Cách để Chơi Với Thằn Lằn Da Báo - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Audra Barrios. Audra Barrios là nhà sinh vật học biển và chủ sở hữu của Lick Your Eyeballs, một doanh nghiệp cung cấp động vật bò sát, vật tư và cây trồng. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Audra chuyên về bò sát và động vật quý hiếm, giáo dục môi trường, sinh học biển, các vấn đề về bảo tồn và chăn nuôi động vật. Audra có bằng cử nhân về sinh học biển của Đại học California, Santa Cruz và học khoa học tự nhiên tại Đại học Marin. Cô là người sáng lập và giám đốc điều hành của Things That Creep, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên bảo tồn loài bò sát - động vật lưỡng cư thông qua giáo dục. Trong 6 năm qua cô đã làm việc với tư cách là nhà sinh vật học tại Học viện Khoa học California. Bài viết này đã được xem 23.512 lần.
Trong bài viết này: Làm quen và chơi những trò cơ bản Chơi đùa với thằn lằn da báo Bài viết có liên quan Tham khảoThằn lằn da báo (hay tắc kè da báo) là những sinh vật khá tò mò, và nếu bạn biết cách thì chúng sẽ rất thích chơi đùa cùng bạn. Hãy tham khảo các bước dưới đây để biết cách chơi đùa cùng loài bò sát bé nhỏ này, bạn sẽ ngạc nhiên vì chúng rất vui và thú vị đấy!
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 2:Làm quen và chơi những trò cơ bản
Tải về bản PDF-
- Lý tưởng nhất là bạn nên bắt đầu chơi với thằn lằn da báo khi chúng được khoảng 5 đến 6 tháng tuổi, dù vậy, miễn là bạn thoải mái thì bạn có thể bắt đầu chơi với chúng khi nào cũng được, trừ khi chúng vừa mới nở.
1 Bắt đầu tiếp xúc từ khi thằn lằn da báo còn nhỏ. Khi mới mua về, bạn cần cho thằn lằn da báo một chút thời gian để thích nghi với ngôi nhà mới. Hãy để thằn lằn một mình trong bể nuôi trong thời gian tối đa là một ngày nếu nó không tỏ ra quá căng thẳng, sau đó cho thằn lằn thêm một chút thời gian nữa để bắt đầu khám phá và làm quen. Nếu sau khi khám phá ngôi nhà của mình, thằn lằn da báo không chịu rời khỏi chỗ ẩn nấp ưa thích của nó thì cũng không sao. Như đã nói ở trên, bạn nên làm quen với thằn lằn da báo càng sớm càng tốt vì những chú thằn da báo được tiếp xúc và chơi với người từ nhỏ thì khi lớn lên thường sẽ bạo dạn và thích được bế bồng. -
- Đừng nóng vội. Nếu bạn quá háo hức để bắt đầu bế và chơi với thằn lằn da báo, hãy kiềm chế bản thân bằng cách tìm hiểu nhiều hơn về chúng. Khi làm nhà cho thằn lằn, bạn đừng quên tạo chỗ ẩn nấp để nó có thể trốn vào đó. Đôi khi, thằn lằn cần thời gian ở một mình và hãy nhớ rằng, chúng là loài động vật hoạt động về đêm nên bạn đừng làm phiền chúng vào ban ngày.
- Hãy quan sát kỹ để làm quen với thú cưng mới của mình. Bạn hãy tìm xem tai của thằn lằn ở đâu (tai của chúng giống như hai lỗ lớn ở hai bên đầu); đếm xem mỗi chân thằn lằn có bao nhiêu ngón, đếm xem nó có bao nhiêu đốm và theo dõi số đốm đó (đóm của thằn lằn da báo sẽ thay đổi theo thời gian).
