Cách để Điều Trị Bệnh Ho Cũi Chó - WikiHow
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ray Spragley, DVM. Ray Spragley là bác sĩ thú y và chủ sở hữu/người sáng lập của Zen Dog Veterinary Care tại New York. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở và tổ chức tư nhân, chuyên môn của Spragley bao gồm quản lý không phẫu thuật các vết rách dây chằng chéo trước trên, bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD) và quản lý cơn đau trong viêm xương khớp. Spragley có bằng cử nhân sinh học của Đại học SUNY Albany và có bằng bác sĩ thú y (DVM) của Trường Thú y thuộc Đại học Ross. Ông cũng là chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng ở chó (CCRT) làm việc tại Viện Phục hồi Chức năng Chó và là chuyên gia châm cứu thú y (CVA) của Đại học Chi. Bài viết này đã được xem 91.448 lần.
Trong bài viết này: Nhận biết bệnh ho cũi chó Điều trị bệnh ho cũi chó Bài viết có liên quan Tham khảoHo cũi chó là cụm từ thông dụng chỉ một bệnh truyền nhiễm của chó bị nhốt chung trong cũi và lây từ những con chó khác. Chính xác hơn, bệnh ho cũi chó, còn gọi là bệnh viêm khí- phế quản truyền nhiễm, là một thuật ngữ chung chỉ các dạng nhiễm trùng đường hô hấp trên ở chó. Các tác nhân phổ biến gây bệnh ho cũi chó là Parainfluenza virus, Bordetella bronchiseptica, Mycoplasma, Canine adenovirus (loại 1 và 2), Canine Reovirus (loại 1,2, và 3) và Canine herpes virus.[1]
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 2:Nhận biết bệnh ho cũi chó
Tải về bản PDF-
Một người hỏi: "Chó từng bị ho cũi chó rồi thì có thể bị nhiễm trở lại không?"Bác sĩ thú y Pippa Elliot trả lời: " Có. Bệnh ho cũi chó là một thuật ngữ chung dùng để mô tả triệu chứng chứ không mô tả nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, một chú chó đã khỏi bệnh ho do chủng A gây ra, sau này nó sẽ có kháng thể với chủng A. Nhưng nếu chú chó đó bị nhiễm chủng B, thứ gây ra các triệu chứng ho cũi chó, chú chó này không có kháng thể với chủng bệnh này và sẽ lại thể hiện các triệu chứng lần nữa."
1 Hiểu về các yếu tố nguy cơ. Bệnh ho cũi chó cực kỳ dễ lây. Nếu chó của bạn từng tiếp xúc với những con chó khác ngoài công viên hoặc ở trong cũi thì có thể nó đã bị phơi nhiễm.[2] -
- Kiểu ho khan, ho khạc thường bị nhầm lẫn với trường hợp chó bị hóc vật gì đó trong cổ họng. Nếu có thể, bạn hãy mở miệng chó để kiểm tra xem có xương hay que bị mắc bên trong không.
- Một cách khác để xác định liệu chó có bị hóc dị vật không là cho chó món khoái khẩu của nó. Chó bị hóc sẽ không ăn được, vì vậy nếu thấy chó ăn và nuốt không khó khăn gì thì có lẽ không có dị vật nào mắc trong cổ họng của chó.[4]
2 Nghe tiếng ho. Chó bị nhiễm bệnh thường phát triển các cơn ho đột ngột, có thể khác nhau về độ nghiêm trọng, từ những cơn ho dai dẳng không thành tiếng đến cơn ho khan, ho khạc nặng.[3] -
- Ở một số chó, tình trạng này nặng đến mức chúng nôn ọe ra nước dãi hoặc sùi bọt mép.
- Chó bị nôn do buồn nôn (không phải do ho quá nhiều) sẽ nôn ra mật vàng hoặc thức ăn từ dạ dày. Đây là một dấu hiệu của vấn đề khác.[6]
3 Quan sát hiện tượng khạc. Tương tự như người bị đau họng khi bị cảm cúm, chó cũng bị như vậy khi mắc bệnh ho cũi chó. Tình trạng này dẫn đến phản xạ các cơn khạc, ọe, nôn khan.[5] -
- Đem chó bị ho đến bác sĩ thú y để khám bao giờ cũng là điều tốt, nhưng điều này đặc biệt cần thiết nếu chó mất sức đột ngột hoặc không ăn trong vòng 24 tiếng.[7]
4 Theo dõi hoạt động của chó. Một số chó mắc bệnh ho cũi chó không có biểu hiện bệnh ngoài các cơn ho khó chịu. Số chó khác có thể uể oải, lờ đờ và chán ăn.
Điều trị bệnh ho cũi chó
Tải về bản PDF-
- Không nên dẫn chó mắc bệnh đi dạo.
