Cách để Dạy Chó Ngừng Sủa - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Dạy Chó Ngừng Sủa PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Dominik Feichtner

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Dominik Feichtner. Dominik Feichtner là chuyên gia huấn luyện, chuyên gia hành vi ở chó và chủ sở hữu của The Dog Behaviorist NYC ở ngoại ô New York. Với hơn tám năm kinh nghiệm làm việc với chó, Dominik chuyên huấn luyện vâng lời, điều chỉnh hành vi và huấn luyện chó con. Cách huấn luyện cân đối và trực quan đã giúp anh được Pooch and Harmony công nhận là một trong những “Chuyên gia huấn luyện chó giỏi nhất tại Brooklyn và New York” vào năm 2020. Bài viết này đã được xem 100.037 lần.

Trong bài viết này: Kiểm soát Kiểu Sủa Đòi hỏi Trấn an Cảm giác Lo lắng vì Xa cách Ngăn chặn Kiểu Sủa Báo động Ngăn chặn Kiểu Sủa Bộc phát/Sủa vì Buồn chán Tìm Cách cho Chó Bớt Sủa Nói chung Xem thêm 2... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảo

Chó là loại thú cưng lý tưởng và để bầu bạn thì thật tuyệt vời, nhưng ngay cả một chú chó ngoan nhất đôi khi cũng sủa liên tục không chịu ngừng. Có nhiều nguyên nhân khiến chó sủa, và hành vi rắc rối này không những gây phiền toái mà ở nhiều nơi còn bị coi là phạm luật. Bước đầu tiên để dạy chó của bạn ngừng sủa là tìm ra điều gì khiến nó gây ồn ào như vậy. Khi đã biết tại sao chó sủa, bạn sẽ biết phải làm gì để nó ngừng lại. Việc biết cách bảo chó ngừng sủa sẽ giúp cho không gian cộng đồng được yên tĩnh và bạn không bị rắc rối với luật pháp.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 5:

Kiểm soát Kiểu Sủa Đòi hỏi

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Ngừng đáp ứng yêu cầu. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d7\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-1-Version-3.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-1-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d7\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-1-Version-3.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-1-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Ngừng đáp ứng yêu cầu. Còn được gọi là “sủa thu hút sự chú ý”, kiểu sủa đòi hỏi là vấn đề mà chủ nuôi chó thường gặp. Bước đầu tiên để trị kiểu sủa đòi hỏi là ngừng cho chó thứ nó muốn mỗi khi sủa. Tất nhiên việc này cần có thời gian huấn luyện, nhất là khi chó của bạn bao nhiêu năm nay đã quen "được thưởng" mỗi khi sủa.[1]
    • Cố gắng phân biệt giữa tiếng sủa đòi đi vệ sinh (có quyền lên tiếng) và tiếng sủa mỗi khi chó đòi hỏi những việc lặt vặt như lên ghế xô pha hoặc được chú ý hơn.[2]
    • Không bao giờ nhân nhượng, dù chó có sủa dai đến đâu đi nữa. Bất cứ sự nhượng bộ nào trước kiểu sủa đòi hỏi của chó sẽ đều phá hỏng tiến triển mà bạn có thể đã đạt được.[3]
  2. Step 2 Phớt lờ tiếng sủa. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/32\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-2-Version-3.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-2-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/32\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-2-Version-3.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-2-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Phớt lờ tiếng sủa. Kiểu sủa đòi hỏi hoặc thu hút sự chú ý có thể là cách duy nhất mà chó biết thể hiện. Ngay cả khi đã ngừng đáp ứng yêu cầu của nó, có lẽ bạn vẫn cần một thời gian mới phá vỡ được thói quen đó. Trong thời gian này, tốt nhất là bạn nên phớt lờ hành vi đòi hỏi của chó thay vì trừng phạt nó.[4]
    • Trong suy nghĩ của chó, ngay cả tiếng bạn la hét bảo nó im lặng cũng là sự quan tâm. Nếu bạn mất kiên nhẫn và quát mắng, có khi lần sau chó còn sủa lâu hơn vì đã quen được đáp lại (cho dù là đáp lại một cách tiêu cực).[5]
    • Khi chó sủa, bạn đừng quát mắng hay dỗ dành hoặc đáp ứng thứ nó muốn. Thậm chí cũng đừng nhìn nó. Chiến thuật tốt nhất là tự làm mình xao lãng, chẳng hạn như đọc sách báo cho đến khi chú chó của bạn bình tĩnh lại hoặc đã “hết hơi”.[6]
  3. Step 3 Thưởng cho chó vì hành vi tốt. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/79\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-3-Version-4.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-3-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/79\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-3-Version-4.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-3-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Thưởng cho chó vì hành vi tốt. Cuối cùng khi chó đã biết ngừng sủa, quan trọng là bạn cần thưởng cho sự im lặng của nó. Dần dần chú chó của bạn sẽ học được rằng im lặng và nghe lời sẽ có kết quả tốt hơn là làm nhặng lên và sủa.[7]
    • Cầm sẵn món yêu thích của chó trong tay để thưởng mỗi khi nó ngừng sủa. Phần thưởng cần được đưa ra ngay khi chó thực hiện được việc bạn mong muốn để tạo hiệu quả cao nhất khi dạy chó.[8]
    • Khen chó khi nó thôi sủa. Nói “Ngoan!” và thết đãi chó món khoái khẩu của nó.[9]
    • Khi chó đã học được rằng im lặng thì được thưởng còn sủa thì bị phớt lờ, bạn cần dần dần kéo dài thời gian chó phải im lặng trước khi được thết đãi. Ví dụ khi chó đã vượt qua giai đoạn đầu tiên ngừng sủa và được thưởng, bạn nên kéo dài thời gian chó phải im lặng mỗi ngày thêm vài giây sau đó lên đến một hoặc hai phút trước khi thưởng cho chó.[10]
    • Để có kết quả tốt nhất, bạn nên thay đổi khoảng thời gian chó phải giữ im lặng trước khi thưởng cho nó. Như thế chó sẽ không còn quen được thưởng sau một thời gian nhất định, và nó sẽ giữ im lặng để chờ đợi. Ví dụ, sau vài tuần huấn luyện, bạn nên thay đổi thời gian bắt chó im lặng có khi thì 20 giây, có khi lên đến một phút, lúc lại 30 hoặc 40 giây.[11]
  4. Step 4 Thay thế bằng một hành vi khác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/14\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-4-Version-3.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-4-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/14\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-4-Version-3.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-4-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Thay thế bằng một hành vi khác. Một trong những phương pháp tốt nhất để huấn luyện loài vật bỏ tật xấu là dạy chúng một hành vi khác. Nhờ đó thay vì bức xúc và khó chịu vì không được đáp ứng, chó của bạn rốt cuộc sẽ hiểu rằng nếu muốn được như ý, nó sẽ phải thực hiện hành vi khác được hoan nghênh hơn.[12]
    • Dạy chó hành vi thay thế có thể mất nhiều thời gian, nhưng đó là cách tốt nhất để khuyến khích hành vi tốt. Thay vì đáp ứng mỗi lần chó sủa ồn ào đòi được chơi cùng, bạn có thể dạy chó đem món đồ chơi yêu thích của nó đến đặt trên sàn cho bạn.[13]
    • Bạn cũng có thể ngăn hành vi xấu của chó bằng cách giảm khả năng dẫn đến tình huống như vậy. Ví dụ như nếu chú chó của bạn sủa đòi bạn nhặt giúp mỗi lần quả bóng của nó lăn vào gầm ghế xô pha, bạn hãy thử cho thứ gì đó vào gầm ghế để chặn đồ chơi của chó lăn vào đó.[14]
  5. Step 5 Tiếp tục huấn luyện. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/89\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-5-Version-3.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-5-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/89\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-5-Version-3.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-5-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Tiếp tục huấn luyện. Bạn đừng ngưng dạy chó bỏ kiểu sủa gây chú ý. Tiếp tục huấn luyện cho đến khi chó bỏ tật sủa đòi hỏi/gây chú ý về mọi thứ. Cuối cùng, chó của bạn sẽ học được cách kiên nhẫn chờ đợi khi muốn chơi, ăn hoặc được vuốt ve.[15] Quảng cáo
Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 5:

Trấn an Cảm giác Lo lắng vì Xa cách

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Nhận biết chứng lo lắng vì xa cách. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/ea\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-6-Version-3.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-6-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/ea\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-6-Version-3.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-6-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Nhận biết chứng lo lắng vì xa cách. Chứng lo lắng vì xa cách ở chó có nhiều dạng, nhưng biểu hiện thường thấy nhất là phá hoại đồ đạc và sủa không ngừng. Những hành vi này đặc biệt xảy ra khi chủ của chó đi làm hoặc ra khỏi nhà, và nếu chó không phá hoại thì một số chủ nuôi chó có thể cũng không biết là chó của mình mắc chứng lo lắng vì xa cách.[16] Những dấu hiệu của hội chứng lo lắng vì xa cách cần lưu ý bao gồm:
    • bám theo bạn từ phòng này sang phòng khác, dù bạn chỉ vắng mặt vài giây[17]
    • run rẩy, thở hổn hển hoặc kêu rít khi bạn chuẩn bị rời khỏi nhà[18]
    • đi vệ sinh bậy ở trong nhà khi bạn vắng mặt[19]
    • gặm các vật dụng trong nhà khi bạn không có mặt[20]
    • cào hoặc "đào bới" trên sàn, tường hoặc cửa ra vào khi bị bỏ lại một mình[21]
    • có thể hàng xóm của bạn phàn nàn về tiếng chó sủa hoặc tru khi bị bỏ lại nhà một mình[22]
  2. Step 2 Thử dùng phương pháp điều kiện hóa ngược. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0d\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-7-Version-3.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-7-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0d\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-7-Version-3.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-7-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Thử dùng phương pháp điều kiện hóa ngược. Điều kiện hóa ngược là phương pháp điều trị phổ biến, đặc điểm là huấn luyện cho chó biết liên hệ điều đáng sợ với phần thưởng. Trong trường hợp lo lắng vì xa cách, thay vì sợ một người hoặc vật gì đó, chó lại sợ ở một mình. Để chống lại điều kiện lo lắng vì xa cách, bạn sẽ cần phải dạy chó của bạn liên hệ việc ở một mình với thứ gì đó mà nó thích thú (món khoái khẩu chẳng hạn).[23]
    • Mỗi lần ra khỏi nhà, bạn thử cho chó một món đồ chơi có thức ăn bên trong. Một thứ gì đó rỗng để có thể nhét vào đó món yêu thích của chó, phô mai dạng xịt hoặc bơ đậu phộng ít béo có thể khiến chú chó của bạn bận tâm ít nhất 20 -30 phút, như vậy là đủ thời gian cho nó quên đi nỗi sợ bị rời xa chủ.[24]
    • Khi về nhà, bạn lấy lại hoặc giấu đi món đồ chơi bí ẩn đó để chú chó của bạn quen với việc nó chỉ có được món đó khi bạn ra khỏi nhà.[25]
    • Lưu ý rằng thông thường phương pháp điều kiện hóa ngược chỉ có hiệu quả đối với trường hợp nhẹ. Mặc dù chắc chắn chó vẫn thích thú với món đồ chơi bí ẩn, có thể bạn cần đến những liệu pháp mạnh hơn nếu chú chó của bạn mắc chứng lo lắng vì xa cách ở mức độ trung bình hoặc nặng.[26]
  3. Step 3 Luyện cho chó bớt nhạy cảm với sự cô đơn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/32\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-8-Version-4.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-8-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/32\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-8-Version-4.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-8-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Luyện cho chó bớt nhạy cảm với sự cô đơn. Nếu chó của bạn mắc chứng lo lắng vì xa cách ở mức độ trung bình hoặc nặng thì khó mà chữa được trong thời gian ngắn. Một phương pháp tốt để giúp chó quen với cô đơn là dần dần giảm sự nhạy cảm của nó trước việc ở một mình, đồng thời khẳng định rằng bạn chuẩn bị rời đi không có nghĩa là bỏ rơi nó. Đây là một quá trình chậm, mất nhiều tuần thực hành và phải kiên trì, nhưng sẽ có hiệu quả về lâu dài.[27]
    • Xử lý lo lắng của chó trước khi chủ đi bằng cách cho nó thấy các dấu hiệu bạn sắp ra khỏi nhà, ví dụ như mặc áo khoác hoặc lắc chìa khóa. Thử thực hiện các động tác này vào những thời gian khác nhau trong ngày mà không thực sự ra khỏi nhà.[28]
    • Dạy chó trở nên thoải mái hơn với việc ở một mình bằng cách tập “ở khuất tầm nhìn”. Việc này bao gồm dạy chó ngồi hoặc nằm xuống, sau đó bạn ra khỏi phòng hoặc đi khỏi tầm nhìn của chó.[29]
