấm dứt mối tình này.[1]
- Nếu có thể, hãy chọn nơi nào khiến người quan trọng kia cảm thấy thoải mái để nói chuyện. Ví dụ như bạn có thể đến nhà của anh ấy (hay cô ấy). Ở đó có thể không tiện lắm cho bạn, nhưng lại tạo cho người kia chút cảm giác quyền uy và sẽ giúp họ đủ sức chấp nhận tin xấu.[2]
- Nếu dự liệu rằng cuộc nói chuyện sẽ kéo dài, bạn hãy cố gắng chọn khoảng thời gian sao cho cuộc đối thoại không bị cắt ngang vì những yếu tố bên ngoài. Ví dụ như, đừng nói lời chia tay với người bạn trai quen đã lâu vào thời điểm một tiếng đồng hồ trước khi anh ấy phải đi làm. Thay vào đó, bạn hãy đến nhà anh ấy sau bữa cơm tối vào ngày thường trong tuần. Như vậy thì có thể xử trí được mọi chuyện còn vương vấn.[3]
1 Chọn thời gian và địa điểm thích hợp. Nếu bạn muốn nói lời chia tay dễ dàng hơn, thời gian và địa điểm là rất quan trọng. Nếu muốn kết thúc cuộc tình trong sự cảm thông, bạn hãy cân nhắc về nơi chốn và khoảng thời gian thích hợp để nói chuyện với người ấy. -
- Ví dụ như, bạn ít vuốt ve âu yếm để cho bạn trai (hay bạn gái) của bạn thấy rằng bạn không còn thích người ta nữa, thì điều đó lại khiến cho người ấy nghi ngờ về sức hấp dẫn của chính họ. Nếu muốn chia tay ai đó sao cho êm đẹp, bạn cần chịu toàn bộ trách nhiệm cho quyết định của mình.
2 Hãy chịu trách nhiệm. Nếu bạn muốn nói lời chia tay ai đó một cách êm ái, bạn cần chịu toàn bộ trách nhiệm cho quyết định của mình. Thông thường người ta cảm thấy dễ chịu hơn khi người yêu của họ khởi xướng việc chia tay. Tuy nhiên, chính bạn là người đã không còn tình cảm và bạn phải có trách nhiệm bắt đầu cuộc nói chuyện này. Cố dùng những dấu hiệu mơ hồ để làm cho người kia tự hiểu rằng bạn muốn chấm dứt quan hệ là không trung thực, hơn nữa nó còn có thể gây hoang mang. Người kia có thể sẽ không hiểu ý của bạn và bắt đầu băn khoăn tự hỏi bản thân khi bạn âm thầm rời bỏ.[4] -
- Hầu hết các cuộc chia tay rút gọn bằng một câu căn bản là, “Anh không phải là người mà em đang tìm kiếm”. Diễn đạt như vậy là hoàn toàn đúng. Nó khiến người nghe cảm nhận được sự kết thúc khi họ hiểu được những lập luận của bạn. Bạn cũng có thể nói một cách nhẹ nhàng, “Em xin lỗi, nhưng em không còn yêu anh nữa. Bây giờ em cần điều gì đó khác hơn, và em nghĩ chúng ta nên chia tay”. Nếu mối quan hệ chưa sâu đậm lắm, bạn có thể nói ngắn gọn hơn, ví dụ như, “Em xin lỗi, nhưng em không thấy tình cảm của chúng ta nồng nhiệt lắm. Em nghĩ chúng ta nên làm bạn bè thì tốt hơn”.[5]
- Trung thực là điều quan trọng, nhưng không nên tàn nhẫn. Phán xét những lỗi lầm trong quá khứ của người kia hay phân tích những nguy cơ tiềm ẩn hiện tại không phải là một ý hay. Ví dụ như, bạn rời bỏ người yêu vì không còn thấy người ấy hấp dẫn nữa thì tốt nhất là đừng nói ra. Nếu còn hờn giận vì những cuộc cãi vã đã qua, chắc là bạn muốn trút hết ra cho nhẹ nhõm, nhưng người kia sẽ đau khổ khi nghe những lời nói của bạn. Nếu bạn muốn rời bỏ ai đó một cách êm đẹp, bạn nên nói lời chia tay một cách tổng quát, không đi vào những chi tiết dư thừa về lỗi lầm hay khiếm khuyết của người ấy.[6]
