Cách để Chữa Bệnh đốm Trắng (ich) ở Cá Nhiệt đới - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này có đồng tác giả là Ken Colby, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 74.369 lần.
Trong bài viết này: Hiểu cách hoạt động của ký sinh trùng ich Các phương pháp điều trị ở mức độ dễ Các phương pháp điều trị ở mức độ trung bình Các phương pháp điều trị ở mức độ khó Phòng chống ký sinh trùng ich Xem thêm 2... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoBệnh đốm trắng, còn gọi bệnh ich, là một bệnh nhiễm ký sinh trùng mà phần lớn những người nuôi cá đều có lúc phải đối mặt. Bệnh đốm trắng gây tử vong cho cá nhiều hơn bất kỳ bệnh nào khác. Bệnh này phần nhiều xuất hiện ở cá nuôi trong bể do sự tiếp xúc gần với những con cá khác và sự căng thẳng khi sống trong bể, không như cá sống ở vùng nước rộng. Bệnh ich có thể xuất hiện ở hai loại cá nhiệt đới nước mặn và nước ngọt, đòi hỏi các phương pháp khác nhau để điều trị cũng như xử lý hệ sinh thái và môi trường sống của cá.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 5:Hiểu cách hoạt động của ký sinh trùng ich
Tải về bản PDF-
- Trong môi trường nước ngọt, ký sinh trùng ich được biết đến với tên ichthyophthiriasis. [1]
- Trong môi trường nước mặn, ich có tên gọi cryptocaryon irritans và thường bị nhầm với những loài ký sinh trùng khác gây ra những đốm trắng. Ich nước mặn có chu kỳ sinh sản dài hơn ich nước ngọt nhưng chỉ có 12 -18 tiếng để tìm vật chủ trước khi chết, khác với ich nước ngọt vốn có thể sống đến 48 tiếng bên ngoài vật chủ.
1 Phân biệt bệnh đốm trắng ở cá nước ngọt và cá nước mặn. Bệnh phát triển ở cả hai loại cá nước mặn và nước ngọt theo cùng một cách nhưng có độ dài chu kỳ khác nhau và cần những cách chữa trị khác nhau. Trong cả hai môi trường nước, loài ký sinh trùng đơn bào này bám vào cá để sống. Trong tự nhiên, bệnh ich ít khi trở thành vấn đề vì ký sinh trùng khó có khả năng tìm được vật chủ. Cho dù bám vào được thì cuối cùng ký sinh trùng cũng sẽ rời ra và vết thương trên mình cá sẽ tự lành. Trái lại, khi sống trong môi trường bể khép kín, ký sinh trùng ich có thể dễ dàng bám vào cá, sinh sôi và xâm nhiễm, cuối cùng giết hại toàn bộ cá trong bể. -
- Nhiệt độ không thích hợp và nước có chất lượng kém
- Các sinh vật khác sống trong bể
- Sinh vật mới đến
- Chế độ ăn không thích hợp
- Cách vận chuyển và xử lý cá trong quá trình di chuyển
- Môi trường trong nhà, nhất là nhà có nhiều tiếng động lớn, tiếng đập cửa, lắc cửa, người hoặc vật đi lại liên tục xung quanh bể cá
2 Hiểu rằng stress là một nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh ich khá phổ biến, do đó hầu hết các loài cá đều có khả năng miễn dịch tốt với bệnh này. Tuy nhiên, stress có thể ức chế hệ miễn dịch của cá, và khi đó loài ký sinh trùng này sẽ hoành hành nhất. Những yếu tố sau đây có thể gây stress: -
- Những đốm trắng có trên mình cá và mang cá. Các đốm này có thể dính lại với nhau tạo thành các mảng trắng. Đôi khi, ich chỉ xuất hiện trên mang cá.
- Chuyển động quá mức. Cá có thể cọ xát vào cây hoặc đá trong bể nhiều hơn để cố đánh bật ký sinh trùng hoặc do bị ngứa.
- Vây khép. Cá luôn khép vây sát vào mình thay vì xòe ra tự do.[3]
- Thở nặng nhọc. Nếu cá ngoi lên mặt nước để đớp hoặc thường loanh quanh ở gần bộ lọc trong bể, có lẽ là chúng đang bị thiếu ô-xy. Ký sinh trùng ich bám trên mang cá khiến cho cá khó hấp thụ ô-xy trong nước.
- Chán ăn. Nếu cá không ăn hoặc nhả thức ăn ra ngoài thì đó là dấu hiệu của stress và bệnh.
