Cách để Điều Trị Bầm Tím Xương Sườn - WikiHow
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 18.470 lần.
Trong bài viết này: Giảm đau tức thời Điều trị chấn thương xương sườn Tìm sự chăm sóc y tế Bài viết có liên quan Tham khảoNếu bị đau khi ho, hắt xì, hít thở sâu, khi vặn người hoặc gập phần thân trên, có thể là bạn đã bị bầm tím vùng xương sườn. Nếu xương sườn không bị gãy, bạn có thể tự chữa trị tại nhà, mặc dù có thể bạn cũng cần tìm sự chăm sóc y tế nếu cơn đau trở nên quá sức chịu đựng. Chườm đá, uống thuốc giảm đau không kê toa, chườm nóng ướt và nghỉ ngơi có thể giúp bạn dễ chịu hơn trong thời gian hồi phục.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:Giảm đau tức thời
Tải về bản PDF-
Tìm một túi rau củ đông lạnh (như túi đậu Hà Lan hoặc ngô), hoặc đựng đá bào trong túi ni lông có khoá kéo. Quấn khăn hoặc áo thun quanh túi đá và chườm lên vùng xương sườn bị bầm tím.
1 Chườm đá lên vùng bị thương từng đợt trong 48 tiếng. Liệu pháp chườm đá lên vùng xương sườn sẽ giúp giảm đau và giảm sưng, nhờ đó các mô bầm tím có thể lành nhanh hơn. Bạn chỉ nên chườm đá trong vòng 48 tiếng sau chấn thương, và nhớ đừng chườm nóng.[1] -
- Nếu dưới 19 tuổi, bạn vẫn có nguy cơ mắc hội chứng Reye, do đó bạn cần tránh uống thuốc aspirin.[4]
- Bạn có thể tiếp tục uống thuốc giảm đau trong suốt quá trình hồi phục nếu vùng xương sườn vẫn đau. Chỉ cần bạn đảm bảo uống đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên lọ thuốc.
2 Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn. Nếu mỗi hơi thở đều bị đau, bạn sẽ đỡ hơn nếu tìm cách kiểm soát cơn đau. Hãy uống thuốc giảm đau như aspirin, naproxen hoặc acetaminophen theo hướng dẫn trên lọ thuốc. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu uống một loại thuốc giảm đau mới.[2] Tránh uống ibuprofen trong vòng 48 tiếng sau chấn thương, vì thuốc có thể khiến vết thương lâu lành.[3] - 3 Chườm nóng ướt sau chấn thương 48 tiếng. Sau vài ngày, sức nóng có thể giúp chữa lành vùng bầm tím và giảm đau. Bạn có thể chườm gạc nóng ướt (chẳng hạn như khăn ướt) lên chỗ đau, hoặc ngâm bồn tắm nước ấm nếu thích.[5]
-
Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay không được khuyên dùng, vì khả năng thở bị hạn chế có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi. Vì vậy, bạn đừng quấn xương sườn bằng băng ép.
Quảng cáo 4 Tránh quấn xương sườn. Trước đây, phương pháp điều trị bầm tím xương sườn phổ biến nhất là quấn lồng ngực bằng băng ép. [6]
Điều trị chấn thương xương sườn
Tải về bản PDF-
Nghỉ làm vài ngày nếu bạn có thể, đặc biệt nếu công việc của bạn đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài hoặc lao động chân tay.
Tránh đẩy, kéo hoặc nâng nhấc vật nặng. Đừng chơi thể thao, tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất khác trong thời gian chờ xương sườn bình phục, trừ khi có hướng dẫn khác của bác sĩ.
1 Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Thời gian này không phải là lúc để bạn gắng sức, đặc biệt nếu bạn bị đau khi thở. Nghỉ ngơi là cách tốt nhất mà bạn có thể làm để nhanh chóng hồi phục. Hãy vớ lấy một cuốn sách hoặc tìm một bộ phim và thư giãn trong thời gian xương sườn bị bầm tím.[7] -
- Hít thở sâu mỗi khi có thể. Cứ cách vài phút, bạn nên cố gắng hít vào một hơi dài, sâu và thở ra từ từ. Nếu xương sườn có vẻ tổn thương nặng, bạn nên cố gắng hít một hơi thở sâu mỗi giờ một lần.