    • Khi chó đã bắt đầu quen với việc không nhìn thấy bạn, thử đóng cửa lại để ngăn không cho nó đến gần bạn, đồng thời dần dần kéo dài khoảng thời gian bạn ở bên ngoài phòng hoặc ở đằng sau cánh cửa đóng kín.[30]
    • Việc huấn luyện khuất tầm nhìn nên bắt đầu với các cửa bên trong nhà như cửa phòng tắm hoặc phòng ngủ. Đừng cố gắng thực hiện ngay ở cửa chính, vì việc đó có thể khiến chú chó của bạn cảnh giác.[31]
    • Sau vài tuần, bạn nên tiến đến đi khỏi tầm nhìn ở lối ra. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên sử dụng cửa phụ (nếu có) thay vì cửa mà bạn vẫn thường dùng để ra khỏi nhà đi làm. Ví dụ, thay vì dùng cửa trước hoặc cửa ra garage, bạn thử dùng cửa sau.[32]
    • Trong thời gian huấn luyện cho chó không nhìn thấy mình, bạn nên kết hợp các phương pháp điều kiện hóa ngược như cho chó đồ chơi bí ẩn để đánh lạc hướng. Thử dùng thêm cách này khi bạn ở đằng sau cánh cửa đóng kín hoặc đi ra bằng lối cửa sau trong ít nhất 10 -20 giây mỗi lần.[33]
  4. Step 4 Hãy kiên nhẫn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/7c\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-9-Version-3.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-9-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/7c\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-9-Version-3.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-9-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Hãy kiên nhẫn. Phải mất nhiều thời gian huấn luyện và thực hành để dạy cho chó quen với sự vắng mặt lâu của bạn. Hầu hết hành vi lo lắng của chó xảy ra trong vòng 40 phút đầu tiên khi bạn đi khỏi, và sẽ phải mất rất nhiều lần huấn luyện bạn mới có thể đạt được thời gian vắng mặt đến 40 phút một cách thoải mái.[34]
    • Chỉ nên tăng thời gian vắng mặt của bạn vài giây mỗi lần huấn luyện. Thời gian vắng mặt chỉ lâu hơn một chút cũng có thể khiến chó của bạn nháo nhác và kích thích các phản ứng hoảng loạn của nó.[35]
    • Một khi chó đã thoải mái với việc ở một mình đến 90 phút, nó sẽ chịu được thời gian cô độc đến bốn hoặc tám tiếng. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu trước khi đạt đến mức độ dễ chịu đó, tốt nhất là bạn nên "thử" chó của bạn trong bốn tiếng thay vì ngay lập tức bỏ nó ở nhà suốt cả ngày làm việc (nếu có thể).[36]
    • Nếu kiên trì huấn luyện và thực hành nhiều lần vào mỗi ngày cuối tuần và ít nhất hai lần mỗi ngày trong tuần (trước khi đi làm và vào buổi tối), bạn có thể hoàn thành việc huấn luyện trong vòng chưa đến một tháng.[37] Tuy nhiên, mỗi chú chó mỗi khác, và chó của bạn có thể cần thời gian huấn luyện dài hơn hoặc mỗi ngày huấn luyện nhiều lần hơn.
    • Hãy kiên nhẫn, và nhớ là chú chó của bạn làm om sòm lên như thế chỉ là vì nó yêu quý bạn và lo sợ bạn bỏ rơi nó.[38]
  5. Step 5 Cân nhắc các biện pháp khác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a1\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a1\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Cân nhắc các biện pháp khác. Nếu chó của bạn hoàn toàn không bình tĩnh được mặc dù bạn đã huấn luyện, hoặc chủ nhà hay hàng xóm của bạn mất kiên nhẫn với hành vi phiền nhiễu của nó, có thể bạn cần cân nhắc đến các biện pháp thay thế.[39]
    • Tìm hiểu xem liệu bạn có thể đem chó đi làm không (tùy vào nơi làm việc của bạn). Điều này có lẽ không được lý tưởng cho lắm, nhưng nhiều văn phòng cũng thân thiện với chó, nhất là khi bạn trình bày hoàn cảnh với sếp.[40]
    • Sắp xếp nhờ bạn bè hay người nhà trông giúp chó khi bạn đi vắng. Hầu hết các chú chó chỉ cảm thấy lo lắng vì xa cách khi bị bỏ lại một mình. Nói cách khác, nếu có ai đó bên cạnh thì chắc sẽ ổn.[41]
    • Suy nghĩ về việc huấn luyện chó ở trong thùng gỗ thưa. Mức độ thành công của cách huấn luyện này thay đổi tùy theo từng trường hợp. Một số chú chó sợ hãi khi ở trong thùng, nhưng số khác lại coi cái thùng là không gian an toàn của mình và yên tâm là một lúc nào đó chủ sẽ về nhà mở thùng ra.[42]
    • Tìm sự trợ giúp của chuyên gia huấn luyện chó nếu tất cả mọi biện pháp trên đều không thành công. Chuyên gia huấn luyện chó sẽ biết giúp chó của bạn theo cách tốt nhất. Bạn có thể tìm trên mạng chuyên gia huấn luyện chó gần nơi bạn ở hoặc nhờ bác sĩ thú y giới thiệu.[43]
    Quảng cáo
Phương pháp 3 Phương pháp 3 của 5:

Ngăn chặn Kiểu Sủa Báo động

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Nhận biết tiếng sủa báo động. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/6d\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-11-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-11-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/6d\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-11-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-11-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Nhận biết tiếng sủa báo động. Sủa báo động là kiểu sủa khi chó nhận ra kẻ xâm nhập. Mặc dù việc sủa kẻ thực sự xâm nhập là hữu ích và có khi còn cứu sinh mạng con người, nhưng khi sủa những người mà chó cho là kẻ xâm nhập như người đưa thư, người giao hàng hay thậm chí là hàng xóm đi ngang qua có thể gây phiên toái và rắc rối.[44]
    • Không nhất thiết phải trông thấy “kẻ xâm nhập” thì chó mới sủa. Nhiều chú chó có thể sủa cả khi nghe tiếng đóng cửa xe hơi hoặc tiếng nói ở trên đường.[45]
    • Hành vi sủa báo động có thể đi kèm với chuyển động rướn lên phía trước (vài cm) cùng mỗi tiếng sủa.[46]
  2. Step 2 Dạy chó biết hiệu lệnh im lặng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/4b\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-12-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-12-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/4b\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-12-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-12-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Dạy chó biết hiệu lệnh im lặng. Cách tốt nhất để chế ngự kiểu sủa báo động là dạy chó im lặng theo mệnh lệnh. Cũng như mọi mục tiêu huấn luyện khác, đây là quá trình mất nhiều thời gian, đồng thời đòi hỏi sự kiên nhẫn và bền bỉ. Nhưng nếu bạn chịu đầu tư thời gian và công sức thì ngay cả một chú chó có “ý thức chủ quyền” cao nhất cũng sẽ học được cách cư xử đúng.[47]
    • Khi chú chó của bạn bắt đầu sủa báo động, hãy giơ món khoái khẩu của nó ra sau ba hoặc bốn tiếng sủa. Động tác này sẽ thu hút sự chú ý của nó và gần như đánh lạc hướng của nó khỏi “kẻ xâm nhập”.[48]
    • Chờ cho đến khi chó ngưng sủa. Bạn chỉ cần kiên nhẫn và tiếp tục giơ ra phần thưởng của nó.[49]
    • Khi chó ngừng sủa, hãy nói “im lặng” với ngữ điệu bình tĩnh nhưng nghiêm khắc và thết đãi nó.[50]
    • Lặp lại quá trình này cho đến khi chú chó của bạn biết liên hệ từ “im lặng” với việc nó ngừng sủa. Khi chó đã thực hiện thành công ít nhất 10 lần như vậy, bạn có thể ra lệnh cho nó im lặng mà không giơ món thết đãi ra. Nếu chó vẫn tuân theo mệnh lệnh của bạn, bạn hãy thưởng cho nó. Nếu chó không nghe lời, bạn cần phải huấn luyện thêm nhiều lần nữa bằng cách giơ món khoái khẩu ra cho nó thấy.[51]
    • Cuối cùng chú chó của bạn sẽ học được cách im lặng khi nghe hiệu lệnh mà không cần thết đãi. Tuy nhiên, ngay cả khi đã đạt được mục tiêu huấn luyện này bạn vẫn nên khen chó bằng lời nói khi nó ngừng sủa.[52]
  3. Step 3 Áp dụng hiệu lệnh im lặng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/31\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-13-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-13-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/31\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-13-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-13-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Áp dụng hiệu lệnh im lặng. Khi chó đã học được hiệu lệnh im lặng trong các buổi huấn luyện, bạn cần áp dụng mệnh lệnh này trong tình huống thực tế. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách nhờ một người bạn đóng sầm cửa xe trước nhà bạn, lắc thùng thư cho kêu lách cách hoặc tiến đến trước cửa nhà.[53]
    • Chuẩn bị sẵn sàng món khoái khẩu của chó mỗi khi bạn của bạn tiến đến cửa nhà. Ngay cả khi đã vượt qua giai đoạn thưởng đồ ăn cho chó khi huấn luyện, bạn vẫn có thể cần sử dụng món yêu thích của chó khi áp dụng vào tình huống thực tế với “kẻ xâm nhập” thực sự.[54]
    • Khi bạn nhờ người tiến đến cửa giả vờ làm người đưa thư, điều nhất thiết là người đó không bỏ đi cho đến khi chú chó của bạn ngưng sủa. Nếu bạn của bạn rời khỏi khi chó vẫn đang sủa, nó sẽ tưởng là tiếng sủa của nó đuổi được người lạ.[55]
    Quảng cáo
Phương pháp 4 Phương pháp 4 của 5:

Ngăn chặn Kiểu Sủa Bộc phát/Sủa vì Buồn chán

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Nhận biết tiếng sủa bộc phát hoặc sủa vì buồn chán. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d0\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-14-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-14-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d0\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-14-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-14-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Nhận biết tiếng sủa bộc phát hoặc sủa vì buồn chán. Nếu chú chó của bạn sủa vu vơ không có lý do, hoặc thường sủa khi ở một mình (trong sân chẳng hạn), có lẽ là nó đang buồn chán. Chó sủa khi bị bỏ lại một mình có thể là do hội chứng lo lắng vì xa cách, nhưng thông thường có kèm theo những triệu chứng khác, chẳng hạn như hành vi phá hoại, đi vệ sinh bừa bãi, và bám theo bạn từng bước khi bạn ở nhà. Các dấu hiệu thường gặp của kiểu sủa vì buồn chán bao gồm:
    • sủa dai dẳng theo một kiểu lặp đi lặp lại[56]
    • bước tới bước lui trong khi sủa hoặc ngay trước hay sau khi sủa.[57]
    • sủa mỗi khi bị bỏ lại một mình (không kèm theo các dấu hiệu khác của chứng lo lắng vì xa cách)[58]
    • sủa mỗi khi bạn ngừng chú ý[59]
  2. Step 2 Cho chó vận động nhiều hơn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/26\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-15-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-15-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/26\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-15-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-15-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Cho chó vận động nhiều hơn. Việc tập luyện và thời gian chơi đùa là các liệu pháp tốt nhất để trị kiểu sủa bộc phát và buồn chán. Mặc dù dẫn chó đi dạo tất nhiên là một phần quan trọng của việc tập thể dục cho chó (ngay cả khi nhà bạn có sân với hàng rào bao quanh), nhưng như thế vẫn chưa đủ. Bạn có thể thử cho chó chạy qua chạy lại giữa hai người trong khoảng 10 -20 phút, đuổi theo quả bóng hoặc đồ chơi, hoặc dẫn chó chạy bộ mỗi sáng trước khi bạn đi làm.[60]
    • Cho chó tập 20 phút bài tập cường độ cao mỗi ngày là để đảm bảo cho sức khỏe tinh thần và thể chất của chó, đồng thời có thể giúp giảm những hành vi phiền nhiễu như sủa vì buồn chán.[61]
    • Bạn cũng nên dành thời gian mỗi ngày để chơi với chó. Bạn có thể chơi trò trốn tìm, hoặc ném bóng xung quanh cho chó đuổi theo và lấy quả bóng về.[62]
  3. Step 3 Dạy chó làm trò. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/27\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-16-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-16-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/27\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-16-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-16-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Dạy chó làm trò. Học và thực hành các trò khéo là một cách tuyệt vời để ngăn chặn sự buồn chán cũng như hành vi sủa bộc phát ở chó. Các trò khéo đòi hỏi sự tập trung chú ý và các bài học ghi nhớ, nhờ đó chú chó của bạn sẽ bận rộn cả thể chất và tinh thần.[63]
    • Khi chú chó của bạn đã học được vài trò, bạn nên cho nó biểu diễn hàng ngày. Như vậy nó sẽ nhớ được các trò đã học và cũng giúp nó bận rộn.[64]
  4. Step 4 Tìm trò tiêu khiển cho chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3e\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-17.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-17.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3e\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-17.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-17.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Tìm trò tiêu khiển cho chó. Ngoài tập thể dục, việc tạo ra các trò tiêu khiển quanh nhà là một cách tuyệt vời để chế ngự các hành vi gây rắc rối của chó như sủa vì buồn chán. Bạn có thể cho chó một món đồ chơi có nhét bơ đậu phộng bên trong, hoặc chỉ đơn giản là lấy một nắm món khoái khẩu của chó để rải rác quanh phòng. Bạn cũng có thể bật radio hoặc ti vi cho chó nghe để âm thanh làm xao lãng nó.[65] Quảng cáo
Phương pháp 5 Phương pháp 5 của 5:

Tìm Cách cho Chó Bớt Sủa Nói chung

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Đáp ứng nhu cầu của chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/5e\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-18.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-18.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5e\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-18.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-18.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Đáp ứng nhu cầu của chó. Nếu chú chó của bạn đói hoặc ngày nào cũng bị bỏ suốt ngoài sân, có lẽ nó sẽ sủa. Không có phương pháp huấn luyện hành vi nào có thể chế ngự được nhu cầu về thức ăn hoặc được an ủi của chó. Đảm bảo chó của bạn phải có đủ nước uống mát và sạch để uống khi nó muốn, hai hoặc ba bữa ăn đủ dinh dưỡng mỗi ngày và được vào nhà.
  2. Step 2 Loại trừ các vấn đề sức khỏe. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/34\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-19.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-19.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/34\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-19.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-19.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Loại trừ các vấn đề sức khỏe. Đôi khi chó sủa là để báo cho bạn biết rằng nó bị thương hoặc bị bệnh. Nếu cảm thấy chó có vấn đề về sức khỏe hoặc bị thương, bạn nên đưa nó đến bác sĩ càng sớm càng tốt.[66]
  3. Step 3 Dùng các phương pháp huấn luyện. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/7a\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-20.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-20.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/7a\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-20.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-20.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Dùng các phương pháp huấn luyện. Dạy chó hiệu lệnh “im lặng” là một phương pháp huấn luyện tuyệt vời. Mệnh lệnh này hữu ích cho mọi kiểu sủa, tuy có lẽ đó là lựa chọn duy nhất để giải quyết một số vấn đề về hành vi như sủa bảo vệ lãnh thổ.[67]
    • Mỗi lần chú chó của bạn sủa một cách không cần thiết, bạn hãy giơ món yêu thích của chó lên để đánh lạc hướng nó khỏi “kẻ xâm nhập”.[68]
    • Khi chó đã ngừng sủa, nói “im lặng” và thết đãi món nó thích.[69]
    • Dần dần kéo dài thời gian chó phải im lặng trước khi được thưởng. Cuối cùng bạn sẽ đạt đến mức độ bảo được chó ngừng sủa khi chỉ cần nói “im lặng”mà không cần thết đãi nó.[70]
  4. Step 4 Cho chó vận động nhiều hơn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f5\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-21.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-21.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f5\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-21.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-21.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Cho chó vận động nhiều hơn. Tập thể dục là một cách hay để kiềm chế hành vi gây phiền toái của chó, kể cả việc sủa quá độ. Dù chú chó của bạn có lo lắng, bảo vệ lãnh thổ hay chỉ đơn thuần buồn chán, việc vận động cũng có thể giúp giảm cường độ và tần suất kiểu sủa gây rắc rối của nó.[71]
    • Tùy vào độ tuổi và thể lực của chó, bạn có thể cho chó tập theo nhiều cách. Đi bộ đường dài thích hợp với chó già, nhưng chó trẻ hơn có thể thích thú chạy bộ cùng với bạn, chơi trò nhặt bóng, kéo co hoặc chơi đồ chơi tương tác.[72]
  5. Step 5 Ngăn chặn những thứ quấy rầy chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/86\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-22.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-22.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/86\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-22.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-22.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Ngăn chặn những thứ quấy rầy chó. Nếu chó của bạn sủa ầm ĩ mỗi khi nhìn thấy hoặc nghe thấy thứ gì đó bên ngoài, giải pháp đơn giản là không để nó nhìn hoặc nghe thấy tác nhân kích thích đó. Khi chó đứng ở cửa sổ và sủa, bạn thử lắp rèm hoặc mành cửa để nó không trông thấy người hoặc vật đi ngang qua. Nếu tiếng động bên ngoài kích thích chó, bạn thử bật radio suốt ngày để đánh lạc hướng chó và át âm thanh bên ngoài.[73]
  6. Step 6 Tham khảo sự tư vấn của chuyên gia. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/ec\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-23.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-23.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/ec\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-23.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-23.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Tham khảo sự tư vấn của chuyên gia. Có nhiều chuyên gia xử trí các hành vi khác nhau của chó, mỗi người có chuyên môn riêng. Cho dù chọn chuyên gia nào, bạn cũng nên kiểm tra trình độ của họ, tìm lời giới thiệu và bình phẩm trên mạng. Nếu không tìm được trên mạng, bạn có thể nhờ bác sĩ thú y giới thiệu một chuyên gia có thể giúp đỡ chó của bạn với những nhu cầu riêng biệt của nó.[74]
    • Người huấn luyện thường có bằng cấp, nhưng cũng không nhất thiết. Người huấn luyện cũng có thể có nhiều chức danh khác như chuyên gia tư vấn hành vi, bác sĩ trị liệu thú cưng và chuyên gia tâm lý thú cưng.[75]
    • Chuyên gia huấn luyện chó được chứng nhận (CPDT) bởi một tổ chức độc lập. Để được chứng nhận, CPDT tương lai phải hoàn thành một chương trình huấn luyện thực hành nghiêm ngặt, vượt qua cuộc kiểm tra đạt chuẩn và phải có thư giới thiệu.[76]
    • Các chuyên gia hành vi có thể có nhiều chức danh khác nhau, nhưng bất cứ chuyên gia hành vi nào cũng phải có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ về hành vi động vật. Thông thường một chuyên gia hành vi có bằng tiến sĩ được gọi là chuyên gia hành vi động vật ứng dụng được chứng nhận (Certified Applied Animal Behaviorist), và chuyên gia hành vi có bằng thạc sĩ được gọi là phó chuyên gia hành vi động vật ứng dụng được chứng nhận (Associate Certified Applied Animal Behaviorist).[77]
  7. Step 7 Thiết bị ngăn chó sủa. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/73\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-24.jpg\/v4-460px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-24.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/73\/Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-24.jpg\/v4-728px-Get-Dogs-to-Stop-Barking-Step-24.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Thiết bị ngăn chó sủa. Các thiết bị ngăn chó sủa như vòng cổ ngăn chó sủa khiến chó rất khó chịu và chỉ nên dùng như biện pháp cuối cùng khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Một số người phản đối vòng cổ ngăn chó sủa vì cho đó là thiết bị trừng phạt. Việc huấn luyện có hiệu quả hơn nhiều so với thiết bị trừng phạt, và tất nhiên là giải pháp tốt nhất về lâu dài cho các rắc rối về hành vi, nhưng nếu việc huấn luyện không có tác dụng và chủ nhà thì dọa đuổi hoặc gọi cảnh sát can thiệp, có lẽ bạn cần viện đến vòng cổ ngăn chó sủa.[78]
    • Vòng cổ dầu xả phát ra một lượng hơi xả ít và ngắn mỗi lần chó sủa. Loại vòng cổ này cho thấy ít nhất cũng có hiệu quả như vòng cổ điện tử và không có rủi ro gây đau hoặc khó chịu nhiều cho chó.[79]
    • Vòng cổ siêu âm phát ra sóng siêu âm mà chỉ riêng chó mới nghe được. Loại này gây khó chịu cho chó nhưng không thực sự gây đau.[80]
    • Vòng cổ điện cũng hoạt động tương tự vòng cổ dầu xả và vòng cổ siêu âm, nhưng phát ra một luồng điện chớp nhoáng vào cổ chó. Loại vòng cổ này có các mức điều chỉnh cường độ dòng điện. Nếu dùng loại này, tốt nhất bạn nên để ở mức thấp nhất để đề phòng chó bị thương. Nhắc lại, những cách này chỉ nên dùng như giải pháp cuối cùng.[81]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Huấn luyện và tập thể dục là những phương pháp tốt nhất để chế ngự bất cứ hành vi gây rắc rối nào của chó.