- Những con chó khác sống cùng trong nhà cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, trước khi xuất hiện các triệu chứng thì chúng đã phơi nhiễm rồi, vì vậy việc cách ly chó bị bệnh trong giai đoạn này cũng không có ích gì.[9]
1 Cách ly chó bị bệnh. Bệnh ho cũi chó rất dễ lây, vì mầm bệnh sẽ phát tán trong không khí mỗi lần chó ho và làm lây lan bệnh. Nếu bạn nghi ngờ chó của mình mắc bệnh ho cũi chó, điều quan trọng là phải cách ly ngay con chó bị bệnh khỏi những con chó khác.[8] -
- Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám tổng quát cho chó, bao gồm đo thân nhiệt, sờ kích thước hạch bạch huyết trong cổ họng, kiểm tra miệng chó xem có dị vật không và dùng ống nghe để nghe tim phổi.
- Trường hợp không có tiếng thổi của tim và nếu có khả năng cao chó mắc bệnh ho cũi chó, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành “chẩn đoán điều trị” thay vì phải thử máu và các xét nghiệm tốn kém khác. Nếu phương pháp điều trị không được đáp ứng như mong đợi, chó của bạn sẽ tiếp tục được kiểm tra thêm.[11]
- Khi gọi điện đến phòng khám đặt lịch hẹn bác sĩ, bạn nên cho họ biết bạn nghi ngờ chó của mình bị ho cũi chó. Có thể họ sẽ yêu cầu bạn đợi ở ngoài phòng khám đến khi bác sĩ gọi vào để giảm nguy cơ lây bệnh cho những con chó khác đang chờ bên trong.
2 Đem chó đi khám bệnh. Tốt nhất là bạn nên đưa chó bị ho đến bác sĩ thú y kiểm tra càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng ho của chó là do nhiễm trùng hay một nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh tim. Bác sĩ cũng có thể cho bạn biết chó của bạn có cần điều trị hay không.[10] -
- Không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc kháng sinh. Điều này là do bệnh truyền nhiễm có thể do virus và thuốc kháng sinh trong trường hợp này là vô tác dụng, và hệ miễn dịch của chó cần phải chống chọi và tiêu diệt ổ nhiễm trùng. Không có cách nào để phân biệt bệnh nhiễm virus và vi khuẩn nếu chỉ dựa vào việc thăm khám lâm sàng.[12]
- Tuy nhiên, nếu chó không thể tự chống chọi với bệnh nhiễm trùng, hay nếu bác sĩ thấy chó bị sốt hoặc nghe thấy dấu hiệu tắc nghẽn trong ngực chó thì đó là những biểu hiện cho thấy chó bị nhiễm khuẩn thứ phát từ nhiễm trùng ban đầu (có thể là nhiễm virus hoặc vi khuẩn). Những trường hợp này có thể được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh.[13]
3 Cho chó uống thuốc kháng sinh nếu cần thiết. Bác sĩ thú y có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc không. Nếu phải uống kháng sinh, bạn hãy cho chó uống như được chỉ định. -
- Liệu pháp xông hơi giúp làm long chất nhầy trong ngực chó và giúp giảm ho. Bạn có thể lặp lại quá trình này mỗi ngày nhiều lần khi cần thiết.[15]
- Không bao giờ để chó ngồi một mình trong phòng tắm với nước nóng mà không trông coi; chó có thể bị bỏng.
4 Cho chó xông hơi nước. Đóng cửa sổ và cửa ra vào phòng tắm, mở vòi sen nước nóng trong vài phút. Dẫn chó ngồi trong làn hơi nước khoảng 5-10 phút. Cẩn thận đừng để chó bước vào nước nóng.[14] -
- Không dắt chó đi dạo. Không những điều này gây nguy cơ lây nhiễm cho những con chó khác, mà sự gắng sức (đặc biệt là thở trong không khí lạnh) có thể gây kích ứng đường thở của chó, khiến cơn ho càng nặng hơn.[16]
5 Cho chó nghỉ ngơi. Cố gắng không để chó tham gia vào các hoạt động có cường độ cao. -
- Loại thuốc ho thích hợp cho chó là một thìa xi rô ho Robitussin DM dành cho trẻ em. Cho chó uống khoảng 1 thìa cà phê xi rô ho cho mỗi 9 kg cân nặng.[18]
- Không bao giờ cho chó uống thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh khác của người mà không trao đổi trước với bác sĩ thú y. Việc sử dụng không đúng liều hoặc một số thành phần hoạt chất trong thuốc khi chó uống vào có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.[19]
- Tốt nhất là bạn chỉ nên cho chó uống thuốc ho một lần trong khoảng thời gian 24 tiếng.