- Thử áp dụng bài tập thở. Khi bạn cảm thấy như không thể thở trở lại bình thường, hãy tập hít vào từ từ trong 3 giây, nín thở 3 giây và thở ra trong 3 giây nữa. Lặp lại quy trình này trong vài phút, mỗi ngày 1-2 lần.
- Không hút thuốc lá. Trong thời gian hồi phục sau chấn thương xương sườn, các chất kích ứng phổi có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Bạn hãy nhân dịp này để cai thuốc lá.
2 Kiểm soát hơi thở. Tình trạng bầm tím xương sườn có thể khiến bạn đau khi thở. Tuy nhiên, điều quan trọng là cố gắng thở bình thường và ho khi cần thiết để tránh các biến chứng như viêm phổi.[8] Nếu cảm thấy phải ho, bạn có thể áp gối vào xương sườn để giảm sự chuyển động và giúp đỡ đau. -
- Bạn cũng có thể nằm nghiêng bên bị chấn thương. Nghe có vẻ không hợp lý, nhưng thực ra tư thế này có thể giúp bạn thở dễ hơn.[10]
3 Ngủ ngồi. Cơn đau có thể tăng lên nếu bạn nằm xuống và lăn người cả đêm trong khi ngủ. Trong vài đêm đầu, bạn nên cố gắng ngủ ngồi, chẳng hạn như nằm trên ghế dựa để đỡ khó chịu. Ngủ ngồi cũng là cách hạn chế cử động và ngăn ngừa lăn người nằm sấp, nhờ thế bạn sẽ đỡ đau hơn.[9]
Tìm sự chăm sóc y tế
Tải về bản PDF-
- Cảnh giác với mảng sườn di động. Mảng sườn di động xảy ra khi bạn bị gãy 3 xương sườn (hoặc nhiều hơn) liền nhau và có thể gây khó thở nghiêm trọng.[12] Nếu nghi ngờ có hơn 1 chiếc xương sườn bị chấn thương và không thở sâu được, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế.
1 Tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn thở gấp hoặc đau ngực. Thở gấp là dấu hiệu cho thấy có vấn đề nghiêm trọng hơn là bầm tím xương sườn. Nếu bạn đột nhiên thở gấp, khó thở, đau ngực hoặc ho ra máu, hãy gọi dịch vụ cấp cứu hoặc chăm sóc y tế khẩn cấp.[11] -
Lời khuyên: Vuốt nhẹ bàn tay khắp lồng ngực. Vùng xung quanh xương sườn bị nứt hoặc bầm tím có thể bị sưng, nhưng bạn sẽ không thấy bất cứ phần nào nhô lên hoặc lõm xuống. Nếu nghi ngờ xương sườn bị gãy, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
2 Đến gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ xương sườn bị gãy. Xương sườn bầm tím hoặc nứt đã bị tổn thương nhưng vẫn giữ nguyên vị trí trong lồng ngực. Trái lại, xương sườn bị gãy rất nguy hiểm do bị chệch ra khỏi vị trí bình thường và có thể đâm thủng mạch máu, phổi hoặc các cơ quan khác. Tìm sự chăm sóc y tế thay vì cố gắng tự chữa trị tại nhà nếu bạn nghi ngờ xương sườn bị gãy chứ không chỉ là bầm tím.[13] -
- Đau nhiều hơn ở bụng hoặc vai.
- Xuất hiện tình trạng ho hoặc sốt.
3 Hẹn với bác sĩ đến khám nếu bạn bị đau dai dẳng hoặc quá sức chịu đựng. Đau ngực có thể do một số nguyên nhân gây ra, và một vài trong số đó có thể nguy hiểm đến tính mạng. Việc chẩn đoán chính xác sẽ đảm bảo điều trị đúng. Bác sĩ có thể chỉ định chụp x-quang ngực, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc xạ hình xương nếu có nghi ngờ gãy xương để chẩn đoán chính xác.[14] Tuy nhiên, tình trạng tổn thương sụn hoặc bầm tím sẽ không hiển thị trong các xét nghiệm này. Hãy tìm sự chăm sóc y tế nếu:[15]
Lời khuyên
- Cố gắng sử dụng cơ bụng càng ít càng tốt và ngủ ngồi để giảm đau xương sườn và vai.