3 Hãy cởi mở và thẳng thắn về cảm giác của bạn. Khi rời bỏ ai đó, tốt nhất là bạn nên trung thực. Dù không cần phải nêu ra toàn bộ lý do khiến bạn muốn chia tay, nhưng thẳng thắn về mong muốn của bạn là một điều quan trọng. Hãy nói rõ rằng bạn muốn chấm dứt quan hệ và giải thích vắn tắt cho người yêu của bạn hiểu tại sao. -
- Rời bỏ một người có thể rất khó khăn, nhưng quan trọng là bạn phải giữ điềm tĩnh và tự chủ, nhờ đó bạn có thể sắp xếp lời nói của mình sao cho súc tích. Xúc động thái quá sẽ làm cho câu chuyện trở nên lan man, thiếu mạch lạc và gây khó hiểu cho điều bạn muốn nói. Hãy cố gắng dành thời gian chuẩn bị cho cuộc đối thoại bằng cách hình dung trong đầu những điều sẽ nói.[7]
- Bạn có thể viết ra những gì định nói. Mặc dù ghi nhớ lời nói không phải là cách tốt nhất vì nó có vẻ lạnh lùng, nhưng việc sắp xếp ý tưởng sẽ giúp bạn tập trung. Hãy tập nói vài lần trước khi đối mặt.[8]
4 Nói ngắn gọn. Cần nhắc lại rằng bạn phải trung thực và cũng phải trực tiếp nữa. Bạn không thể làm cho người ta dễ chịu bằng cách cứ vòng vo tam quốc mà không đi vào vấn đề. Hãy bắt đầu cuộc nói chuyện bằng một tuyên bố thẳng thắn, kiểu như “Em muốn nói chuyện với anh vì em thấy quan hệ của chúng ta sẽ không đi đến đâu”. Và sau đó bạn hãy giữ cho cuộc nói chuyện được ngắn gọn. - 5 Hãy đề nghị làm bạn bè, nếu có thể. Đưa ra sự an ủi nào đó khi chấm dứt quan hệ có thể giúp người kia bớt đau buồn. Nếu có thể, bạn hãy đề nghị người yêu cũ của bạn trở thành bạn bè. Hãy nói những câu như, “Em hy vọng chúng ta vẫn là bạn”. Tuy nhiên bạn hãy nhớ là nhiều người phải gắng sức để làm bạn bè, nhất là ngay sau khi chia tay. Nếu bạn không chắc là mình có thể duy trì tình bạn với người ấy thì đừng đưa ra đề nghị đó.[9] Quảng cáo
Tránh những Nguy cơ Tiềm ẩn
Tải về bản PDF- 1 Không nói những câu sáo rỗng. Khi muốn chia tay một cách nhẹ nhàng, điều quan trọng là phải tránh bất cứ điều gì có thể khiến người yêu cũ của bạn cho là trịch thượng hay xúc phạm. Những câu rập khuôn kiểu như “Lỗi là ở em, không phải tại anh” nghe có vẻ không thật lòng. Thay vào đó, bạn hãy diễn đạt một cách thẳng thắn và tránh các từ ngữ rập khuôn sáo rỗng. Nói bằng trải nghiệm riêng của bạn là cách tốt nhất để chia tay một cách êm thắm.[10]
-
- Tránh mọi vấn đề tiêu cực là một trong những cách tốt nhất để xoa dịu ai đó. Nhắc lại những hờn giận hay lỗi lầm đã qua có thể khơi mào cho cuộc cãi vã, khiến cuộc chia tay bị vẩn đục và đầy bực dọc.[11]
- Nếu nghi ngờ rằng người yêu của bạn có thể sẽ không dễ dàng chấp nhận chia tay, bạn hãy nhớ là người ấy có thể sẽ đổ lỗi cho bạn. Tránh bị lôi cuốn vào cuộc đối thoại tiêu cực đó. Nếu người ta cố qui kết, bạn hãy trả lời kiểu như, “Em rất buồn vì anh đã nghĩ như vậy, nhưng không phải vì thế mà em thay đổi quyết định”.[12]
2 Không đổ lỗi. Khi chọn cách chia tay, có thể bạn vẫn còn buồn giận. Cảm giác này góp phần thôi thúc bạn kết tội người yêu cũ, nhất là khi người đó từng gây tổn thương cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn rời bỏ người ấy dễ dàng hơn thì trò chơi đổ lỗi không phải là một ý tưởng hay. - 3 Tránh mạng xã hội vì nó có thể gây hậu quả tai hại. Mạng xã hội có thể là “độc dược” đối với một mối tình vừa chấm dứt. Nếu bạn muốn chia tay một cách êm thắm, tránh đừng post việc này lên mạng, ngay cả khi bạn nghĩ rằng người kia