2 Hiểu rằng thằn lằn da báo sẽ hơi sợ bạn một chút. Trong môi trường hoang dã, thằn lằn sẽ coi các loài vật có kích thước lớn như con người là một mối đe dọa, vậy nên bạn đừng buồn nếu nó cần một chút thời gian để làm quen. - 3 Nói chuyện với thằn lằn da báo. Khiến thằn lằn quen với giọng nói của bạn cũng là một cách giúp nó thoải mái với bạn hơn. Hãy trò chuyện với thằn lằn bằng âm điệu nhẹ nhàng, đồng thời, nhìn nó bằng ánh mắt trìu mến qua bể kính. Thằn lằn có nhìn lại bạn không? Hãy vừa trò chuyện vừa giao tiếp bằng ánh mắt để thằn lằn biết rằng bạn là người đang tạo ra âm thanh để giao tiếp với nó.[1]
-
- Đừng nản chí nếu thằn lằn không bò lên tay bạn ngay. Mỗi cá thể thằn lằn khác nhau sẽ có tính cách khác nhau - một số sẽ hiếu kỳ hơn những số khác. Hãy lặp lại bước này mỗi tối và đặt tay bạn xuống đáy bể nuôi. Dần dần, thằn lằn sẽ lại gần để khám phá,
4 Cho thằn lằn làm quen với tay của bạn. Điều này rất quan trọng, vì nếu không thì thằn lằn sẽ không bao giờ thoải mái khi chơi với bạn được. Thằn lằn da báo sẽ hoạt động tích cực nhất vào ban đêm, thường là khi bạn chuẩn bị đi ngủ. Vào khoảng thời gian này, hãy đặt tay xuống đáy chuồng của thằn lằn và đừng cử động bất ngờ để tránh khiến nó sợ hãi. Hãy để thằn lằn khám phá bàn tay bạn--có thể nó sẽ liếm các ngón tay, bò lên tay và cuối cùng nằm lại ở vị trí ấm nhất trên tay. Bạn có thể khuyến khích thằn lằn nằm lên tay bằng cách làm ấm tay trước khi bế nó lên. Khi thằn lằn liếm tay bạn, đừng rụt tay lại. Trước khi xây dựng được sự gắn kết, thằn lằn sẽ coi bạn như một kẻ săn mồi. Nếu khi nó liếm mà bạn rụt tay lại thì trong tương lai, nó sẽ tiếp tục liếm để đuổi bạn đi và ở một mình. Nếu con người không gây dựng tình bạn với thằn lằn, nó cũng sẽ không có nhu cầu kết bạn với con người và sẽ trở nên không thân thiện. - 5 Biết nhấc thằn lằn lên đúng cách. Sau khi thằn lằn da báo đã quen với tay bạn và vui vẻ bò lên nằm thì bạn chỉ cần nhấc nó ra khỏi bể nuôi là được. Nhớ chụm bàn tay còn lại và đặt ở dưới hoặc bên cạnh bàn tay bế thằn lằn để bạn có thể đỡ nếu nó bất ngờ di chuyển và có thể ngã ra khỏi tay.
- Nếu muốn nhấc thằn lằn lên mà không đợi nó bò lên tay bạn thì hãy thao tác thật nhẹ nhàng. Hãy cầm vào giữa thân thằn lằn bằng nhiều ngón tay nhất có thể (sử dụng số ngón tối đa vừa với thân thằn lằn sẽ giúp bạn cầm chắc hơn), đỡ tay còn lại ở bên dưới để đề phòng thằn lằn bị ngã ra ngoài. Bạn nhớ đừng cầm chặt quá vì thằn lằn khá nhỏ bé và yếu ớt.
- 6 Chú ý đến đuôi thằn lằn. Thằn lằn da báo có thể sẽ tự rụng đuôi nếu chúng nghĩ đuôi của mình đã bị thú săn mồi tóm được hoặc khi chúng giật mình. Do vậy, bạn đừng bao giờ cầm vào đuôi thằn lằn để nhấc nó lên. Tránh khiến thằn lằn cảm thấy bị dồn ép hoặc đe dọa. Nếu thằn lằn tỏ ra không muốn chơi đùa hoặc luôn tìm cách thoát khỏi tay bạn thì hãy thôi nhấc nó lên và thử lại vào lúc khác. Bạn có thể dễ dàng biết được thằn lằn sợ hãi hoặc khó chịu vì chúng sẽ dựng đuôi lên và ngoe nguẩy để cảnh báo, nếu chúng làm vậy, bạn có thể thử nói chuyện bằng giọng nhẹ nhàng để chúng bình tĩnh hơn.
