Cách để Đối Phó Khi Bị Người Khác Coi Nhẹ - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Đối phó Khi bị Người khác Coi nhẹ PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Có 31 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 69.309 lần.

Trong bài viết này: Xem xét Vấn đề Suy nghĩ về Vai trò của Bạn Đối xử với Người khác Bài viết có liên quan Tham khảo

Trong cuộc sống, bạn thường được dạy rằng phải biết tôn trọng, tử tế, và giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, có đôi khi người khác lại xem nhẹ sự rộng lượng và bản chất tốt bụng của bạn, và chờ đợi hoặc yêu cầu nhận được nhiều điều vượt xa mức độ công bằng và hợp lý từ phía bạn. Những người này không ngừng nhờ bạn giúp đỡ mà không bao giờ đền ơn bạn hoặc bộc lộ sự tôn trọng dành cho bạn. Khi họ vượt qua giới hạn này, sẽ khó để bạn có thể lên tiếng bảo vệ bản thân và thiết lập quá trình cho và nhận phù hợp. Nếu bạn cảm thấy như một người nào đó trong cuộc sống đang coi nhẹ bạn, hãy bảo vệ bản thân và tái thiết lập ranh giới của mình.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:

Xem xét Vấn đề

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Nhìn nhận cảm xúc của mình. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f5\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-1-Version-3.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-1-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f5\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-1-Version-3.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-1-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Nhìn nhận cảm xúc của mình. Điều quan trọng mà bạn cần phải thực hiện đó là nhận ra rằng bạn đang bị coi nhẹ. Bạn không thể giải quyết vấn đề cho đến khi bạn thừa nhận rằng chúng đang hiện hữu. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra sự liên kết giữa việc thể hiện và phân tích cảm xúc tiêu cực với nhiều lợi ích khác nhau về mặt thể chất và tinh thần. Kìm nén cảm xúc sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.[1]
    • Thực hiện điều này có thể sẽ khá khó khăn nếu bạn thường được dạy rằng phải "tốt bụng" theo cách thụ động, và nó có nghĩa là cho phép người khác "coi nhẹ bạn" và nói với bạn rằng bạn không có quyền lên tiếng để bảo vệ bản thân.
    • Ví dụ, "Thực hiện những điều tốt đẹp mà không mong được đền đáp". Trong khi, thường xuyên tử tế với người khác mà không mong đợi được trả ơn là hành động cụ thể của lòng tốt, nó không có nghĩa là bạn nên cho phép người không có trách nhiệm với tiền bạc vay tiền của bạn.
    • Đặc biệt, phụ nữ thường được cho là phải "tử tế" và hành động lên tiếng bảo vệ bản thân sẽ không phải là dấu hiệu của sự tử tế.
    • Bạn nên nhớ rằng đôi khi bạn sẽ bị coi nhẹ. Ví dụ, các bậc phụ huynh thường cảm thấy như họ đang bị con cái của mình coi nhẹ. Con cái của họ sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình trưởng thành, và thỉnh thoảng, hành động có vẻ như chỉ vì lợi ích của bản thân lại chỉ là hành động bình thường và cần thiết trong quá trình phát triển của chúng.[2]
    • Nhìn nhậnđắm chìm trong cảm xúc là hoàn toàn khác nhau. Tập trung vào cảm xúc tiêu cực mà không phân tích hoặc cố gắng sửa chữa nó có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.[3]
  2. Step 2 Bạn có quyền được người khác tôn trọng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/08\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-2-Version-3.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-2-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/08\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-2-Version-3.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-2-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Bạn có quyền được người khác tôn trọng. Áp lực xã hội và văn hóa có thể khuyến khích bạn tin rằng nói “không” với người khác khi họ nhờ bạn một việc gì đó là hành động khá thô lỗ. Bạn cũng có thể đã được dạy rằng cố gắng của bạn sẽ không đáng giá như của người khác và không xứng đáng được thừa nhận. (Đối với phụ nữ, đây chính là vấn đề thật sự, đặc biệt trong phạm vi gia đình).[4] Những điều này có thể khiến bạn cảm giác như bạn đang bị coi nhẹ. Bất kỳ người nào cũng có quyền được tôn trọng và trân trọng, và hy vọng được đối xử theo hướng này không phải là điều sai trái.
    • Tức giận hoặc đau đớn là cảm xúc tự nhiên, và sẽ khá dễ dàng để bạn cho phép chúng nắm quyền kiểm soát bạn. Bạn nên tập trung vào việc duy trì thái độ xây dựng hơn là trút giận lên người khác.
  3. Step 3 Suy nghĩ về nguyên nhân hình thành cảm xúc của bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c4\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-3-Version-3.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-3-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c4\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-3-Version-3.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-3-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Suy nghĩ về nguyên nhân hình thành cảm xúc của bạn. Để giải quyết cảm giác như bị người khác coi nhẹ, bạn cần phải xem xét về những điều đã xảy ra và đem lại cảm giác này cho bạn. Viết ra danh sách hành vi và sự kiện cụ thể khiến bạn cảm thấy không được trân trọng. Bạn cũng có thể sẽ nhận ra vấn đề trong cách giao tiếp mà bạn cần phải cải thiện. Ví dụ, bạn có thể sẽ cần phải luyện tập phương pháp để bạn có thể trao đổi rõ ràng hơn với người khác về ranh giới của bạn.[5]
    • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng “cảm giác không được trân trọng” là nguyên nhân phổ biến khiến nhân viên muốn nghỉ việc.[6] 81% số nhân viên nói rằng động lực làm việc của họ tăng cao hơn khi sếp của họ ghi nhận những việc mà họ làm.[7]
    • Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng người cô đơn thường có xu hướng dễ chấp nhận sự đối xử không công bằng và cho phép người khác coi nhẹ họ.[8] Nếu bạn cảm thấy như bạn bị coi nhẹ, có thể là do bạn sợ rằng từ chối thực hiện yêu cầu sẽ khiến mọi người xa lánh bạn.
    • Cẩn thận với việc "đoán mò" suy nghĩ hoặc giả định về động cơ của người khác. Nếu bạn nghĩ rằng bạn hiểu rõ lý do vì sao người đó hành động như vậy, bạn cũng có thể đã suy đoán sai. Hành động này sẽ khiến bạn đưa ra sự giả định không công bằng và không chính xác.
      • Ví dụ: bạn có thể sẽ cảm thấy rằng bạn bị coi nhẹ vì bạn thường cho đồng nghiệp đi nhờ xe nhưng họ không hề đền ơn bạn khi xe của bạn bị hư. Nếu như bạn không nói thẳng với Châu, bạn sẽ không thể hiểu được lý do. Có lẽ cô ta là một người tệ bạc và vô ơn - hoặc có lẽ cô ta không giúp được bạn trong ngày hôm đó là bởi vì cô ấy phải đến gặp nha sĩ, hoặc có thể là bạn đã không nói rõ cho cô ấy biết mà chỉ đưa ra một vài gợi ý mơ hồ.
  4. Step 4 Xác định các yếu tố đã thay đổi trong mối quan hệ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/07\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-4-Version-3.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-4-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/07\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-4-Version-3.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-4-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Xác định các yếu tố đã thay đổi trong mối quan hệ. Nếu bạn cảm thấy bị coi nhẹ, có thể là vì người đang coi nhẹ bạn đã từng đem lại cho bạn cảm giác rằng bạn đáng giá. Nó cũng có thể bắt nguồn từ suy nghĩ rằng người khác phải trân trọng bạn nhưng họ lại không như vậy. Bất kể là vì lý do gì, xác định yếu tố đã thay đổi trong sự tương tác của bạn với người khác có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn tìm kiếm giải pháp cho mối quan hệ của bạn. [9]
    • Hãy cố gắng suy nghĩ về khoảng thời gian mà bạn bắt đầu tương tác với người đó. Họ đã làm gì để khiến bạn cảm thấy được trân trọng? Điều gì không còn xảy ra như lúc trước? Bản thân bạn có thay đổi điều gì hay không? [10]
    • Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang bị coi nhẹ, nguyên nhân có thể là vì bạn cảm thấy như nỗ lực của bạn không được tưởng thưởng (ví dụ, bạn đã không được tăng lương, nỗ lực của bạn trong một dự án nào đó đã không được nhìn nhận). Cũng có thể là vì bạn cảm thấy rằng bạn không thể tham gia vào việc đưa ra quyết định.[11] Suy nghĩ về yếu tố đã khiến bạn cảm thấy như bạn được trân trọng trong công việc để tìm hiểu xem điều gì đã thay đổi.
  5. Step 5 Xem xét quan điểm của đối phương. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b7\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-5-Version-3.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-5-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b7\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-5-Version-3.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-5-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Xem xét quan điểm của đối phương. Khi bạn cảm nhận sự không công bằng trong mối quan hệ nào đó, cho dù đó là mối quan hệ với người đồng nghiệp hay với người yêu, sẽ khó để bạn xem xét mọi việc dựa trên quan điểm của người đó. Bạn đang cảm thấy bị trừng phạt và không được tôn trọng, vì vậy, tại sao bạn lại muốn cố gắng tìm hiểu lý do vì sao bạn lại bị đối xử như thế này? Cố gắng xem xét cảm xúc của đối phương có thể khá hữu ích trong việc tìm hiểu vấn đề đang xảy ra. Nó cũng có thể giúp bạn cùng đối phương nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề.[12]
    • Trong trường hợp không có sự hiện diện của tình trạng rối loạn nhân cách hoặc các vấn đề khác, con người thường sẽ không đối xử với nhau một cách tệ hại.[13] Buộc tội một người nào đó là kẻ đểu giả, ngay cả khi bạn nghĩ rằng ý kiến của bạn khá hợp lý, sẽ kích động người đó phản ứng với sự tức giận một cách không tốt đẹp. Khi con người cảm thấy như bị đang bị cáo buộc, họ thường sẽ tỏ thái độ “mặc kệ mọi thứ”.
    • Suy nghĩ về mong muốn và nhu cầu của đối phương. Chúng có thay đổi hay không?[14] Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi khi con người sử dụng “kỹ thuật xa lánh” thụ động chẳng hạn như không đền ơn và không đáp lại sự ảnh hưởng hoặc cảm kích một khi họ không còn cảm thấy hào hứng trước mối quan hệ nhưng họ không biết cách để thoát khỏi nó.[15]
    Quảng cáo
Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 3:

Suy nghĩ về Vai trò của Bạn

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Xem xét về sự giao tiếp của bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f9\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-6-Version-3.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-6-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f9\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-6-Version-3.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-6-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Xem xét về sự giao tiếp của bạn. Bạn không phải là người chịu trách nhiệm trước hành vi của người khác, và bạn không nên đổ lỗi cho bản thân khi người khác trở nên độc ác và không rộng lượng. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát hành động của chính mình. Khi bạn cảm thấy rằng người khác không tôn trọng hoặc phớt lờ bạn, bạn có thể tác động đến phản ứng của họ thông qua quá trình thay đổi cách thức mà bạn giao tiếp và hành động. Thái độ và hành vi sau đây có thể khuyến khích người khác đối xử không công bằng với bạn:[16]
    • Bạn luôn đồng ý với bất kỳ điều gì mà người đó (hoặc bất kỳ một người nào) đòi hỏi ở bạn, ngay cả khi yêu cầu của họ không phù hợp hoặc khá bất tiện với bạn.
    • Bạn không muốn từ chối hoặc không muốn yêu cầu người đó xem xét lại sự yêu cầu của họ bởi vì bạn sợ rằng họ sẽ không thích bạn hoặc sẽ chỉ trích bạn.
    • Bạn không bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, hoặc niềm tin thật sự của bản thân.
    • Bạn bày tỏ suy nghĩ, nhu cầu, hoặc cảm xúc theo cách biện hộ hoặc khiêm tốn quá mức (ví dụ, “Nếu bạn không thấy phiền thì bạn có thể...” hoặc “Đây chỉ là ý kiến của riêng tôi, nhưng...”).
    • Bạn nghĩ rằng cảm xúc, nhu cầu, và suy nghĩ của người khác quan trọng hơn của bạn.
    • Bạn hạ thấp bản thân mình trước mặt người khác (và bạn cũng thường thực hiện điều này với chính mình).
    • Bạn nghĩ rằng người khác sẽ chỉ yêu mến hoặc thích bạn nếu bạn thực hiện điều mà họ muốn.
  2. Step 2 Xem xét niềm tin của bản thân. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/64\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-7-Version-3.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-7-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/64\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-7-Version-3.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-7-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Xem xét niềm tin của bản thân. Các nhà tâm lý học đã xác định được một tập hợp “những niềm tin phi lý” có thể khiến bạn bị tổn thương và bất mãn khi bạn giữ chúng trong lòng. Chúng thường khiến bạn đòi hỏi nhiều hơn từ chính bản thân mình hơn là từ người khác. Chúng cũng có thể được biểu thị thông qua câu khẳng định có liên quan đến từ “cần phải”. Suy nghĩ xem liệu bạn có gặp phải bất kỳ một điều nào sau đây hay không: [17]
    • Bạn tin rằng được yêu mến và chấp thuận bởi mọi người trong cuộc sống của bạn là điều cần thiết.
    • Nếu người khác không nhìn nhận bạn, bạn sẽ xem bản thân như một “kẻ bại trận”, “vô giá trị”, “vô dụng” hoặc “ngu ngốc”.
    • Bạn thường xuyên sử dụng câu khẳng định có liên quan đến từ “cần phải”, chẳng hạn như “Tôi cần phải thực hiện mọi điều mà người khác yêu cầu” hoặc “Tôi cần phải luôn cố gắng làm vui lòng người khác”.
  3. Step 3 Nhìn nhận những suy nghĩ sai lệch. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/89\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-8-Version-3.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-8-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/89\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-8-Version-3.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-8-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Nhìn nhận những suy nghĩ sai lệch. Ngoài việc sở hữu niềm tin phi lý, chẳng hạn như bạn luôn cảm thấy rằng bạn cần phải thực hiện mọi điều mà người khác yêu cầu bạn, bạn cũng sẽ suy nghĩ về bản thân một cách lệch lạc. Để có thể đối phó với cảm giác bị coi nhẹ, bạn phải đối mặt với suy nghĩ phi lý và không phù hợp về bản thân và về người khác.[18]
    • Ví dụ, bạn có thể sẽ tin rằng bạn là người chịu trách nhiệm cho cảm xúc của người khác (“ảo tưởng về việc kiểm soát nội bộ”). Đây là nguyên nhân phổ biến hình thành cảm giác bị coi nhẹ: bạn sợ rằng nói "không" sẽ gây tổn thương cho cảm xúc của người khác, vì vậy, bạn luôn nói “có” mỗi khi họ yêu cầu một điều gì đó. Tuy nhiên, bạn sẽ không giúp ích được gì cho bản thân hoặc cho người khác nếu bạn không thành thật với giới hạn của chính mình.[19] Nói “không” có thể khá lành mạnh và hữu ích.