không thể tiếp cận được tài khoản của bạn, vì tài khoản nào cũng có thể bị xâm nhập. Mặc dù nhiều người thấy mạng xã hội giúp họ hả giận khi chia tay, bạn hãy nhớ là người yêu cũ của bạn có thể bị tổn thương tình cảm vì những gì bạn post lên mạng. Ngừng theo dõi những trang mạng xã hội của người ấy cũng là một ý tốt. Trong thời gian chia tay, bạn cần tạo khoảng cách giữa hai người để giúp cho cả hai tiếp tục đi con đường của mình. Cắt đứt một số liên lạc xã hội trên mạng có thể giúp bạn làm điều đó. Quảng cáo
Tiếp tục Bước tới
Tải về bản PDF-
- Nhấn mạnh vào mọi điều tốt đẹp mà người yêu cũ đã dành cho bạn. Làm sao để khi kết thúc cuộc đối thoại, người ấy thấy rằng mối quan hệ này là xứng đáng mặc dù không thể tiếp tục. Bạn hãy nói những câu đại loại như, “Anh đã làm cho em cảm thấy tự tin và khiến em trở thành người tốt bụng hơn, biết thông cảm hơn. Lúc nào em cũng biết ơn anh vì điều đó."[13]
- Khơi gợi lòng biết ơn. Việc chấp nhận thực tế có thể phải mất thời gian, nhưng bạn hãy khuyến khích người kia nhớ về những khoảng thời gian hai người vui vẻ bên nhau. Những mối quan hệ là những trao đổi xã hội, và người ta có xu hướng tự nhiên là tìm kiếm lợi ích của mình. Người yêu cũ của bạn sẽ biết ơn bạn đã giúp anh ấy (cô ấy) thấy những điều tốt đẹp cho dù có phải chấm dứt quan hệ.[14]
1 Tập trung vào những khoảng thời gian tươi đẹp. Bạn có thể giúp người yêu cũ của bạn và bản thân mình bằng cách hướng vào mặt tích cực. Gần đến cuối cuộc đối thoại, bạn hãy cố gắng tập trung vào lợi ích của cả đôi bên. - 2 Hãy thẳng thắn về việc giảm bớt tiếp xúc. Như đã nói ở trên, việc để ngỏ cho một tình bạn là tốt, nhưng chắc bạn không muốn người kia hiểu lầm. Hãy thẳng thắn nói ra hình thức tiếp xúc mà bạn muốn. Ví dụ nếu bạn cần một khoảng không gian trước khi thiết lập tình bạn thì hãy nói ra. Đừng cố tạo ra những cuộc gặp gỡ theo nghĩa bạn bè quá sớm, vì nó sẽ làm bạn và người yêu cũ của bạn bối rối. Bạn cần thời gian và không gian trước khi gặp lại với tư cách bạn bè.[15]
- 3 Lịch sự sau khi chia tay. Rất có thể sau này bạn sẽ tình cờ gặp lại người yêu cũ. Hãy tỏ ra chân thành và thân thiện mỗi khi gặp mặt. Bạn nên chuẩn bị tâm lý. Hãy nhớ là bạn có thể bất chợt gặp người yêu cũ khi đi làm, đi học hay đi đâu đó. Điều này sẽ giúp bạn giữ điềm tĩnh và tự chủ mỗi khi chạm mặt.
- 4 Đừng suy nghĩ rằng người yêu cũ là tình yêu thực sự của bạn. Khi yêu, nhiều người tin rằng họ đã tìm được tình yêu đích thực. Tuy nhiên, bạn nên bỏ lối suy nghĩ đó sau khi chia tay. Thực ra còn vô số người khác có thể thích hợp với bạn. Bạn sẽ tìm được ai đó trong tương lai, cho dù giờ phút này bạn đang cảm thấy như thế nào. Hãy chấp nhận sự thực rằng mối tình đã chấm dứt vì có nguyên do của nó, và sau này bạn sẽ tìm được một người khác.[16] Quảng cáo
Tôi có nên Rời bỏ Người ấy không?
Tải về bản PDF-
- Nếu bạn hy vọng rằng bạn có thể khiến cho người ấy tự rời bỏ bạn, vậy thì bạn đừng cố làm như vậy mà hãy nói lời chia tay họ một cách nhẹ nhàng. Bạn không thể trông đợi họ làm việc đó cho bạn – bạn phải tự mình kết thúc mọi việc.
- Nếu anh ấy (cô ấy) không hiểu ngụ ý của bạn, hoặc thái độ nhẹ nhàng không đem lại kết quả, bạn cần kiên quyết chấm dứt.