-
- Sâu sáp: Là một trong những loại phần thưởng phổ biến nhất cho thằn lằn.Thằn lằn thích mùi vị của chúng, tuy nhiên sâu sáp chứa hàm lượng phốt pho và chất béo cao nên bạn không nên cho thằn lằn ăn thường xuyên (không nhiều hơn khoảng hai tuần một lần, đặc biệt là khi thằn lằn đã được hơn 1 tuổi vì chúng có thể bị béo phì hoặc chê các loại côn trùng khác). Không trộn canxi vào sâu sáp vì khi ăn sâu, thằn lằn có thể cắn luôn tay bạn (vì ngửi thấy mùi bột canxi còn dính lại trên tay).
7 Biết nên thưởng cho thằn lằn loại thức ăn nào. Bạn có thể thưởng cho thằn lằn nhiều loại thức ăn khác nhau và hầu hết đều có thể mua ở cửa hàng bán thú cưng, chẳng hạn như sâu sáp, sâu bột và dế. - 8 Biết chơi đùa với thằn lằn ở tần suất vừa phải. Mỗi cá thể thằn lằn có tính cách khác nhau, tuy nhiên đa số người nuôi khuyên rằng để việc thuần hóa đạt kết quả tốt nhất, bạn nên bế thằn lằn ít nhất là 15 phút sau khi chúng ngủ dậy. Nếu thằn lằn tỏ ra căng thẳng thì bạn hãy rút ngắn thời gian bế và chơi đùa cho phù hợp. Quảng cáo
Chơi đùa với thằn lằn da báo
Tải về bản PDF- 1 Rào chắn khu vui chơi. Thằn lằn da báo, đặc biệt là những con còn nhỏ, rất nhanh nhẹn và sẽ chạy đi nếu có cơ hội. Khi mới chơi đùa với chúng, bạn hãy tạo một không gian vui chơi an toàn để đảm bảo là thằn lằn không thể chạy thoát được, chẳng hạn như dùng một chiếc hộp hoặc thùng. Bạn cũng có thể chọn một khu vực và dùng gối hoặc những vật mềm khác làm rào chắn để ngăn cách thằn lằn với những khu vực khác trong nhà. Lưu ý không làm rào chắn bằng những vật có thể có thể đổ xuống và khiến thằn lằn bị thương. Khi vắng nhà hoặc khi đi từ ngoài vào nhà, bạn cũng nên đóng cửa chính và cửa sổ vì gió không tốt cho thằn lằn, hơn nữa những thú cưng khác (nếu có) có thể vào và làm phiền chúng.
- Khi thằn lằn da báo đã quen với việc được đưa ra khỏi lồng, chúng sẽ bạo dạn hơn và bạn sẽ có thể chơi với chúng ở trên giường, trên ghế và trên sàn nhà, v.v.
- 2 Cho thằn lằn tự do khám phá. Nhìn chung, thằn lằn da báo là loài sinh vật hiếu kỳ, hoạt bát và ưa khám phá, vậy nên bạn hãy để chúng tự do làm điều đó. Hãy cho thằn lằn bò lên cánh tay, cưỡi lên vai, hoặc thậm chí là cuộn tròn trên tóc bạn. Thằn lằn da báo có thể sẽ nằm lại ở một vị trí trên cơ thể bạn mà chúng cảm thấy ấm áp--chúng là loài động vật máu lạnh và đối với chúng thì da của chúng ta giống hệt như một hòn đá sưởi, do vậy đừng ngạc nhiên nếu chúng quyết định bám trên cổ hoặc mặt trong khuỷu tay của bạn nhé.[2]
- Bạn có thể cuộn tròn một mảnh vải (chẳng hạn như một chiếc khăn hoặc áo) và đặt lên giường của mình, sau đó để thằn lằn trèo lên và tìm chỗ ẩn náu ưa thích. Bạn nhớ để mắt để biết nó trốn ở đâu khi cần đưa nó trở lại chuồng.
- Hãy để thằn lằn khám phá một căn phòng trống hoặc giường ngủ của bạn. Thằn lằn da báo thích leo trèo (dù chúng không giỏi việc này lắm) và tìm chỗ để bò vào trong, vậy nên hãy để nó bò ở sau và xung quanh gối và nệm. Bạn nhớ để ý đến nó và đừng chủ quan lơ là, nếu không nó sẽ đi mất lúc nào không biết.