    • “Cá nhân hóa” là một biến thể phổ biến. Khi bạn cá nhân hóa mọi việc, bạn sẽ khiến bản thân trở thành nguyên nhân gây nên một điều gì đó mà bạn thật sự không hề có trách nhiệm với nó. Ví dụ: hãy hình dung rằng người bạn của bạn nhờ bạn đến trông con hộ cô ấy để cô ấy có thể đến dự buổi phỏng vấn xin việc làm, nhưng bạn lại phải đến một sự kiện quan trọng nào đó mà bạn không thể thay đổi kế hoạch vào thời điểm đó. Cá nhân hóa tình huống này sẽ khiến bạn của thấy có lỗi trước tình huống mà người bạn của bạn gặp phải, mặc dù bạn hoàn toàn không phải là người có trách nhiệm với nó. Nếu bạn nói “có” ngay cả khi bạn cần phải nói “không”, hành động này có thể khiến bạn cảm thấy không hài lòng, bởi vì bạn đã không tôn trọng nhu cầu của bản thân.
    • “Trầm trọng hóa” diễn ra khi bạn cho phép quan điểm của chính mình về tình huống đang xảy ra vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn và chuyển hướng sang kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra. Ví dụ, có thể bạn cảm thấy bị coi nhẹ bởi vì bạn hình dung rằng nếu bạn lên tiếng trước sếp của bạn, bạn sẽ bị đuổi việc và bạn sẽ kết thúc bằng việc sống trong một chiếc hộp. Một điều chắc chắn là tình trạng này sẽ không xảy ra!
    • Một trong những niềm tin khiến bạn thất bại và bị cuốn vào vòng tròn của cảm xúc bị coi nhẹ là bạn không xứng đáng nhận được một điều khác biệt nào đó. Tin rằng người khác sẽ xa lánh bạn nếu bạn làm trái ý họ có thể khiến bạn níu kéo những người không góp phần khiến bạn hạnh phúc hoặc giúp bạn phát triển.[20]
  4. Step 4 Suy nghĩ về điều mà bạn muốn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b1\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-9-Version-3.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-9-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b1\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-9-Version-3.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-9-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Suy nghĩ về điều mà bạn muốn. Bạn biết rằng bạn không muốn bị coi nhẹ. Nhưng bạn thật sự muốn gì? Sẽ khó để bạn nhận thấy sự thay đổi trong tình hình của bản thân nếu bạn cảm thấy không hài lòng nhưng lại không biết rõ bạn phải làm gì để cải thiện nó. Bạn nên lập danh sách những điều mà bạn muốn thay đổi trong mối quan hệ của bạn. Một khi bạn nhận thức rõ ràng về sự tương tác lý tưởng mà bạn muốn, bạn sẽ có thể hành động một cách tốt hơn để đạt được điều này.
    • Ví dụ, nếu bạn cảm thấy bị coi nhẹ vì con cái chỉ gọi điện cho bạn khi chúng cần tiền, hãy suy nghĩ về cách tương tác mà bạn muốn nó xảy ra. Bạn có muốn con cái của bạn gọi điện cho bạn mỗi tuần? Khi chúng có một ngày thật vui vẻ? Bạn có muốn cho chúng tiền khi chúng hỏi xin bạn? Bạn có muốn cho chúng tiền vì bạn lo lắng rằng chúng sẽ không gọi điện nếu bạn không cho? Bạn cần phải xem xét ranh giới của bản thân để có thể trình bày cho người khác hiểu rõ về chúng.
  5. Step 5 Kính trọng bản thân. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/4f\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/4f\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Kính trọng bản thân. Chỉ có bạn mới có thể thiết lập ranh giới cho chính mình và theo sát nó. Bạn có thể cảm thấy không được trân trọng bởi vì bạn không trao đổi về nhu cầu và cảm xúc của chính mình một cách rõ ràng, hoặc có thể là vì bạn tương tác với người thích điều khiển người khác. Đáng buồn thay, có khá nhiều người sẵn sàng thao túng người khác mỗi khi có thể chỉ để đạt được mục đích của bản thân.[21] Cho dù là cách đối xử của người khác đối với bạn bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết hoặc sự thao túng, bạn không nên nghĩ rằng tình huống này sẽ tự động trở nên khá hơn. Bạn cần phải hành động.
  6. Step 6 Thách thức bản thân diễn giải sự tương tác với người khác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/08\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-11-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-11-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/08\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-11-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-11-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Thách thức bản thân diễn giải sự tương tác với người khác. Bạn có thể cảm thấy bị coi nhẹ vì bạn cho phép bản thân đưa ra kết luận về diễn tiến của sự tương tác quá nhanh. Ví dụ, bạn có thể tin rằng người khác sẽ cảm thấy đau đớn hoặc tức giận với bạn nếu bạn trả lời “không”. Hoặc bạn có thể giả định rằng khi người khác quên không thực hiện một điều nào đó giúp bạn thì có nghĩa là họ không quan tâm đến bạn. Bạn nên chậm lại và suy nghĩ một cách lôgic hơn về từng tình huống.
    • Ví dụ: bạn thường tặng quà cho người yêu để bày tỏ tình yêu của bạn đối với người đó, nhưng người đó lại không tặng quà cho bạn. Bạn cảm thấy không được trân trọng bởi vì bạn đã hình thành sự liên kết giữa tình yêu của người đó với một hành động cụ thể nào đó. Tuy nhiên, người yêu của bạn có thể vẫn quan tâm đến bạn nhưng lại không bày tỏ thông qua hành động cụ thể mà bạn đang chờ đợi.[22] Trò chuyện với đối phương có thể giúp bạn giải quyết sự hiểu nhầm.