Bài viết wikiHow có liên quan

Xác định giới tính của chóCách đểXác định giới tính của chó Nhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiCách đểNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối Nhận biết chó đã sinh xongCách đểNhận biết chó đã sinh xong Làm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dụcCách đểLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dục Cách đểMát xa cho Chó cưng của Bạn Nhận biết dấu hiệu động dục ở chóCách đểNhận biết dấu hiệu động dục ở chó Giữ ấm cho chó vào mùa đôngCách đểGiữ ấm cho chó vào mùa đông Nhận biết chó con bị thương sau khi ngãCách đểNhận biết chó con bị thương sau khi ngã Chữa đau bụng cho chóCách đểChữa đau bụng cho chó Cho chó đi ngủCách đểCho chó đi ngủ Giúp phân chó cứng lạiCách đểGiúp phân chó cứng lại Trấn an tinh thần cho chóCách đểTrấn an tinh thần cho chó Quảng cáo

Tham khảo

  1. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  2. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  3. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  4. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  5. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html
  6. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html
  7. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html
  8. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html
  9. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html
Hiển thị thêm
  1. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html
  2. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html
  3. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  4. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  5. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  6. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  7. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  8. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  9. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  10. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  11. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  12. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  13. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  14. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  15. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  16. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  17. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  18. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  19. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  20. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  21. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  22. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  23. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  24. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  25. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  26. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  27. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  28. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  29. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  30. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  31. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  32. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  33. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  34. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/separation-anxiety
  35. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  36. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  37. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  38. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  39. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  40. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  41. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  42. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  43. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  44. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  45. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  46. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  47. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  48. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  49. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  50. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  51. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  52. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  53. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  54. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  55. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  56. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  57. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  58. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  59. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  60. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  61. https://www.mspca.org/pet_resources/barking-basics/
  62. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html
  63. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html
  64. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html
  65. https://www.aspca.org/pet-care/general-pet-care/behavioral-help-your-pet
  66. https://www.aspca.org/pet-care/general-pet-care/behavioral-help-your-pet
  67. https://www.aspca.org/pet-care/general-pet-care/behavioral-help-your-pet
  68. https://www.aspca.org/pet-care/general-pet-care/behavioral-help-your-pet
  69. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  70. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  71. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking
  72. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/common-dog-behavior-issues/barking

Về bài wikiHow này

Dominik Feichtner Cùng viết bởi: Dominik Feichtner Chuyên gia huấn luyện chó & Chuyên gia hành vi Bài viết này đã được cùng viết bởi Dominik Feichtner. Dominik Feichtner là chuyên gia huấn luyện, chuyên gia hành vi ở chó và chủ sở hữu của The Dog Behaviorist NYC ở ngoại ô New York. Với hơn tám năm kinh nghiệm làm việc với chó, Dominik chuyên huấn luyện vâng lời, điều chỉnh hành vi và huấn luyện chó con. Cách huấn luyện cân đối và trực quan đã giúp anh được Pooch and Harmony công nhận là một trong những “Chuyên gia huấn luyện chó giỏi nhất tại Brooklyn và New York” vào năm 2020. Bài viết này đã được xem 100.037 lần. Chuyên mục: Chó Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Hà Lan Tiếng Séc Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nhật Tiếng Thái Tiếng Ả Rập Tiếng Hindi
  • In
Trang này đã được đọc 100.037 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Xác định giới tính của chóCách đểXác định giới tính của chóNhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiCách đểNhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiNhận biết chó đã sinh xongCách đểNhận biết chó đã sinh xongLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dụcCách đểLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dục

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Biến ước mơ thành sự thật sau một đêmCách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmNhận Robux vào tài khoản RobloxCách đểNhận Robux vào tài khoản RobloxTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhCách đểTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhEmoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Emoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Phù phép trong MinecraftCách đểPhù phép trong MinecraftBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Cách đểBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạn

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên Instagram15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Ăn chuối để thải độc đường ruộtĂn chuối để thải độc đường ruột5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách để tìm một người trên TinderKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Tại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram wikiHow
  • Chuyên mục
  • Thú cưng và Động vật
  • Chó
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--802

Từ khóa » Chó Kêu Cả Ngày