- Hành vi ẩn náu. Loài vật thường ẩn nấp khi chúng cảm thấy bị bệnh, và bất cứ sự thay đổi nào về hành vi thường đều là dấu hiệu của stress hoặc bệnh tật. Cá có thể nấp trong các vật trang trí hoặc không năng động như bình thường.
3 Học cách nhận biết các triệu chứng bệnh ich. Các triệu chứng bệnh có thể biểu hiện trên mình cá và hành vi của chúng. Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh ich là sự xuất hiện của những đốm trắng nhỏ như những hạt muối, từ đó có tên gọi là bệnh đốm trắng.[2] Các dấu hiệu thường gặp của ich là: -
- Giai đoạn trophont: Trong giai đoạn này, ký sinh trùng ich có thể được nhìn thấy trên cá. Chúng đào vào dưới lớp nhầy của cá và hình thành một bao nang bảo vệ, ngăn chặn hóa chất và vô hiệu hóa các loại thuốc. Trong bể cá thông thường có nhiệt độ 24 - 27ºC, giai đoạn trophont, còn gọi là giai đoạn ký sinh, sẽ diễn ra trong vài ngày trước khi các bao nang đã phát triển đầy đủ và rời khỏi cá.
- Giai đoạn tomont hoặc tomite: Trong giai đoạn này, việc điều trị có thể có hiệu quả. Ký sinh trùng trong thời kỳ này, còn gọi là tomont, sẽ trôi nổi nhiều giờ trong nước cho đến khi chúng bám vào thực vật hoặc một bề mặt khác. Khi đã tìm được vật để bám vào, chúng sẽ bắt đầu nhanh chóng phân chia hoặc nhân lên bên trong bao nang. Vài ngày sau, các bao nang này sẽ vỡ ra, và các sinh vật mới hình thành sẽ bắt đầu bơi đi tìm vật chủ mới. Tomont nước ngọt có thể nhân lên rất nhanh trong 8 ngày, trong khi tomont nước mặn có thể mất từ 3 đến 28 ngày để phân chia.
- Giai đoạn thermonts hoặc swarmer: Các swamer nước ngọt sẽ phải tìm được vật chủ (cá) trong vòng 48 tiếng, nếu không chúng sẽ chết, trong khi swamers nước mặn chỉ có 12 -18 tiếng để tìm vật chủ. Vì vậy, có một cách để hoàn toàn loại bỏ ich trong bể cá là để bể trống trong 1 hoặc 2 tuần.
4 Điều trị cho cá khi ký sinh trùng dễ tổn thương nhất. Ich chỉ có thể bị tiêu diệt khi chúng không bám vào cá, điều này xảy ra khi những con ký sinh trùng hoàn toàn trưởng thành rời khỏi mình cá để tự nhân lên thành nhiều đơn vị nhiễm ký sinh trùng ich. Khi ký sinh trùng bám vào cá, chúng sẽ được bảo vệ khỏi hóa chất, và khi đó thuốc sẽ không có tác dụng. Ký sinh trùng ich trải qua nhiều giai đoạn vòng đời: -
- Không bao giờ tăng nhiệt độ trong nước một cách đột ngột. Điều này có thể khiến cá bị stress và một số cá không chịu được nhiệt độ cao.
- Hầu hết các loài cá nhiệt đới có thể chịu được nhiệt độ đến khoảng 30ºC. Bạn luôn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia cá nhiệt đới để biết nhiệt độ chúng chịu được là bao nhiêu.
5 Quan sát nhiệt độ trong bể. Nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh vòng đời của ký sinh trùng. Bể cá có nhiệt độ nước cao hơn sẽ khiến cho vòng đời của ký sinh trùng kết thúc trong vài ngày, trong khi nhiệt độ thấp sẽ khiến cho vòng đời của chúng kéo dài nhiều tuần.
Các phương pháp điều trị ở mức độ dễ
Tải về bản PDF-
- Đảm bảo những con cá khác trong bể có thể chịu được mức nhiệt độ này trước khi tiến hành tăng nhiệt độ.
- Nếu cá của bạn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn 30ºC, bạn có thể tăng nhiệt độ trong nước lên 32ºC trong 3-4 ngày, sau đó giảm xuống đến 30ºC thêm 10 ngày nữa.
- Đảm bảo bể cá phải có đủ ô-xy hoặc được sục khí, vì mức ô-xy sẽ ít hơn khi nước có nhiệt độ cao hơn.