    • Bạn cũng có thể quan sát cách người khác xử lý yêu cầu của một người nào đó. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy như sếp của bạn đang coi nhẹ bạn bởi vì ông ta/bà ta giao thêm công việc để bạn làm vào ngày cuối tuần, bạn có thể trò chuyện với đồng nghiệp của bạn. Họ xử lý yêu cầu này như thế nào? Họ có trải nghiệm sự tiêu cực mà bạn đang chờ đợi rằng bạn sẽ phải lãnh nhận? Có thể là vì bạn không đứng lên bảo vệ chính mình nên bạn mới có hàng tá công việc chồng chất cần phải giải quyết.
  7. Step 7 Học cách để... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/35\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-12-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-12-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/35\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-12-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-12-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Học cách để trở nên quyết đoán. Giao tiếp một cách quyết đoán không có nghĩa là bạn tỏ vẻ kiêu ngạo hoặc độc ác. Nó có nghĩa là bạn bày tỏ một cách rõ ràng về nhu cầu, cảm xúc, và suy nghĩ của bản thân đối với người khác. Nếu họ không biết rõ nhu cầu cũng như cảm xúc của bạn, họ có thể sẽ coi nhẹ bạn ngay cả khi họ không hề cố ý. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn có thể bộc lộ cảm xúc tiêu cực mà không cần phải gây tổn thương cho người khác nếu bạn thực hiện điều này một cách quyết đoán thay vì hung hăng.[23]
    • Trao đổi về nhu cầu của bản thân một cách cởi mở và chân thành. Sử dụng từ ngữ khẳng định bắt đầu từ chủ ngữ “Tôi”, chẳng hạn như “Tôi muốn...” hoặc “Tôi không thích...”[24]
    • Không nên xin lỗi hoặc hạ mình quá mức. Bạn hoàn toàn có thể nói không. Bạn không cần phải cảm thấy như bạn là người có lỗi vì bạn đã từ chối lời đề nghị mà bạn nghĩ rằng bản thân sẽ không thể giúp ích được gì cho chúng.
  8. Step 8 Thoải mái đối mặt với vấn đề. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/45\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-13-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-13-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/45\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-13-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-13-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 8 Thoải mái đối mặt với vấn đề. Nhiều người sẽ cố gắng tránh xa mâu thuẫn bằng mọi giá. Có thể là vì họ sợ phải làm phật lòng người khác. Điều này có lẽ là do các giá trị văn hóa (ví dụ, những người thuộc nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể sẽ không nhìn nhận việc tránh mâu thuẫn theo cách tiêu cực).[25] Khi mong muốn tránh xa tiêu cực khiến bạn phải từ bỏ nhu cầu và cảm xúc của chính mình thì điều này đang trở thành vấn đề thật sự.[26]
    • Cởi mở về nhu cầu của bản thân có thể khiến bạn phải đối mặt với một vài mâu thuẫn, nhưng không phải lúc nào nó cũng diễn ra một cách tiêu cực. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mâu thuẫn được xử lý một cách hiệu quả, nó có thể nuôi dưỡng sự phát triển của một vài kỹ năng chẳng hạn như thỏa hiệp, đàm phán, và hợp tác.[27]
    • Rèn luyện tính quyết đoán có thể giúp bạn đối phó với mâu thuẫn một cách tốt hơn. Giao tiếp một cách quyết đoán có liên quan đến sự gia tăng lòng tự trọng.[28] Tin rằng cảm xúc và nhu cầu của bản thân cũng quan trọng không kém người khác sẽ cho phép bạn đối phó với mâu thuẫn mà không khiến bạn cảm thấy rằng bạn cần phải phòng ngự hoặc tấn công họ.
  9. Step 9 Tìm kiếm sự giúp đỡ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0e\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-14-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-14-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0e\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-14-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-14-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 9 Tìm kiếm sự giúp đỡ. Có thể sẽ khó để bạn chiến đấu với sự sự bất lực và cảm giác tội lỗi của bản thân. Khi khuôn mẫu đã được hình thành, bạn sẽ không dễ gì có thể phá vỡ được nó, đặc biệt nếu bạn phải đối phó lâu dài với người có quyền lực hơn bạn và người khiến bạn cảm thấy rằng bạn luôn phải phục tùng họ. Bạn không nên quá nghiêm khắc với bản thân - những hành vi này được hình thành như là cơ chế đối phó, biện pháp để bảo vệ bản thân khỏi sự tổn hại và đe dọa. Vấn đề là bây giờ chúng đang trở thành cơ chế đối phó tệ hại và khiến bạn liên tục thất bại. Cố gắng giải quyết vấn đề có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và an toàn hơn.
    • Nhiều người có thể tự đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề, có thể là dựa vào sự giúp đỡ của bạn bè hoặc người hướng dẫn tốt. Vài người khác lại cảm thấy rằng tìm đến nhà trị liệu hoặc chuyên viên tư vấn sẽ hiệu quả hơn. Bạn có thể thực hiện bất kỳ điều gì phù hợp nhất đối với bạn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3 Phương pháp 3 của 3:

Đối xử với Người khác

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0e\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-15-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-15-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0e\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-15-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-15-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Trao đổi về nhu cầu của bản thân và đứng lên bảo vệ chính mình sẽ không phải là hành động mà bạn có thể thực hiện sau một đêm. Bạn có thể sẽ muốn luyện tập cách đứng lên bảo vệ chính mình trong tình huống rủi ro thấp trước khi đối mặt với một người nào đó có vị thế hoặc tầm quan trọng cao hơn bạn (ví dụ, sếp hoặc người bạn đời của bạn).[29]
    • Ví dụ, nếu một người đồng nghiệp nhờ bạn mua cà phê dùm cô ta/anh ta mỗi khi bạn đến tiệm cà phê Starbucks nhưng không bao giờ nói rằng họ sẽ trả tiền, bạn có thể nhắc nhở người đó về chi phí của cốc cà phê khi họ nhờ cậy bạn trong lần tiếp theo. Bạn không cần phải tỏ thái độ lăng mạ hoặc hung hăng; thay vào đó, bạn có thể nói một điều gì đó thân thiện nhưng rõ ràng chẳng hạn như “Bạn có muốn đưa tiền để tôi thanh toán cho cốc cà phê của bạn hay là bạn muốn tôi chi trả cho bạn lần này và bạn sẽ chiêu đãi tôi trong lần sau?”.
  2. Step 2 Hãy thẳng thắn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/ac\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-16-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-16-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/ac\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-16-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-16-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Hãy thẳng thắn. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn bị người khác coi nhẹ, bạn nên trò chuyện trực tiếp với người đó. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ xuất hiện và nói rằng “Bạn đã coi nhẹ tôi”. Cuộc tấn công và câu nói bắt đầu từ chủ từ “bạn” sẽ là sự kết thúc cho quá trình giao tiếp và có thể khiến tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn.[30] Thay vào đó, bạn có thể sử dụng câu nói đơn giản, thực tế để giải thích sự khó chịu của bạn.
    • Giữ bình tĩnh. Bạn có thể sẽ cảm thấy oán giận, giận dữ hoặc thất vọng, nhưng bạn cần phải kiểm soát cảm xúc của mình. Mặc dù bạn đang cảm nhận được sự hiện diện của vô vàn cảm xúc tiêu cực bên trong tâm hồn, tập trung vào việc hình thành thái độ bình tĩnh và cho đối phương biết rằng bạn không hề mất kiểm soát hoặc tấn công nhưng bạn thật sự muốn giải quyết vấn đề.
    • Sử dụng ngôn ngữ bắt đầu với chủ ngữ "Tôi". Sẽ dễ để bạn đưa ra câu nói theo kiểu "bạn làm tôi phải khốn khổ" hoặc “bạn là một kẻ đểu giả”, nhưng những điều này chỉ sẽ đẩy đối phương vào thế phòng thủ. Thay vì vậy, bạn nên giải thích sự tác động của mọi việc đối với bạn và bắt đầu câu nói của bạn bằng cụm từ chẳng hạn như "Tôi cảm thấy", "Tôi muốn", "Tôi cần", "Tôi sẽ" và "Từ nay và sau, tôi sẽ thực hiện điều này".[31]
    • Nếu bạn lo rằng thúc ép bản thân giữ vững một ranh giới nào đó có thể khiến bạn trông như không muốn giúp đỡ người khác, bạn có thể giải thích rõ về tình huống của bản thân. Ví dụ, nếu đồng nghiệp của bạn nhờ bạn giúp đỡ, bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như “Thường thì tôi sẽ muốn giúp bạn với dự án đó, nhưng tối nay con trai tôi phải biểu diễn và tôi không muốn bỏ lỡ điều này”. Bạn có thể cho người khác thấy rằng bạn quan tâm đến họ mà không cần phải nhượng bộ trước yêu cầu của họ.[32]
    • Không nên khuyến khích hành vi thù địch hoặc thao túng bằng cách chấp nhận nó như một điều tích cực. “Phớt lờ sự lăng mạ” khi một người nào đó lạm dụng bạn sẽ chỉ khuyến khích họ tiếp tục hành vi này. Thay vào đó, hãy bộc lộ sự bất mãn của bạn trước hành vi đó.[33]
  3. Step 3 Cung cấp phương án giải quyết vấn đề cho người khác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/6a\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-17-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-17-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/6a\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-17-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-17-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Cung cấp phương án giải quyết vấn đề cho người khác. Người khác có thể sẽ không nhận ra rằng họ đang coi nhẹ bạn. Trong nhiều trường hợp, khi bạn đặt vấn đề với họ, họ sẽ muốn sửa sai nhưng có thể họ không biết về cách thức để tiến hành. Cung cấp phương án để họ giải quyết vấn đề để cả hai đều có thể cảm thấy tích cực hơn về mối quan hệ này.
    • Ví dụ, nếu bạn cảm thấy như bạn đang bị coi nhẹ bởi vì không người nào nhìn nhận sự đóng góp của bạn vào dự án của nhóm, bạn có thể giải thích theo cách mà sếp của bạn có thể thực hiện để khắc phục tình hình. Bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như “Tên của tôi không được nêu trong dự án đó. Tôi có cảm giác như tất cả mọi điều mà tôi làm đều không được người khác trân trọng. Trong tương lai, tôi muốn ông/bà phải nêu tên của mọi thành viên trong nhóm”.
    • Một ví dụ khác: nếu bạn cảm thấy rằng người yêu của bạn đang coi nhẹ tình yêu của bạn bởi vì cô ấy/anh ấy không bộc lộ cảm xúc của bản thân một cách rõ ràng, bạn có thể cung cấp một vài lựa chọn có thể giúp bạn cảm thấy rằng bạn được trân trọng. Bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như “Anh biết rằng em không thích hoa và sôcôla, nhưng anh rất muốn em thỉnh thoảng hãy bộc lộ tình cảm của em dành cho anh theo cách mà em cảm thấy thoải mái nhất. Ngay cả một tin nhắn đơn giản trong ngày cũng có thể khiến anh cảm thấy như mình được trân trọng”.
  4. Step 4 Cảm thông khi tương tác với người khác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/bf\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-18-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-18-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/bf\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-18-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-18-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Cảm thông khi tương tác với người khác. Bạn không cần phải đánh nhau để bảo vệ chính mình, và bạn không cần phải giả vờ rằng bạn là kẻ đểu giả không quan tâm đến người khác đến nỗi bạn có thể nói “không” với mọi người. Cho người khác thấy rằng bạn quan tâm đến cảm xúc của họ có thể giúp xoa dịu căng thẳng trong tình huống khó xử và khiến họ sẵn lòng muốn lắng nghe về sự lo lắng của bạn.[34]