- 3 Tạo quãng đường vượt chướng ngại vật cho thằn lằn. Bạn hãy tìm một chiếc thùng hoặc hộp lớn và đặt các ‘chướng ngại vật’ vào trong đó. Chướng ngại vật có thể là các ống giấy để thằn lằn bò qua, những hộp nhỏ hơn để chúng bò lên và nhiều đồ vật khác. Hãy tùy ý sáng tạo! Bạn có thể đặt vào hộp một cái cây giả để thằn lằn leo trèo (có thể mua ở cửa hàng thú cưng) hoặc các món đồ chơi cũ để quãng đường vượt chướng ngại vật trở nên độc đáo hơn.
- 4 Tổ chức ngày hội cho thằn lằn. Việc này cũng giống như việc tạo ra quãng đường vượt chướng ngại vật, chỉ khác ở chỗ thằn lằn sẽ không phải cố gắng vượt chướng ngại vật để đi từ bên này sang bên kia. Thay vào đó, bạn hãy cho vào thùng nhiều loại ‘đồ chơi’ (cây để trèo, miếng thảm, cuộn khăn giấy, v.v) và để thằn lằn chơi tự do. Bạn sẽ ngạc nhiên vì những trò thú vị mà chúng làm đấy. Một số sẽ thích trèo lên cây và nhảy xuống. Một số khác lại thích chui vào lõi cuộn khăn giấy và lăn xung quanh. Tổ chức ngày hội cho thằn lằn là một cách tuyệt vời để bạn tìm hiểu thằn lằn của mình thích làm gì.[3]
- 5 Xem phim với thằn lằn. Đây không phải là ‘vui chơi’, nhưng cũng là một cách tuyệt vời để bạn cùng dành thời gian chất lượng với thằn lằn cưng của mình. Hãy để thằn lằn ngồi thoải mái ở vị trí ấm áp mà nó thích trên cơ thể bạn và cùng xem một bộ phim. Nhiều người nuôi thằn lằn da báo đã thấy thú cưng của họ nhìn chăm chú vào màn hình. Một số khác thì ngủ ngon lành ở vị trí yêu thích. Bạn nhớ đừng để âm lượng to quá để tránh khiến thằn lằn giật mình và căng thẳng.
- 6 Biết khi nào nên đưa thằn lằn trở lại chuồng. Thằn lằn da báo cần sự ấm áp để duy trì mức năng lượng. Khi leo trèo hoặc vận động ở nơi không được ấm áp như bể nuôi, chúng sẽ trở nên mệt mỏi. Bạn cần nhớ một nguyên tắc là hãy kiểm tra bụng của thằn lằn sau khi chơi đùa với chúng khoảng 10 phút. Nếu khi chạm vào bạn thấy bụng của thằn lằn lạnh thì hãy đưa nó trở lại chuồng để làm ấm cơ thể. Quảng cáo
Lời khuyên
- Hãy để thằn lằn da báo làm quen dần với sự tiếp xúc của con người. Bạn sẽ cần kiên nhẫn gây thiện cảm với chúng. Chúng sẽ không thích khi đang ở một mình mà tự dưng ngày nào cũng bị làm phiền.
- Đừng tận dụng đồ cũ bỏ đi cho thằn lằn cưng của mình. Thay vào đó, hãy mua cho chúng những món đồ mới, chẳng hạn như những khúc gỗ giả và đồ vật làm nơi ẩn náu. Nơi ở của thằn lằn sẽ đẹp hơn và chúng cũng sẽ thích nó hơn.
- Thằn lằn da báo không có đệm dính ở chân, chúng không thể bò lên bề mặt thẳng đứng và rất dễ ngã. Do vậy, bạn cần cẩn thận và không cho chúng trèo lên những chỗ quá cao.
- Luôn nhẹ nhàng và không bao giờ chạm hoặc cầm vào đuôi chúng, nếu không chúng sẽ tự rụng đuôi.
- Hãy luôn dịu dàng với thằn lằn da báo vì chúng là một loài sinh vật khá mềm yếu.
- Khi bị giật mình, thằn lằn da báo sẽ phát ra âm thanh giống như tiếng chuột kêu và tỏ ra luống cuống. Nếu muốn, bạn có thể che chắn kín phòng của mình và để thằn lằn tự do đi lại.
- Nếu thằn lằn rất sợ bạn, đừng làm nó sợ hơn bằng cách nhấc nó lên. Thay vào đó, hãy đặt tay trước cửa hang của thằn lằn mỗi tối, dần dần nó sẽ quen và bò lên tay của bạn.
