Cách để Điều Trị Giun Sán Cho Chó - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Điều trị giun sán cho chó PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Natalie Punt, DVM

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Có 17 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 138.358 lần.

Trong bài viết này: Nhận biết dấu hiệu nhiễm giun sán Điều trị giun sán Ngăn ngừa giun sán Bài viết có liên quan Tham khảo

Có 5 loại giun cơ bản chó thường mắc phải là giun chỉ và 4 loại giun kí sinh đường ruột là giun đũa, sán dây, giun móc và giun tóc. Bác sĩ thú y sẽ biết được loại giun nào phổ biến tại nơi bạn sống cũng như cách xét nghiệm và điều trị giun sán cho chó. Chó cần được dùng thuốc ngăn ngừa và điều trị giun sán chuyên biệt vì nhiều loại giun có thể khiến chó tử vong. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn nhận biết và điều trị 5 loại giun mặc dù những triệu trứng ban đầu thường khó phát hiện và chỉ biểu hiện rõ khi chó bị nhiễm nặng hoặc trong một thời gian dài.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 3:

Nhận biết dấu hiệu nhiễm giun sán

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Hiểu biết về giun sán kí sinh đường ruột. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/7b\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-1-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-1-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/7b\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-1-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-1-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Hiểu biết về giun sán kí sinh đường ruột. Giun đũa, sán dây, giun móc và giun tóc thường được tìm thấy trong đường ruột của chó và lẫn trong phân của động vật bị nhiễm giun. Những loại giun này thường gây ra một số triệu chứng thường gặp và bạn có thể xác định trong một số trường hợp.[1]
    • Một số giun sán đường ruột có thể lây từ con chó này sang con chó khác qua “đường phân-miệng”. Trứng giun trong phân của chó bị nhiễm bệnh có thể truyền đến miệng và đường ruột của một con chó khác. Thậm chí nếu bạn không thể nhìn thấy trứng hay phân, chó cũng sẽ vô tình bị nhiễm trứng giun tồn tại trong cỏ. Chó ăn trứng giun khi liếm chân sẽ bị nhiễm giun sán trong đường ruột.[2]
    • Con đường lây nhiễm sán dây chủ yếu là khi chó vô tình ăn bọ chét. [3]
    • Mặc dù không thể xác định loại giun sán mà chó nhiễm nhưng bạn có thể theo dõi triệu chứng để biết được chó có cần được điều trị giun sán đường ruột hay không.
  2. Step 2 Kiểm tra phân chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/be\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-2-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-2-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/be\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-2-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-2-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Kiểm tra phân chó. Giun sán đường ruột có thể được phát hiện bằng cách quan sát các thay đổi bất thường trong phân chó. Bạn nên lưu ý các dấu hiệu như:
    • Giun đũa và giun tóc đều có thể gây tiêu chảy. Nếu chó bị tiêu chảy thường xuyên và kéo dài, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay. [4]
    • Giun móc và giun tóc đều có thể khiến chó đi cầu ra máu. Nếu thấy máu trong phân chó, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay.[5]
    • Những đoạn sán dây thường xuất hiện trong phân chó hoặc bám vào lông xung quanh hậu môn chó. Nếu nhận thấy vật thể giống hạt gạo trắng lẫn trong phân, chó nhà bạn rất có thể đã bị nhiễm sán dây.[6]
  3. Step 3 Chú ý dấu hiệu nôn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/45\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-3-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-3-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/45\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-3-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-3-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Chú ý dấu hiệu nôn. Chó bị nhiễm giun sán đường ruột, đặc biệt là giun đũa và sán dây, có thể nôn thường xuyên.[7]
  4. Step 4 Chú ý khi chó ho. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/dc\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-4-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-4-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/dc\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-4-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-4-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Chú ý khi chó ho. Trong một số trường hợp, chó nhiễm giun sán, đặc biệt là giun đũa, có thể bị ho.[8]
    • Ho có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác, do đó bạn nên đưa chó bị ho đi khám bác sĩ thú y ngay.