- Ngâm bồn tắm nước nóng pha muối, dầu khuynh diệp, muối nở hoặc kết hợp cả ba nguyên liệu.
- Đảm bảo đi tái khám trong 1-2 tuần sau chấn thương.
- Cố gắng duy trì tư thế bình thường. Việc cố gắng tránh đau xương sườn có thể dẫn đến đau lưng.
- Chú ý đến các biến chứng như viêm phổi trong thời gian hồi phục.
Cảnh báo
- Gọi dịch vụ cấp cứu nếu bạn bị khó thở, cảm giác đè ép, đau ở giữa ngực hoặc đau lan đến vai hoặc cánh tay. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.
- Bài viết này không thay thế cho lời khuyên y khoa.
- Không cố gắng tự điều trị xương sườn bị gãy. Nếu có các triệu chứng gãy xương sườn, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểLấy dằm dưới móng Cách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân Cách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi Da Cách đểNhanh chóng Hết Buồn Nôn Cách đểQuấn băng ngón tay cái Cách đểSống sót qua thảm họa tận thế Cách đểỨng phó với tình huống khẩn cấp Cách đểXử lý khi bị Cá đuối Chích Cách đểSử dụng túi chườm nước nóng Cách đểKiểm tra tình trạng sốt khi không có nhiệt kế Cách đểLoại bỏ dằm đâm sâu trong da Cách đểBăng ngón chân út bị gãy Cách đểXử lý khi cắn phải lưỡi Cách đểQuấn ngón tay cái bị bong gân Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://uncw.edu/healthservices/documents/InstructionSheet-RiborChestBruise512.pdf
- ↑ https://uncw.edu/healthservices/documents/InstructionSheet-RiborChestBruise512.pdf
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/broken-or-bruised-ribs/
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/reyes-syndrome/symptoms-causes/syc-20377255
- ↑ https://uncw.edu/healthservices/documents/InstructionSheet-RiborChestBruise512.pdf
- ↑ https://patient.info/health/rib-injuries
- ↑ https://uncw.edu/healthservices/documents/InstructionSheet-RiborChestBruise512.pdf
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/broken-or-bruised-ribs/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/broken-or-bruised-ribs/
- ↑ https://healthfully.com/sleep-broken-rib-2301107.html
- ↑ https://uncw.edu/healthservices/documents/InstructionSheet-RiborChestBruise512.pdf
- ↑ http://www.webmd.com/a-to-z-guides/fractured-rib-topic-overview
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-ribs/symptoms-causes/syc-20350763
- ↑ https://www.physioadvisor.com.au/injuries/upper-back-chest/rib-contusion/
- ↑ https://patient.info/health/rib-injuries
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Luba Lee, FNP-BC, MS Hội đồng kiểm duyệt y tế Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 18.470 lần. Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Italy Tiếng Hà Lan Tiếng Pháp Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Séc Tiếng Indonesia Tiếng Hindi Tiếng Ả Rập Tiếng Hàn Tiếng Thái Tiếng Nhật Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểLấy dằm dưới móngCách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânCách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi DaCách đểNhanh chóng Hết Buồn NônTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Sơ cứu và Cấp cứu
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--401Từ khóa » Bầm Tím Xương Sườn
-
Nhận Biết Chấn Thương Phần Mềm Xương Sườn | Vinmec
-
Điều Trị Bầm Tím Xương Sườn Hiệu Quả
-
Bầm Tím Xương Sườn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & điều Trị - Chuakhoi
-
Xương Sườn Có Thể Bị Bầm Tím Trong Lúc Làm Hút Mỡ Không, Tôi Bị ...
-
Sườn Bầm Tím Cảm Thấy Như Thế Nào?
-
Bầm Dập Sau Té Ngã: Đừng Xem Nhẹ Kẻo Hối Hận Không Kịp
-
Làm Thế Nào để Giảm đau Khi Bạn Bị Bầm Tím Xương Sườn
-
Tổng Quan Về Chấn Thương Ngực - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Gãy Xương Sườn : Triệu Chứng, Phương Pháp điều Trị?
-
Liệu Có Tình Trạng Bong Gân Xương Sườn Hay Không?
-
Nhận Biết Chấn Thương Gan | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Gãy Xương Sườn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chăm Sóc Người Bệnh Chấn Thương Ngực - Health Việt Nam