- Đừng ép thằn lằn làm bất cứ điều gì.
Cảnh báo
- Không cho thằn lằn da báo ăn quá nhiều sâu sáp, chúng có thể bị béo phì và trở nên yếu ớt.
- Không cho thằn lằn ăn các loại quả có chứa axit (cam, chanh, nho, v.v). Các loại quả này có thể khiến tính mạng chúng gặp nguy hiểm.
- Đừng bao giờ đặt tay dưới hàm của thằn lằn da báo. Chúng sẽ cắn vì cảm thấy bị đe dọa và khiến hàm bị thương.
- Tuyệt đối không kéo hoặc chạm mạnh vào đuôi của thằn lằn da báo, nếu không chúng sẽ tự bỏ đuôi lại.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểChăm sóc chuột con Cách đểXử lý khi chuột hamster không cử động Cách đểNhận biết Rùa Đực và Rùa Cái Cách đểChăm sóc Cua ẩn sĩ Cách đểNuôi rùa nước Cách đểXác định giới tính của chuột lang Cách đểNuôi rùa cạn Cách đểĐiều trị gãy chân cho chuột Hamster Cách đểBắt thằn lằn làm thú cưng Cách đểCho thỏ ăn đúng loại rau Cách đểẴm thỏ Cách đểNhận biết chuột hamster sắp chết Cách đểNuôi Thỏ Cách đểCho Thỏ nhà Ăn Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://geckcessories.wordpress.com/leopard-gecko-care-sheet/
- ↑ http://geckcessories.wordpress.com/leopard-gecko-care-sheet/
- ↑ http://geckcessories.wordpress.com/leopard-gecko-care-sheet/
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Audra Barrios Nhà sinh vật học biển & Chuyên gia về bò sát Bài viết này đã được cùng viết bởi Audra Barrios. Audra Barrios là nhà sinh vật học biển và chủ sở hữu của Lick Your Eyeballs, một doanh nghiệp cung cấp động vật bò sát, vật tư và cây trồng. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Audra chuyên về bò sát và động vật quý hiếm, giáo dục môi trường, sinh học biển, các vấn đề về bảo tồn và chăn nuôi động vật. Audra có bằng cử nhân về sinh học biển của Đại học California, Santa Cruz và học khoa học tự nhiên tại Đại học Marin. Cô là người sáng lập và giám đốc điều hành của Things That Creep, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên bảo tồn loài bò sát - động vật lưỡng cư thông qua giáo dục. Trong 6 năm qua cô đã làm việc với tư cách là nhà sinh vật học tại Học viện Khoa học California. Bài viết này đã được xem 23.512 lần. Chuyên mục: Thú cưng Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Nhật Tiếng Trung- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểChăm sóc chuột conCách đểXử lý khi chuột hamster không cử độngCách đểNhận biết Rùa Đực và Rùa CáiCách đểChăm sóc Cua ẩn sĩTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Thú cưng và Động vật
- Thú cưng
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--337Từ khóa » Thằn Lằn Da Báo đẻ Trứng
-
12 điều Cần Biết Khi Nuôi Và Mua Bán Thằn Lằn Da Báo | Pet Mart
-
Cho Thằn Lằn Da Báo Giao Phối Và đẻ Trứng - YouTube
-
Cho Thằn Lằn Da Báo Giao Phối Và đẻ Trứng | Thông Tin Về Cách ấp ...
-
Thằn Lằn Da Báo Leopard Gecko - Nhìn Là Muốn Rước Ngay 1 Em
-
Leopard Gecko - Thằn Lằn Da Báo : Thông Tin Cơ Bản Cần Biết - Lolipet
-
Mua Thằn Lằn Da Báo ở đâu? Giá Bao Nhiêu? - HappyVet
-
Cách Nuôi Thằn Lằn Da Báo Chi Tiết Nhất - Động Bò Sát
-
Cách ấp Trứng Leopard Gecko
-
Cách Ấp Trứng Leopard Gecko Wiki, Đất Ấp ...
-
Thằn Lằn Da Báo Giá Bao Nhiêu? Mua ở đâu? Nuôi Thế Nào?
-
SaiGon Pet Keeper - Home | Facebook
-
Tối đa 50K đơn Từ 250K] ĐẤT ẤP TRỨNG, LÓT Ổ ĐẺ CHO BÒ SÁT ...