    • Ví dụ, nếu người bạn đời của bạn luôn bắt bạn phải rửa bát và giặt quần áo, bạn có thể bắt đầu bằng câu nói bộc lộ sự cảm thông: “Em biết là anh quan tâm đến em, nhưng lúc nào em cũng phải là người rửa bát và giặt quần áo, em cảm thấy như mình là người giúp việc hơn là người vợ của anh. Em muốn anh giúp em thực hiện những công việc này. Chúng ta có thể thay phiên nhau hoặc cùng nhau thực hiện nó”.
  5. Step 5 Luyện tập về điều mà bạn muốn nói. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/e7\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-19-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-19-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/e7\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-19-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-19-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Luyện tập về điều mà bạn muốn nói. Sẽ khá hữu ích nếu bạn tập luyện trước về những điều mà bạn muốn nói với đối phương. Viết về tình huống hoặc hành vi khiến bạn khó chịu và mô tả về sự thay đổi mà bạn mong muốn được nhận.[35] Bạn không cần phải ghi nhớ một cách nguyên văn; mà mục tiêu là bạn phải trở nên thoải mái với điều mà bạn muốn bày tỏ để bạn có thể giao tiếp một cách rõ ràng với người đó.[36]
    • Ví dụ: hãy tưởng tượng rằng bạn có một người bạn thường cùng bạn lên kế hoạch để làm một điều gì đó và người ấy luôn hủy kế hoạch vào phút chót. Bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn đang bị coi nhẹ bởi vì bạn không nhận thấy người bạn của bạn tôn trọng thời gian mà bạn đã dành cho anh ta/cô ta. Bạn có thể nói những điều như sau:[37] “Tâm, tôi muốn nói với bạn về vấn đề khiến tôi cảm thấy khó chịu. Chúng ta thường lên kế hoạch để đi chơi với nhau và bạn thường là người hủy cuộc hẹn vào phút chót. Tôi cảm thấy rất thất vọng bởi vì tôi không thể nào lên kế hoạch mới trong khoảng thời gian ngắn như vậy. Tôi cảm thấy như bạn đang xem thường thời gian của tôi bởi vì tôi luôn đồng ý đi chơi với bạn mỗi khi bạn gợi ý. Đôi khi, tôi tự hỏi liệu bạn hủy cuộc hẹn có phải là vì bạn không muốn gặp gỡ tôi hay không. Lần sau khi chúng ta lên kế hoạch cùng nhau thực hiện một điều gì đó, tôi muốn bạn ghi nó vào bảng kế hoạch của bạn để bạn không thể bị trùng giờ hẹn với người nào khác một lần nữa. Nếu bạn thật sự muốn hủy cuộc hẹn, tôi muốn bạn gọi cho tôi trước một vài phút”.
    • Một ví dụ khác: “Mai, tôi muốn nói chuyện với bạn về vấn đề trông trẻ. Vài ngày trước bạn có hỏi tôi rằng liệu tôi có thể trông con trai của bạn vào tuần sau hay không, và tôi đã trả lời có. Tôi đã đồng ý bởi vì tôi trân trọng tình bạn của chúng ta và tôi muốn bạn biết rằng tôi luôn có mặt khi bạn cần. Tuy nhiên, tôi đã phải trông con cho bạn khá nhiều lần trong tháng này, và tôi bắt đầu cảm thấy rằng bạn luôn tìm đến tôi khi bạn cần người trông con hộ bạn. Tôi muốn rằng bạn nên hỏi nhờ một vài người khác để giúp đỡ bạn chứ không phải lúc nào cũng tìm đến tôi”.
  6. Step 6 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể quyết đoán. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/2d\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-20-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-20-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/2d\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-20-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-20-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể quyết đoán. Điều quan trọng là bạn cần phải chắc chắn rằng từ ngữ và hành vi của bạn phù hợp với nhau để bạn không gửi nhầm tín hiệu cho đối phương. Nếu bạn muốn từ chối một yêu cầu hoặc củng cố một ranh giới nào đó, sử dụng ngôn ngữ cơ thể quyết đoán có thể giúp đối phương hiểu rằng bạn đang nghiêm túc.[38]
    • Đứng thẳng và duy trì sự giao tiếp bằng mắt. Đối mặt với người mà bạn đang trò chuyện.
    • Nói bằng âm giọng to rõ và lịch sự. Bạn không cần phải la to để người khác có thể lắng nghe bạn.
    • Không cười khúc khích, cựa quậy, hoặc làm mặt xấu. Mặc dù những hành động này có thể sẽ giúp “xoa dịu tình hình” khi bạn từ chối một lời đề nghị nào đó, chúng có thể khiến đối phương nghĩ rằng bạn chỉ đang đùa giỡn chứ không hề nghiêm túc về nó.[39]
  7. Step 7 Hãy kiên định. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d7\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-21-Version-2.jpg\/v4-460px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-21-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d7\/Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-21-Version-2.jpg\/v4-728px-Deal-With-Being-Taken-for-Granted-Step-21-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Hãy kiên định. Bạn nên cho đối phương biết rõ rằng mỗi khi bạn trả lời "không", bạn thật sự nghiêm túc với quyết định của mình. Đừng đầu hàng trước tác nhân thao túng hoặc “cảm giác có lỗi”. Ban đầu, người khác có thể sẽ kiểm tra ranh giới của bạn, đặc biệt nếu bạn thường đầu hàng trước các yêu cầu của họ trong quá khứ. Hãy kiên định và lịch sự về việc giữ vững ranh giới của bản thân.[40]
    • Tránh hình thành sự tự mãn khi bạn duy trì ranh giới của chính mình bằng cách không bào chữa quá mức cho hành động của mình. Quá nhiều sự giải thích hoặc nhấn mạnh về quan điểm của bản thân có thể khiến bạn trông như một kẻ ngạo mạn, ngay cả khi bạn không thật sự có ý đó.[41]
    • Ví dụ, nếu người hàng xóm không ngừng sang nhà bạn để vay mượn một vài dụng cụ nào đó và thường không trả chúng lại cho bạn, bạn không cần phải giảng giải cho họ một bài diễn thuyết dài dòng về quyền cá nhân để có thể từ chối mỗi khi họ hỏi mượn đồ dùng của bạn trong tương lai. Bạn chỉ cần lịch sự nói với người đó rằng bạn sẽ không cho họ mượn bất kỳ một vật dụng gì cho đến khi họ trả cho bạn những thứ mà họ đã vay mượn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy nhớ rằng bạn cần phải tôn trọng nhu cầu của bản thân và của người khác. Bạn không cần phải bắt nạt người khác để có thể đứng lên bảo vệ chính mình.
  • Không nên hy sinh cho lợi ích của người khác trừ khi bạn có thể cung cấp thời gian, sự nỗ lực, tiền bạc, v.v cho họ. Nếu không, bạn có thể khiến họ bực bội.
  • Quyết đoán nhưng vẫn giữ được sự thân thiện; bạn cần phải duy trì thái độ lịch sự. Thô lỗ sẽ chỉ khiến người khác tăng thêm thái độ thù địch với bạn.
  • Suy nghĩ hợp lý và tự xoa dịu cảm xúc của chính mình có thể giúp bạn rất nhiều mỗi khi bạn đang ép buộc bản thân thực hiện một điều gì đó mà người khác yêu cầu vì bạn lo sợ rằng bạn có thể sẽ mất đi tình bạn với người đó. Suy nghĩ hợp lý giúp bạn ngừng đưa ra quyết định dựa trên nỗi sợ hãi về cách phản ứng của người khác.
  • Trực tiếp hỏi xem đối phương đang suy nghĩ điều gì và cảm thấy như thế nào. Đừng đoán mò hoặc đưa ra lời giả định.