6 Uống thuốc ho. Ho là một phản xạ quan trọng nhằm tống đàm ra ngoài và làm sạch phổi. Việc ngăn chặn ho hoàn toàn là không khôn ngoan, vì như vậy nghĩa là chất nhầy sẽ đọng lại trong phổi và khiến chó khó thở hơn. Tuy nhiên, nếu ban đêm chó của bạn bị ho quá nhiều đến mức không ngủ được thì bạn có thể cho nó uống thuốc giảm ho.[17] -
- Liệu pháp này có thể dùng mỗi tiếng một lần nếu cần thiết.[21]
- Không bao giờ dùng hỗn hợp này cho chó có bệnh tiểu đường, vì mật ong sẽ có hại cho chó.[22]
7 Làm dịu kích ứng. Nếu cổ họng chó bị kích ứng, bạn cũng có thể cho chó uống dung dịch tự làm đơn giản để làm dịu kích ứng. Cho chó uống hỗn hợp gồm 1 thìa canh mật ong trộn với 1 thìa cà phê nước cốt chanh hòa với nước ấm.[20] -
- Những liệu pháp này chưa được kiểm chứng khoa học, nhưng được nhiều người truyền miệng là có hiệu quả.
8 Nâng cao hệ miễn dịch cho chó. Để giúp chó chống chọi với truyền nhiễm, bạn hãy hỏi bác sĩ thú y về việc cho chó uống vitamin C nghiền hòa tan trong nước, vỏ cây quả mọng, bạc hà cay, mật ong tươi hoặc cây thảo mộc yerba santa.[23] -
- Loại vắc-xin này có hiệu quả chống lại các nguyên nhân chính gây bệnh ho cũi chó và có tác dụng phòng bệnh trong 12 tháng.[25]
- Bệnh ho cũi chó thông thường không phải là căn bệnh gây tử vong nhưng rất khó chịu. Bạn nên cân nhắc tiêm vắc-xin cho chó, nhất là chó già hoặc chó có các vấn đề khác về sức khỏe.[26]
9 Ngăn ngừa bệnh bằng vắc-xin. Nếu chó của bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao (có thời gian ở trong cũi, tham gia các cuộc trình diễn chó, hoặc tiếp xúc với nhiều con chó khác ở công viên), bạn hãy cân nhắc cho chó tiêm vắc-xin phòng bệnh ho cũi chó.[24]
Lời khuyên
- Bệnh ho cũi chó sẽ xuất hiện trong vòng 2-10 ngày sau khi phơi nhiễm và thường kéo dài khoảng 10 ngày nếu không có biến chứng, hoặc 14-20 ngày nếu xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh.
- Mật ong và chanh được cho vào thức ăn bình thường của chó cũng có tác dụng tốt.
Cảnh báo
- Những con chó được giải cứu từ những nơi nuôi nhốt hoặc sống ở nơi cứu trợ động vật có nguy cơ cao mắc bệnh ho cũi chó sau khi được nhận nuôi.
- Thuốc dành cho người có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho thú cưng. Trước khi cho chó uống thuốc dành cho người, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
- Nếu nhà nuôi nhiều chó và có một con bị bệnh, rất có khả năng là những con khác cũng bị bệnh. Bạn nên để ý đến các triệu chứng mô tả trên đây.
- Những con chó đã khỏi bệnh ho cũi chó thường không bị nhiễm bệnh nữa. Sự phơi nhiễm và hồi phục là nguyên tắc hoạt động của vắc-xin, vì vậy chó của bạn về cơ bản sẽ chống được căn bệnh. Tuy nhiên, vì có nhiều tác nhân gây bệnh ho cũi chó nên không có gì ngăn chặn những triệu chứng tương tự xảy ra do chó bị nhiễm tác nhân gây bệnh khác.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểXác định giới tính của chó Cách đểNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối Cách đểNhận biết chó đã sinh xong Cách đểLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dục Cách đểNhận biết dấu hiệu động dục ở chó Cách đểChữa đau bụng cho chó Cách đểNhận biết chó con bị thương sau khi ngã Cách đểMát xa cho Chó cưng của Bạn Cách đểGiúp phân chó cứng lại Cách đểCho chó đi ngủ Cách đểXác định giới tính chó con 11 cách đơn giản để làm mềm cao răng cho chó Quảng cáoTham khảo
- ↑ A field investigation of Kennel Cough - efficacy and different treatments. Thrusfield & Aitken. JSAP 32, 455.
- ↑ A field investigation of Kennel Cough - efficacy and different treatments. Thrusfield & Aitken. JSAP 32, 455.
- ↑ Canine Infectious Tracheobronchitis. Ford & Vade. Infectious Diseases of the Cat and Dog. Publisher: WB Saunders. 2nd edition.
- ↑ Canine Infectious Tracheobronchitis. Ford & Vade. Infectious Diseases of the Cat and Dog. Publisher: WB Saunders. 2nd edition.