1 Bạn có chắc là bạn muốn chấm dứt quan hệ? Nếu câu trả lời là không, bạn đừng cắt đứt mọi thứ. Bạn cần phải coi đây là “sự tan vỡ”. Đừng dễ dàng rời bỏ ai đó như một cái cớ để “có thêm sự lựa chọn”. Cho dù có chia tay hay không, đùa giỡn với tình cảm của người khác là không tử tế và công bằng. -
- Cách chia tay êm ái có thể khiến đối phương hiểu rằng đến một lúc nào đó bạn muốn “nối lại tình xưa”. Nếu không muốn thế, bạn hãy nhanh chóng kết thúc.
- Nếu bạn dịu dàng vì lo cho an toàn của mình, vậy thì hãy nhanh chóng cắt đứt. Bạn không phải cố gắng tỏ ra dịu dàng. Nếu lo lắng về phản ứng của đối phương, bạn hãy đi cùng với một người bạn thân.
- Nếu gần đây có những bất đồng xảy ra giữa hai người và bạn chỉ muốn có không gian riêng, bạn nên chia tay người ấy một cách nhẹ nhàng, và bạn có thể trở lại thành bạn bè khi mọi việc đã lắng xuống.
2 Bạn muốn hoàn toàn cắt đứt mọi liên lạc hay chỉ quay về tình bạn? Mục đích khi chia tay một người là rất quan trọng. Nếu không muốn gặp lại người ấy nữa, bạn nên chấm dứt mối quan hệ một cách dứt khoát và đàng hoàng. Nếu bạn chỉ muốn làm cho mọi việc chậm lại một chút, cách chia tay nhẹ nhàng sẽ thích hợp hơn. -
- Đừng vội vã quyết định. Hãy chờ khoảng 2-3 tuần để xem tình cảm của bạn có thay đổi không.
- Nhiều người thích kiểu “chia tay nhẹ nhàng” vì nó cho phép bạn đổi ý về sau. Nhưng nếu bạn cứ liên tục thay đổi ý định thì có lẽ bạn đang trong thời gian tạm lắng chứ không phải trong cơn khủng hoảng của mối quan hệ.
- Nếu một kiểu xung đột cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày, vậy thì bạn nên cân nhắc chấm dứt “một lần và mãi mãi”.
3 Mối quan hệ của bạn đang tạm lắng hay đã rạn vỡ nghiêm trọng? Mọi mối quan hệ tình cảm đều có lúc thăng lúc trầm, và khi buồn người ta thường dễ quên đi những giờ phút hạnh phúc. Nếu bạn cố gắng rời bỏ cô ấy vì bạn vấp phải một hòn đá, thì bạn hãy tự hỏi mình rằng bạn không thích cô ấy hay không thích tình trạng của mình. -
- Nếu anh ấy có vẻ cũng xa cách, và bạn cũng không thấy thắm thiết nữa, bạn nên chủ động chia tay anh ấy một cách êm đẹp và đàng hoàng.
4 Liệu một cuộc chia tay nhanh chóng và gọn gàng có tốt hơn cho mọi người không? Mặc dù ý định chia tay nhẹ nhàng của bạn là nhân ái vì bạn vẫn quan tâm đến cảm giác của người kia, nhưng hãy tự hỏi liệu cuộc chia tay bị kéo dài thì có đem lại kết quả tốt hơn không? Đôi khi bạn chỉ cần rũ bỏ thật nhanh những thứ vướng víu. Nếu biết rằng người ấy đã “đầu tư”quá nhiều tình cảm cho bạn và không muốn từ bỏ, bạn sẽ không thể có thái độ nhẹ nhàng được cho dù bạn làm gì. Đừng để việc này kéo dài một cách không cần thiết. -
- Cắt đứt mối quan hệ lừa dối hoặc lạm dụng.
- Chấm dứt tình bạn.
- Chia tay.
- Nối lại mối quan hệ.