- Trong thời gian này, bạn có thể xử lý nước bằng muối và thuốc mỗi ngày.
- Luôn đảm bảo cá có thể chịu được khi nhiệt độ nước tăng cao. Quan sát phản ứng của cá khi từ từ tăng nhiệt độ hoặc tìm hiểu xem cá của bạn có thể chịu được nhiệt độ cao đến đâu.
1 Tăng nhiệt độ nước lên 30ºC. Từ từ tăng nhiệt độ nước thêm 1ºC mỗi giờ cho đến khi đạt đến nhiệt độ thích hợp. Duy trì nhiệt độ này ít nhất 10 ngày. Nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh vòng đời của ký sinh trùng ich, đồng thời ngăn chặn tomont nhân lên. -
- Hạ mực nước sao cho nước được lọc khi chảy xuống chạm mặt nước sẽ tạo thêm nhiều ô-xy.
- Đặt thêm các viên sục khí vào bể hoặc dời lên gần mặt nước hơn.
- Dùng đĩa thổi bọt khí để tạo thêm dòng bong bóng lớn hơn.[4]
- Sử dụng máy bơm để không chỉ tăng mức ô-xy mà còn cải thiện dòng nước lưu thông trong bể.[5]
2 Tăng lượng ô-xy hoặc sục khí trong bể cá để cải thiện hệ miễn dịch và chất lượng sống của cá. Ký sinh trùng ich ức chế khả năng hô hấp và hấp thụ ô-xy của cá, do đó việc sục khí có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cá và cũng cứu chúng khỏi chết ngạt. Có nhiều phương pháp để tăng lượng ô –xy trong bể cá:
Các phương pháp điều trị ở mức độ trung bình
Tải về bản PDF-
- Sử dụng muối chuyên dùng cho cá, không dùng muối ăn vì muối ăn không được khử i-ốt.
- Không bao giờ được dùng thuốc kèm với muối và nhiệt độ cao, vì muối và thuốc có thể phản ứng và làm giảm lượng ô-xy trong bể.
- Thay 25% nước trong bể cách vài ngày một lần và chỉ thêm một lượng muối tương ứng với lượng nước được lấy ra. Tuy nhiên khi đã điều trị xong, bạn hãy thay một phần nước mà không cho thêm muối.
1 Dùng muối cá cảnh (aquarium salt) để xử lý ký sinh trùng ich trong nước ngọt. Hòa tan 1 thìa cà phê muối cho mỗi 4 lít nước với một lượng nhỏ nước trong hồ cá, sau đó đổ hỗn hợp vào bể. Để muối trong bể nước ngọt trong 10 ngày. Muối có tác dụng làm xáo trộn sự điều hòa chất lỏng của ich, đồng thời giúp pháp triển lớp nhầy hoặc nhớt tự nhiên của cá để bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng ich. Bạn có thể kết hợp phương pháp dùng muối với nhiệt độ để tăng hiệu quả tiêu diệt ich. -
- Nếu việc thay nước khiến cá bị stress, bạn nên giảm lượng nước được thay và tần suất thay nước.
2 Thay 25% lượng nước hàng ngày. Việc thay một phần nước mỗi ngày có thể giúp loại bỏ một số trophont và tomite khỏi bể cá, đồng thời bổ sung thêm ô-xy vào bể. Đảm bảo dùng nước đã xử lý để cá không bị stress hoặc vết thương của chúng không bị kích ứng do lượng clo trong nước.
Các phương pháp điều trị ở mức độ khó
Tải về bản PDF-
- Luôn thay nước và hút bụi sỏi trước khi cho thuốc vào nước. Thuốc sẽ có hiệu quả hơn nếu nước sạch và không có các chất hữu cơ hòa tan khác hoặc nitrat.
- Luôn luôn lấy than hoạt tính khỏi bộ lọc, vì than hoạt tính có thể trung hòa hoặc ngăn chặn sự hấp thụ thuốc trong bể cá.
1 Sử dụng các sản phẩm thuốc để xử lý bể cá. Nhiều sản phẩm bán tại các cửa hàng thú cưng có thể giúp điều trị bệnh ich. Luôn tuân theo hướng dẫn trên nhãn thuốc để sử dụng đúng liều và đảm bảo rằng thuốc có thể dùng an toàn cho các loài thủy sinh không xương sống như ốc, tôm và sò. -
- Luôn tuân theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.