  5. Step 5 Theo dõi thay đổi về thể chất. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/6e\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-5-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-5-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/6e\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-5-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-5-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Theo dõi thay đổi về thể chất. Chó có thể bị nhiễm giun sán đường ruột nếu phần giữa cơ thể bỗng dưng to lên hoặc chó bị sụt cân nhanh chóng. [9]
    • Bụng to có thể là dấu hiệu của giun đũa, trong khi đó, sụt cân có thể là triệu chứng của giun đũa, sán dây hoặc giun tóc.
  6. Step 6 Chú ý lông và da của chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/24\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-6-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-6-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/24\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-6-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-6-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Chú ý lông và da của chó. Một số loại giun sán đường ruột có thể được phát hiện dựa trên ảnh hưởng của chúng đến độ sáng của màu lông hoặc tình trạng da. [10]
    • Nếu lông sáng bóng trở nên rũ và xỉn màu, chó rất có thể đã bị nhiễm giun đũa.
    • Kích ứng da có thể là dấu hiệu của giun móc.
  7. Step 7 Cảnh giác nếu chó thường xuyên bị đầy hơi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/68\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-7-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-7-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/68\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-7-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-7-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Cảnh giác nếu chó thường xuyên bị đầy hơi. Nếu bị đầy hơn nhiều hơn bình thường ("đánh rắm" liên tục), chó có thể đã bị nhiễm giun, đặc biệt là giun tóc. [11]
  8. Step 8 Quan sát dấu hiệu thiếu máu. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b6\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-8-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-8-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b6\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-8-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-8-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 8 Quan sát dấu hiệu thiếu máu. Giun sán có thể ăn hết chất dinh dưỡng quan trọng của chó, do đó có thể khiến chó bị thiếu sắt.[12]
    • Bạn có thể phát hiện tình trạng thiếu máu bằng cách quan sát nướu chó. Giống như con người, nướu chó cũng có màu hồng. Nướu trở nên nhợt nhạt chứng tỏ chó có thể bị thiếu máu do nhiễm giun móc và giun tóc.
  9. Step 9 Theo dõi hành vi của chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/42\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-9-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-9-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/42\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-9-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-9-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 9 Theo dõi hành vi của chó. Chó có thể thay đổi nhiều trong hành vi nếu bị nhiễm giun sán. Ví dụ:
    • Chó bị nhiễm sán dây có thể trở nên kích động, đau bụng hoặc ngứa quanh hậu môn, do đó chó có thể rê mông trên mặt đất.[13]
    • Chó bị nhiễm giun móc hoặc giun tóc có thể trở nên phờ phạc. Mất năng lượng đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo cần đưa chó đi khám thú y. [14]
  10. Step 10 Bạn nên đưa chó đi khám giun chỉ định kì. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f6\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f6\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 10 Bạn nên đưa chó đi khám giun chỉ định kì. Giun chỉ có thể kí sinh trong máu và được truyền qua đường muỗi đốt.[15] Không giống như 4 loại giun trên, nhiễm giun chỉ giai đoạn đầu thường không biểu hiện triệu chứng và chó có thể hoạt động bình thường trong nhiều năm mà không biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào ra bên ngoài.[16] Vì vậy, bạn cần thường xuyên đưa chó đi xét nghiệm máu để phát hiện giun chỉ.
    • Ở hầu hết các khu vực, xét nghiệm máu hằng năm là đủ để phát hiện giun chỉ tiềm ẩn, cũng như đảm bảo các thuốc phòng ngừa giun chỉ không gây hại cho sức khỏe của chó.[17]
    • Khi bị nhiễm giun chỉ nặng, chó có thể biểu hiện triệu chứng như sưng bụng, xỉn màu lông, ho, thở nhanh và nặng nhọc hoặc suy nhược.[18]
    • Thường thì sẽ quá muộn nếu chó biểu hiện các triệu chứng kể trên vì nhiều trường hợp nặng có thể khiến chó tử vong. Vì vậy, đưa chó đi khám thú y thường xuyên là công việc vô cùng quan trọng.[19]
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 3:

Điều trị giun sán

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Xét nghiệm phân. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/34\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-11-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-11-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/34\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-11-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-11-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Xét nghiệm phân. Nếu nghi ngờ chó bị nhiễm giun sán đường ruột, bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y ngay để chẩn đoán chính xác và kê đơn thuốc điều trị thích hợp cho chó.[20]
    • Bác sĩ thú y có thể yêu cầu bạn thu thập và mang theo mẫu phân chó để kiểm tra. Bác sĩ thú ý sẽ sử dụng mẫu phân để chẩn đoán và xác định loại giun mà chó bị nhiễm.
  2. Step 2 Dùng thuốc điều trị. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f3\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-12-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-12-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f3\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-12-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-12-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Dùng thuốc điều trị. Hầu hết trường hợp nhiễm giun sán đường ruột ở chó có thể được điều trị bằng một trong nhiều loại thuốc uống khác nhau. Loại thuốc và tần suất uống thuốc phụ thuộc vào khuyến cáo của bác sĩ thú y và loại giun chó bị nhiễm.
    • Đối với giun đũa và giun móc, bạn cần cho chó uống thuốc "xổ giun" và trong một khoảng thời gian nhất định của đợt điều trị, chó cần được đưa đi tái khám để ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm sau mỗi 3-6 tháng.[21]
    • Có nhiều thuốc điều trị giun đũa và giun móc, trong đó có cả thuốc “không kê đơn” lẫn kê đơn từ bác sĩ thú y. Pyrantel pamoate và Fenbendazole là 2 thuốc không kê đơn giúp điều trị cả giun đũa lẫn giun móc ở chó. [22]
    • Pyrantel là thuốc an toàn cho chó con được 4 tuần tuổi. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi cho chó dùng bất kỳ loại thuốc nào.[23]
    • Nếu bị nhiễm giun đũa hoặc giun móc, chó cũng rất có thể cần phải dùng thuốc ngăn ngừa giun chỉ hằng tháng có chứa thành phần giúp phòng chống giun đũa và kiểm soát tái nhiễm.[24]
    • Praziquantel và Epsiprantel là 2 thuốc thường được sử dụng để điều trị sán dây.[25]
    • Giun tóc có thể bị tiêu diệt bằng một số thuốc nhất định như Fenbendazole hoặc Febantel. Điều trị giun tóc thường kéo dài trong 5 ngày và điều trị lặp lại trong vòng 3 tuần. Chó cũng có thể cần uống thuốc ngăn ngừa giun chỉ hằng tháng để ngăn ngừa giun tóc.[26]
  3. Step 3 Điều trị giun chỉ ngay lập tức. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/89\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-13-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-13-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/89\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-13-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-13-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Điều trị giun chỉ ngay lập tức. Chó bị nhiễm giun chỉ cần được điều trị càng sớm càng tốt. Chỉ có bác sĩ thú y mới có khả năng điều trị giun chỉ ở chó.[27]
    • Mức độ nghiêm trọng và tổn thương do giun chỉ gây ra cho tim và phổi chó cần được bác sĩ thú y đánh giá để lên kế hoạch điều trị thích hợp.[28]
    • Có nhiều bước trong một đợt điều trị giun chỉ cơ bản kéo dài 6-12 tháng. Những bước này bao gồm thuốc uống cũng như một loạt thuốc tiêm (thường là ba) chuyên biệt vào cơ lưng chó.[29]
    • Nhiễm giun chỉ là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí trong trường hợp nặng, một số con chó vẫn không thể sống sót ngay cả khi đã được điều trị.
    Quảng cáo
Phần 3 Phần 3 của 3:

Ngăn ngừa giun sán

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Đưa chó đi khám thường xuyên. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/41\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-14-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-14-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/41\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-14-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-14-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Đưa chó đi khám thường xuyên. Để chắc chắn chó bị nhiễm giun sán và được điều trị trước khi tình trạng nặng thêm, bạn nên đưa chó đi khám thú y thường xuyên.
    • Để phòng ngừa, bạn nên thu mẫu phân chó và đem đi xét nghiệm ít nhất 1 lần mỗi năm.[30]
    • Nếu chó hoạt động nhiều ngoài trời hoặc chơi với những con chó khác, bắt và ăn sống con mồi hoặc bạn sống trong khu vực nhiều giun sán, bạn nên đưa chó đi xét nghiệm mẫu phân thường xuyên.
  2. Step 2 Cho chó dùng thuốc ngăn ngừa giun chỉ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/93\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-15-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-15-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/93\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-15-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-15-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Cho chó dùng thuốc ngăn ngừa giun chỉ. Thuốc ngăn ngừa giun chỉ thường rẻ và an toàn hơn thuốc điều trị, do đó bạn nên bắt đầu cho chó con được 8 tuần tuổi dùng thuốc ngăn ngừa giun chỉ. Nhiều thuốc ngăn ngừa giun chỉ có sẵn cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm các loại giun khác nên việc dùng thuốc ngừa giun chỉ lại càng cần thiết hơn.[31]
    • Có nhiều thuốc ngăn ngừa giun chỉ có sẵn và bác sĩ thú y có thể tư vấn cho bạn loại phù hợp.[32]
    • Các thuốc ngăn ngừa giun chỉ phổ biến nhất thường sẵn có dưới dạng thuốc uống và thoa ngoài.
    • Nhiều thuốc ngăn ngừa giun chỉ còn có thể phòng chống cả bọ chét và ve. Không có thuốc giúp ngăn ngừa tất cả các loại kí sinh trùng nhưng bác sĩ thú y có thể giúp bạn quyết định loại phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của chó. [33]
    • Chó cần được uống hoặc thoa thuốc ngăn ngừa giun chỉ hằng tháng, mặc dù vẫn có loại thuốc tiêm có thể kéo dài hiệu quả trong 6 tháng. Thuốc này chỉ giúp ngăn ngừa giun chỉ và không có tác dụng phòng chống các loại giun sán đường ruột.
    • Nếu sống trong khu vực không cần thiết phải phòng chống giun chỉ, bạn chỉ cần cho chó dùng các loại thuốc giúp điều trị giun sán đường ruột như Pyrantel Pamoate, Fenbendazole và Praziquantel.[34]
  3. Step 3 Loại bỏ bọ chét cho chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/35\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-16-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-16-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/35\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-16-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-16-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Loại bỏ bọ chét cho chó. Nhiễm sán dây thường xảy ra chủ yếu khi chó ăn bọ chét nên loại bỏ bọ chét là cách ngăn ngừa sán dây hiệu quả nhất.[35]
    • Có nhiều thuốc uống, thuốc thoa không kê đơn và kê đơn giúp kiểm soát bọ chét cũng như sán dây hiệu quả cho chó.[36]
    • Mặc dù không hiệu quả bằng nhưng bạn vẫn có thể dùng vòng cổ chống bọ chét và tắm cho chó thường xuyên.[37]
  4. Step 4 Dọn phân chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/2f\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-17-Version-2.jpg\/v4-460px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-17-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/2f\/Treat-Worms-in-Dogs-Step-17-Version-2.jpg\/v4-728px-Treat-Worms-in-Dogs-Step-17-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Dọn phân chó. Giun móc và giun tóc thường lây nhiễm qua phân. Bạn nên thường xuyên dọn dẹp phân chó và ngăn chó nhà bạn tiếp xúc với chất thải của những con chó khác.[38] Quảng cáo

Lời khuyên

  • Theo dõi chó và liên hệ với bác sĩ thú y nếu nghi ngờ chó có vấn đề.
  • Dọn sạch sẽ sân nhà thường xuyên.
  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi cho chó dùng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Cứ cách 6-12 tháng, bạn nên đưa chó đi xét nghiệm một lần, bao gồm cả xét nghiệm phân và xét nghiệm máu.

Cảnh báo

  • Cả giun chỉ lẫn giun sán đường ruột đều có thể khiến chó tử vong nếu không được điều trị. Bạn nên đưa chó đi kiểm tra thường xuyên hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia nếu nghi ngờ chó bị nhiễm giun sán.
  • Nếu bị nhiễm giun móc nghiêm trọng, chó có thể thể cần phải nhập viện để truyền dịch qua tĩnh mạch, thậm chí là truyền máu.
  • Cẩn thận khi xử lý phân chó vì giun móc và giun đũa có thể truyền sang người. [39]
  • Giun móc có thể truyền sang chó chưa sinh. Nếu chó đang mang thai, bạn nên đặc biệt cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu nhiễm giun nào.[40]