Cảnh báo

  • Không nên đối chất với người mà bạn sợ rằng họ có thể trở nên bạo lực. Nếu bạn lo rằng một người nào đó có thể phản ứng một cách bạo lực và bạn sẽ không thể thoát khỏi họ, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp, chẳng hạn như tìm đến nơi trú ẩn, đồn cảnh sát, nhân viên tư vấn, người thân hoặc bạn bè không liên quan đến người đó, v.v.

Bài viết wikiHow có liên quan

Biến ước mơ thành sự thật sau một đêmCách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêm Giữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnCách đểGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng Bạn An ủi người đang khócCách đểAn ủi người đang khóc Giữ Bình tĩnh khi Tức giậnCách đểGiữ Bình tĩnh khi Tức giận Cách đểLàm Ai đó Cười Trở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mìnhCách đểTrở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mình Khóc và Giải toả Áp lựcCách đểKhóc và Giải toả Áp lực Bớt Ngây thơCách đểBớt Ngây thơ Tự Thôi miênCách đểTự Thôi miên Vượt qua Sự tự tiCách đểVượt qua Sự tự ti Đối phó với Sự cám dỗCách đểĐối phó với Sự cám dỗ Tin tưởng ở Bản thânCách đểTin tưởng ở Bản thân Xoa dịu người đang tức giận qua tin nhắnCách đểXoa dịu người đang tức giận qua tin nhắn Nhận biết các dấu hiệu thiếu tôn trọng13 dấu hiệu khẳng định người ta không tôn trọng bạn Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://pss.sagepub.com/content/16/9/709.short
  2. http://ehlt.flinders.edu.au/education/DLiT/2000/Piaget/stages.htm
  3. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11016119
  4. http://www.unwomen.org/~/media/headquarters/attachments/sections/library/publications/2013/3/unwomen_iutc_factsheets%20pdf.pdf
  5. http://spr.sagepub.com/content/21/4/487.short
  6. http://eprints.qut.edu.au/3263/1/3263_1.pdf
  7. http://www.forbes.com/sites/jacquelynsmith/2013/11/13/how-to-show-appreciation-and-get-better-results-from-your-employees-this-holiday-season/
  8. https://www.psychologytoday.com/blog/insight/201009/being-taken-advantage-maybe-its-because-youre-lonely
  9. http://psycnet.apa.org/journals/pac/19/3/266/
Hiển thị thêm
  1. http://psycnet.apa.org/journals/pac/19/3/266/
  2. http://www.forbes.com/sites/jacquelynsmith/2013/11/13/how-to-show-appreciation-and-get-better-results-from-your-employees-this-holiday-season/
  3. http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/03637750128071?journalCode=rcmm20#.VQcU-Y7F-V4
  4. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0018506X12000098
  5. http://psycnet.apa.org/journals/pac/19/3/266/
  6. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1468-2958.2000.tb00765.x/abstract
  7. http://socialwork.buffalo.edu/content/dam/socialwork/home/self-care-kit/exercises/assertiveness-and-nonassertiveness.pdf
  8. http://psychcentral.com/lib/rational-emotive-behavior-therapy/0001563
  9. http://psychcentral.com/lib/15-common-cognitive-distortions/0002153
  10. http://socialwork.buffalo.edu/content/dam/socialwork/home/self-care-kit/exercises/assertiveness-and-nonassertiveness.pdf
  11. http://socialwork.buffalo.edu/content/dam/socialwork/home/self-care-kit/exercises/assertiveness-and-nonassertiveness.pdf
  12. http://psycnet.apa.org/index.cfm?fa=buy.optionToBuy&id=1997-06343-015
  13. http://www.webmd.com/sex-relationships/features/the-five-love-languages-tested
  14. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/1098-2337(1992)18:5%3C337::AID-AB2480180503%3E3.0.CO;2-K/abstract
  15. http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/Assertmodule%202.pdf
  16. http://www.emeraldinsight.com/doi/abs/10.1108/eb022872
  17. https://www.psychologytoday.com/blog/making-your-team-work/201310/4-tips-overcome-your-conflict-avoidance-issue
  18. http://www.amsciepub.com/doi/abs/10.2466/pr0.2001.88.1.227
  19. https://www.jstage.jst.go.jp/article/joh/46/4/46_4_296/_article
  20. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/stress-management/in-depth/assertive/art-20044644?pg=2
  21. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/1098-2337(1992)18:5%3C337::AID-AB2480180503%3E3.0.CO;2-K/abstract
  22. http://www.usu.edu/arc/idea_sheets/pdf/assertive_communication.pdf
  23. http://psychcentral.com/lib/10-way-to-build-and-preserve-better-boundaries/0007498
  24. http://www.psychologytoday.com/blog/think-well/201109/are-you-teaching-people-treat-you-badly
  25. http://www.uwosh.edu/ccdet/caregiver/Documents/Gris/Handouts/gracasr.pdf
  26. http://psychcentral.com/blog/archives/2010/02/25/building-assertiveness-in-4-steps/
  27. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/stress-management/in-depth/assertive/art-20044644?pg=2
  28. http://www.psychologicalselfhelp.org/Chapter13/chap13_21.html
  29. http://socialwork.buffalo.edu/content/dam/socialwork/home/self-care-kit/exercises/assertiveness-and-nonassertiveness.pdf
  30. http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/Assertmodule%202.pdf
  31. http://socialwork.buffalo.edu/content/dam/socialwork/home/self-care-kit/exercises/assertiveness-and-nonassertiveness.pdf
  32. https://www.psychologytoday.com/blog/evolution-the-self/201209/how-and-how-not-stand-yourself

Về bài wikiHow này

Trudi Griffin, LPC, MS Cùng viết bởi: Trudi Griffin, LPC, MS Tư vấn viên chuyên nghiệp Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 69.309 lần. Chuyên mục: Sức khỏe tâm thần và Cân bằng tâm lý Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Italy Tiếng Đức Tiếng Indonesia Tiếng Pháp Tiếng Hà Lan Tiếng Séc Tiếng Thái Tiếng Ả Rập Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Hindi
  • In
Trang này đã được đọc 69.309 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Biến ước mơ thành sự thật sau một đêmCách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnCách đểGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnAn ủi người đang khócCách đểAn ủi người đang khócGiữ Bình tĩnh khi Tức giậnCách đểGiữ Bình tĩnh khi Tức giận

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Sức khỏe tâm thần và Cân bằng tâm lý
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--542

Từ khóa » Hình ảnh Bị Người Khác Coi Thường