- Lấy than hoạt tính ra khỏi bộ lọc, vì than có thể làm trung hòa hoặc ngăn chặn sự hấp thụ thuốc
- Đồng sẽ kết hợp với calcium carbonate hoặc magnesium carbonate trong đá, cát và sỏi, do đó bạn cần đảm bảo chỉ sử dụng đồng trong bể cá không có những vật liệu này.
- Đồng có độc tính cao đối với động vật không xương sống, san hô và thực vật. Bạn cần tách riêng các loài sinh vật này và xử lý bằng các phương pháp an toàn khác.
2 Sử dụng đồng để điều trị bệnh ich ở cá nước mặn. Ich nước mặn tồn tại ở giai đoạn tomite lâu hơn nhiều, vì vậy đồng thường được cho vào bể cá trong vòng 14 -25 ngày và hoạt động tương tự như muối để tiêu diệt ich. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bạn phải sử dụng chính xác liều lượng đồng và kiểm tra mức đồng trong bể cá hàng ngày với bộ thử ion đồng. Không dùng đồng để điều trị cá nước ngọt vì có thể giết chết cá.[6] -
- Xanh malachite: Tương tự như hóa trị liệu ở người, xanh malachite có tác dụng phá hủy khả năng sản sinh năng lượng của tế bào, một yếu tố then chốt cho quá trình trao đổi chất. Hóa chất này không phân biệt được tế bào của cá với tế bào của ký sinh trùng ich.
- Formalin: Formalin tiêu diệt các vi sinh vật bằng cách phản ứng với protein và a-xít nucleic của tế bào, làm thay đổi chức năng và cấu trúc tế bào và thường được dùng để bảo quản các loài sinh vật. Chất này có thể gây hư hại hệ thống lọc, giảm lượng ô-xy và giết chết các loài động vật không xương sống hoặc những con cá yếu ớt.
3 Sử dụng các hóa chất mạnh hơn để tiêu diệt ich nước mặn. Các phương pháp này được cho là liệu pháp thay thế khá nguy hiểm trong việc điều trị bệnh ich. Một số hóa chất thậm chí gây hại cho cá và cần phải được theo dõi để không đến mức làm chết cá. Luôn luôn đọc nhãn trên các lại thuốc hóa chất này và dùng đồ bảo hộ như găng tay và kính bảo hộ khi xử lý. Một số hóa chất điều trị bao gồm:
Phòng chống ký sinh trùng ich
Tải về bản PDF-
- Một số cá có hệ miễn dịch rất tốt và có thể chỉ đóng vai trò là vật trung gian mang bệnh. Khi thả vào bể một vật trung gian mang ký sinh trùng ich, bạn đã làm phơi nhiễm cho những sinh vật đang nuôi trong bể vốn có thể không có hệ miễn dịch mạnh như con cá mới mua.
1 Không bao giờ mua cá trong bể khi có bất kỳ con cá nào có các triệu chứng bệnh đốm trắng. Trước khi mua các sinh vật nuôi trong bể cá, tốt nhất là bạn phải quan sát mọi con cá trong cửa hàng xem có dấu hiệu bệnh không. Ngay cả khi con cá bạn mua có vẻ như không có biểu hiện bệnh ich, nó vẫn có thể đã bị phơi nhiễm và làm lây bệnh cho bể cá ở nhà. -
- Khi thả cá mới mua về vào bể cách ly hoặc bất cứ bể nào, bạn đừng bao giờ đổ cả nước trong vật đựng cá vào bể. Điều này giúp giảm rủi ro làm bể bị lây nhiễm tomite.
2 Cách ly mọi con cá mới mua trong 14-21 ngày. Lắp đặt một bể cá riêng nhỏ hơn để bạn có thể quan sát cá mới mua và kiểm tra các dấu hiệu bệnh. Nếu phát hiện bất kỳ bệnh nào, việc điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhưng bạn cần luôn luôn dùng đủ liều lượng. Đừng nghĩ rằng bể nhỏ thì bạn có thể giảm liều thuốc. -
- Nếu không mua được nhiều vợt, bọt biển và các dụng cụ vệ sinh, bạn hãy để cho các dụng cụ khô hoàn toàn trước khi dùng cho bể khác. Ký sinh trùng ich không thể sống sót trong môi trường khô.