5 Bạn có thể làm những gì thay vì nhẹ nhàng chia tay? Nếu nhận thấy điều này không công bằng, hay không phải là cách tốt nhất để chấm dứt quan hệ, bạn có thể cân nhắc các lựa chọn khác:
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểKhiến người yêu cũ quay về bên bạn Cách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạt Cách đểQuên một Người Cách đểĐuổi khéo khách ra khỏi nhà Cách đểTrò chuyện với người yêu cũ Phải làm gì nếu chồng tôi nhắn tin cho người phụ nữ khác? (và có nên đối mặt với cô ta không?) Cách đểKhiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vã Trả thù người yêu cũ ái kỷ: 12 cách để khiến họ thất vọng Cách đểNhắn tin cho người cũ sau khoảng thời gian không liên lạc Cách đểĐối mặt với sự phản bội của bạn bè Cách đểTừ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậm Cách đểBắt đầu mối quan hệ "friends with benefits" Cách đểKhiến bạn trai ghen Nên chờ bao lâu để nhắn tin cho bạn gái cũ? Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201012/the-thoroughly-modern-guide-breakups
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201310/tip-sheet-let-em-down-gently
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201310/tip-sheet-let-em-down-gently
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201012/the-thoroughly-modern-guide-breakups
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201012/the-thoroughly-modern-guide-breakups
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201012/the-thoroughly-modern-guide-breakups
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201509/4-ways-break-someone-compassionately
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201509/4-ways-break-someone-compassionately
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201509/4-ways-break-someone-compassionately
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201012/the-thoroughly-modern-guide-breakups
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201509/4-ways-break-someone-compassionately
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201509/4-ways-break-someone-compassionately
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201509/4-ways-break-someone-compassionately
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201509/4-ways-break-someone-compassionately
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201509/4-ways-break-someone-compassionately
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201012/the-thoroughly-modern-guide-breakups
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: JT Tran Chuyên gia tư vấn tình cảm Bài viết này đã được cùng viết bởi JT Tran. JT Tran là chuyên gia tư vấn tình cảm và nhà báo chuyên mục tư vấn tình cảm làm việc cho tạp chí LA Weekly và Baller Magazine. JT cũng điều hành ABCs of Attraction, một chương trình huấn luyện kỹ năng hẹn hò cho nam nữ người châu Á cách vượt qua những vấn đề nhạy cảm về văn hóa xã hội mà có liên quan đến văn hóa hẹn hò của người châu Á. Với hơn mười năm kinh nghiệm tư vấn tình cảm, JT đã cho những lời khuyên về tình cảm và mối quan hệ khi vấn đề có liên quan đến văn hóa tại Đại học Harvard, Đại học Yale và Trường Doanh nhân Wharton thuộc Đại học Pennslyvania. Công việc của ông đã được đăng trên AsianWeek, New York, NU Asian Magazine, Huffington Post, Channel News Asia và Voice of America News TV. Bài viết này đã được xem 219.469 lần. Chuyên mục: Quản lý mối quan hệ phức tạp Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Trung Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Đức Tiếng Hà Lan Tiếng Séc Tiếng Thái Tiếng Ả Rập Tiếng Nhật- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểKhiến người yêu cũ quay về bên bạnCách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạtCách đểQuên một NgườiCách đểĐuổi khéo khách ra khỏi nhàTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Mối quan hệ
- Quản lý mối quan hệ phức tạp
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--433Từ khóa » Cách Nói Lời Chia Tay Người Yêu Nhẹ Nhàng Nhất
-
Lời Chia Tay, Làm Thế Nào Nói Ra Nhẹ Nhàng Mà Không Làm Ai Tổn ...
-
10+ Cách Chia Tay Người Yêu Nhẹ Nhàng Nhất Mà Vẫn Dứt Khoát
-
Những Câu Nói Chia Tay Khéo Léo Không Gây Tổn Thương Sâu Sắc
-
5+ Cách Chia Tay Người Yêu Dứt Khoát, Nhẹ Nhàng, ít Tổn Thương
-
Cách Chia Tay êm đẹp để Không Ai Bị Tổn Thương, Càng ... - VTC News
-
Những Câu Nói Chia Tay Người Yêu Hay Nhất - Thủ Thuật
-
Cách Nói Lời Chia Tay Nhẹ Nhàng - .vn
-
Top 50 Câu Nói Chia Tay Người Yêu đầy Cảm động, Buồn Tận đáy Lòng
-
Cách Chia Tay Người Yêu Dứt Khoát & Nhẹ Nhàng Nhất (8 Bước)
-
Hướng Dẫn Bạn Cách Chia Tay Người Yêu Bằng Tin Nhắn
-
Cách Nói Lời "chia Tay" Nhẹ Nhàng - CSTY
-
5 Cách Chia Tay để Tình Yêu Không Thành Thù Hận - Zing
-
Cách Nhắn Tin Chia Tay Người Yêu Lịch Sự Và ít Gây Tổn Thương Nhất
-
Cách Chia Tay Bạn Gái Nhẹ Nhàng Nhất - Wiki Phununet