- ↑ Canine Infectious Tracheobronchitis. Ford & Vade. Infectious Diseases of the Cat and Dog. Publisher: WB Saunders. 2nd edition.
- ↑ Canine Infectious Tracheobronchitis. Ford & Vade. Infectious Diseases of the Cat and Dog. Publisher: WB Saunders. 2nd edition.
- ↑ Canine Infectious Tracheobronchitis. Ford & Vade. Infectious Diseases of the Cat and Dog. Publisher: WB Saunders. 2nd edition.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Canine Infectious Tracheobronchitis. Ford & Vade. Infectious Diseases of the Cat and Dog. Publisher: WB Saunders. 2nd edition.
- ↑ Canine Infectious Tracheobronchitis. Ford & Vade. Infectious Diseases of the Cat and Dog. Publisher: WB Saunders. 2nd edition.
- ↑ A field investigation of Kennel Cough - efficacy and different treatments. Thrusfield & Aitken. JSAP 32, 455.
- ↑ A field investigation of Kennel Cough - efficacy and different treatments. Thrusfield & Aitken. JSAP 32, 455.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ Blackwell's Five-minute Veterinary Consult Clinical Companion. Tilley & Smith. Publisher: Wiley-Blackwell.
- ↑ A field investigation of Kennel Cough - efficacy and different treatments. Thrusfield & Aitken. JSAP 32, 455.
- ↑ A field investigation of Kennel Cough - efficacy and different treatments. Thrusfield & Aitken. JSAP 32, 455.
- ↑ A field investigation of Kennel Cough - efficacy and different treatments. Thrusfield & Aitken. JSAP 32, 455.
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Ray Spragley, DVM Bác sĩ thú y Bài viết này đã được cùng viết bởi Ray Spragley, DVM. Ray Spragley là bác sĩ thú y và chủ sở hữu/người sáng lập của Zen Dog Veterinary Care tại New York. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở và tổ chức tư nhân, chuyên môn của Spragley bao gồm quản lý không phẫu thuật các vết rách dây chằng chéo trước trên, bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD) và quản lý cơn đau trong viêm xương khớp. Spragley có bằng cử nhân sinh học của Đại học SUNY Albany và có bằng bác sĩ thú y (DVM) của Trường Thú y thuộc Đại học Ross. Ông cũng là chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng ở chó (CCRT) làm việc tại Viện Phục hồi Chức năng Chó và là chuyên gia châm cứu thú y (CVA) của Đại học Chi. Bài viết này đã được xem 91.448 lần. Chuyên mục: Chó Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Nhật Tiếng Trung Tiếng Hàn- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểXác định giới tính của chóCách đểNhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiCách đểNhận biết chó đã sinh xongCách đểLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dụcCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệt17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạnXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramCác bài viết hướng dẫn phổ biến
Cách đểChuyển từ thập phân sang thập lục phânCách đểDùng thẻ màu chữ trên HTMLCách đểLấy Mật khẩu Facebook của Người khácCách đểThổi bong bóng bằng kẹo cao suCách đểCăn giữa văn bản trên Microsoft WordCách đểGấp hộp giấyCác bài viết hướng dẫn nổi bật
15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minhChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạnPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bèCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine5 cách để tìm một người trên TinderKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản InstagramCác bài viết hướng dẫn nổi bật
5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi11 cách dễ dàng để khen vẻ ngoài của một chàng traiĂn chuối để thải độc đường ruột- Chuyên mục
- Thú cưng và Động vật
- Chó
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--451Từ khóa » Chó Ho
-
Chó Bị Ho Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Chó Bị Ho Và Các Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Bệnh Ho Cũi Chó - VuiPet
-
Chó Bị Ho Khạc Là Bệnh Gì - Bách Hóa XANH
-
Cách Chữa Chó Bị Ho Khạc Nhiều Tại Nhà Hiệu Quả - Kimi Pet
-
Thông Tin Kĩ Thuật - CHÓ BỊ HO - Vemedim
-
Chó Bị Ho | Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Phòng Khám Thú Y Procare
-
Điều Trị Bệnh Ho Cũi ở Chó - Phòng Khám Thú Y Procare
-
Cách Nhanh Nhất Dể Chữa Trị Chó Bị Ho Khạc - Gia Đình Pet
-
Chó Bị Ho: 5 Nguyên Nhân & 4 Kiểu Ho Phổ Biến | Kèm Cách Chữa
-
Cách Chữa Chó Bị Ho Khạc đơn Giản Mà Hiệu Quả - Pet Prince Store
-
Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Bệnh Ho Cũi Chó
-
Bệnh Ho Cũi Chó Và Những điều Nhất định Bạn Phải Biết - VietDVM
-
Mua Bán Chó Cảnh Đẹp Lai, Thuần Chủng, Dễ Nuôi, Giá Rẻ Tp Hồ ...