3 Sử dụng vợt riêng cho từng bể cá. Điều này giúp ngăn ngừa lây lan bệnh cho các bể khác. Tương tự, bạn cũng nên dùng miếng bọt biển và các dụng cụ vệ sinh khác riêng cho từng bể cá. - 4 Chỉ mua cây thủy sinh trong bể không có cá. Thực vật trong bể có cá thường mang nhiều mầm bệnh hơn là khi được trồng và bán riêng. Một cách khác là bạn có thể cho các cây thủy sinh vào bể cách ly không có cá trong 10 ngày và xử lý bằng thuốc trị ich để đảm bảo không bị lây nhiễm. Quảng cáo
Lời khuyên
- Thay hoặc loại bỏ cát, sỏi, đá và các vật trang trí khác ra khỏi bể khi xử lý ký sinh trùng ich. Chúng thường thích bám vào các bề mặt để tự nhân lên. Rửa sạch và phơi khô các vật này để loại bỏ mọi dấu vết của ký sinh trùng ich.
- Khi đã hoàn thành quá trình điều trị thuốc hoặc muối và mọi dấu hiệu của bệnh đã biến mất, bạn hãy từ từ thay nước bể cá cho đến khi chắc chắn thuốc trong bể đã hết. Việc tiếp xúc lâu ngày với các hóa chất có thể gây stress và có hại cho cá.
- Nếu thực sự nghiêm túc trong việc nuôi cá, bạn hãy mua kính hiển vi và lấy mẫu nhớt của cá để xác định bệnh đốm trắng. Có nhiều loại ký sinh trùng khác cũng có thể gây ra hiện tượng cọ xát, khép vây và các triệu chứng khác. Các phương pháp điều trị bệnh đốm trắng có thể không có hiệu quả trong những trường hợp này. Để có kết quả tốt nhất, bạn cần xác định loài ký sinh trùng trước khi điều trị.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểĐiều trị gãy chân cho chuột Hamster Cách đểĐiều trị táo bón cho chó Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.aquahobby.com/articles/e_ich2.php
- ↑ http://www.cichlid-forum.com/articles/ich.php
- ↑ http://aquariumfish.net/information/signs_of_stress_and_disease.htm
- ↑ https://books.google.ca/books?id=l-qrDxOwa9IC&pg=PA72&lpg=PA72&dq=bubble+disks+vs+air+stones&source=bl&ots=ajtIvd8uiD&sig=TSG2SAYlnKTnEEnVPyELO9FDpYA&hl=en&sa=X&ved=0CFQQ6AEwCGoVChMI7NLxgtnSxwIVCTiICh0rjAb6#v=onepage&q=bubble%20disks%20vs%20air%20stones&f=false
- ↑ http://www.liveaquaria.com/PIC/article.cfm?aid=139
- ↑ http://www.reefkeeping.com/issues/2003-08/sp/
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Ken Colby Bài viết này có đồng tác giả là Ken Colby, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 74.369 lần. Chuyên mục: Động vật | Thú Y Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Ả Rập Tiếng Hà Lan- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểĐiều trị gãy chân cho chuột HamsterCách đểĐiều trị táo bón cho chóCách đểĐiều trị hội chứng ruột kích thích ở mèoTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Thú cưng và Động vật
- Động vật
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--473Từ khóa » Cá Cảnh Nổi đốm Trắng
-
Mẹo Trị Bệnh đốm Trắng ở Cá Vàng Nhanh Chóng Và An Toàn | Pet Mart
-
Đốm Trắng Trên Cá - Làm Thế Nào để điều Trị Bệnh Ich? - Nuôi Tép Cảnh
-
Cá Bị Bệnh đốm Trắng Và Cách điều Trị
-
Bệnh Cá Bị Nấm Trắng Và Cách Xử Lý Hồ Cá Bị Nấm - Thủy Sinh 4U
-
Bệnh Đốm Trắng Ở Cá Cảnh - Nguyên Nhân Cách Điều Trị
-
Chữa Sạch Bệnh Nấm Trắng Cho Cá Cảnh Chỉ Với 3 Phút - YouTube
-
Bệnh đốm Trắng ở Cá
-
Mẹo điều Trị Bệnh đốm Trắng ở Cá Cảnh Nhanh Chóng Và An Toàn
-
3 Cách Chữa Bệnh Nấm Trắng ở Cá Cảnh Hiệu Quả Nhất - Thuỷ Sinh
-
Cá Bị đốm Trắng
-
Mình Cá Có Những... - King Aqua - Nghệ Thuật Chơi Cá Cảnh | Facebook
-
Phòng Và Chữa Trị DỨT ĐIỂM Bệnh NẤM Trên Các Cảnh
-
Tổng Hợp Bệnh Thường Gặp ở Cá Vàng Và Cách điều Trị