Bài viết wikiHow có liên quan

Xác định giới tính của chóCách đểXác định giới tính của chó Nhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiCách đểNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối Nhận biết chó đã sinh xongCách đểNhận biết chó đã sinh xong Làm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dụcCách đểLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dục Cách đểMát xa cho Chó cưng của Bạn Nhận biết dấu hiệu động dục ở chóCách đểNhận biết dấu hiệu động dục ở chó Giữ ấm cho chó vào mùa đôngCách đểGiữ ấm cho chó vào mùa đông Nhận biết chó con bị thương sau khi ngãCách đểNhận biết chó con bị thương sau khi ngã Chữa đau bụng cho chóCách đểChữa đau bụng cho chó Cho chó đi ngủCách đểCho chó đi ngủ Giúp phân chó cứng lạiCách đểGiúp phân chó cứng lại Trấn an tinh thần cho chóCách đểTrấn an tinh thần cho chó Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=1668
  2. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=1668
  3. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=562
  4. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=1668
  5. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=1668
  6. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A=562&S=0&EVetID=0
  7. http://www.pethealthnetwork.com/dog-health/dog-diseases-conditions-a-z/intestinal-parasites-dogs
  8. http://www.pethealthnetwork.com/dog-health/dog-diseases-conditions-a-z/intestinal-parasites-dogs
  9. http://www.pethealthnetwork.com/dog-health/dog-diseases-conditions-a-z/intestinal-parasites-dogs
Hiển thị thêm
  1. http://www.vetinfo.com/symptoms-of-intestinal-parasites-in-dogs.html
  2. http://www.vetinfo.com/symptoms-of-intestinal-parasites-in-dogs.html
  3. http://www.vetinfo.com/symptoms-of-intestinal-parasites-in-dogs.html
  4. http://www.vetinfo.com/symptoms-of-intestinal-parasites-in-dogs.html
  5. http://www.vetinfo.com/symptoms-of-intestinal-parasites-in-dogs.html
  6. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=615
  7. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&C=&A=591&SourceID=
  8. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&C=&A=609&SourceID=
  9. http://www.dogheartworm.org/dog-heartworm-symptoms.php
  10. http://www.dogheartworm.org/dog-heartworm-symptoms.php
  11. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A=476&S=0&EVetID=0
  12. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A=476&S=0&EVetID=0
  13. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A=476&S=0&EVetID=0
  14. http://www.petmd.com/pet-medication/pyrantel-pamoate
  15. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A=476&S=0&EVetID=0
  16. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A=562&S=0&EVetID=0
  17. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=1668
  18. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&C=&A=610&SourceID=
  19. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&C=&A=610&SourceID=
  20. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&C=&A=610&SourceID=
  21. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A=476&S=0&EVetID=0
  22. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A=476&S=0&EVetID=0
  23. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=595
  24. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=595
  25. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A=476&S=0&EVetID=0
  26. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A=562&S=0&EVetID=0
  27. http://www.vetinfo.com/best-flea-treatment-dogs.html
  28. http://fleacures.com/flea-collars/
  29. http://www.vetinfo.com/strategies-preventing-parasites-dogs.html
  30. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=1530
  31. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=1530

Về bài wikiHow này

Natalie Punt, DVM Cùng viết bởi: Natalie Punt, DVM Bác sĩ thú y Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Bài viết này đã được xem 138.358 lần. Chuyên mục: Chó Ngôn ngữ khác Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Séc Tiếng Hà Lan Tiếng Hàn
  • In
Trang này đã được đọc 138.358 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Xác định giới tính của chóCách đểXác định giới tính của chóNhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiCách đểNhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiNhận biết chó đã sinh xongCách đểNhận biết chó đã sinh xongLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dụcCách đểLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dục

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Biến ước mơ thành sự thật sau một đêmCách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmNhận Robux vào tài khoản RobloxCách đểNhận Robux vào tài khoản RobloxTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhCách đểTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhEmoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Emoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Phù phép trong MinecraftCách đểPhù phép trong MinecraftBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Cách đểBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạn

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên Instagram15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Ăn chuối để thải độc đường ruộtĂn chuối để thải độc đường ruột5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách để tìm một người trên TinderKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Tại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram wikiHow
  • Chuyên mục
  • Thú cưng và Động vật
  • Chó
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--599

Từ khóa » Chó Bị Sán Chui Ra Từ Hậu Môn