Cách để Ép Xung CPU - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Ép xung CPU PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Luigi Oppido PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Luigi Oppido. Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, CA. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp. Bài viết này đã được xem 24.464 lần.

Trong bài viết này: Chuẩn bị sẵn sàng Tăng tốc độ cơ bản (base clock) Tăng hệ số nhân Tăng điện áp Kiểm tra sức chịu đựng lần cuối Xem thêm 2... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảo

Ép xung CPU là quá trình tăng tốc độ xung nhịp của CPU. Vốn chỉ dành cho game thủ và tín đồ phần cứng máy tính, qua thời gian, cùng sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất phần cứng, quá trình trên đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Dù có thể cải thiện đáng kể hiệu suất hoạt động của máy tính khi được thao tác đúng nhưng nếu làm sai, việc ép xung sẽ tổn hại đến phần cứng của bạn. Hãy cẩn trọng khi thực hiện, đảm bảo CPU không trở nên quá nóng, và tốc độ cũng như hiệu suất hoạt động của máy tính sẽ được gia tăng đáng kể.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 5:

Chuẩn bị sẵn sàng

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Nắm được kiến thức cơ bản về việc ép xung. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a0\/Overclock-a-PC-Step-1.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a0\/Overclock-a-PC-Step-1.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Nắm được kiến thức cơ bản về việc ép xung. Ép xung là quá trình làm tăng xung nhịp và điện áp nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động của CPU. Đây là cách tuyệt vời để phát huy tối đa tiềm năng của chiếc máy mới đầy mạnh mẽ hay cải thiện đôi chút chiếc máy tính cũ/rẻ tiền.
    • Việc ép xung có thể làm hư hại các bộ phận trong máy tính của bạn, đặc biệt là khi phần cứng không được thiết kế cho việc ép xung hay điện áp bị đẩy lên quá cao. Bạn chỉ nên tiến hành ép xung nếu bạn chấp nhận rủi ro hư hỏng.
    • Với việc ép xung, không máy nào là giống máy nào, kể cả có cùng phần cứng. Đó là vì quá trình ép xung chịu ảnh hưởng lớn từ những phương sai rất nhỏ trong quá trình sản xuất. Đừng chỉ dựa trên nghiên cứu trực tuyến về phần cứng để đưa ra kỳ vọng của bạn.
    • Nếu chỉ muốn tăng hiệu suất chơi game, bạn nên xem xét ép xung card đồ họa thay vì CPU để có kết quả tốt hơn.
    • Với khả năng làm mát bị giới hạn, laptop không phải là đối tượng ép xung lý tưởng. Thay vì có được sự cải thiện đáng kể trong hiệu suất hoạt động như trên máy tính để bàn, nơi mà bạn có thể kiểm soát được nhiệt độ một cách tốt hơn, với laptop, nhiều khả năng thiết bị sẽ trở nên quá nóng, thậm chí CPU có thể sẽ bị cháy.
  2. Step 2 Tải công cụ cần thiết. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/6d\/Overclock-a-PC-Step-2.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/6d\/Overclock-a-PC-Step-2.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Tải công cụ cần thiết. Bạn cần một số công cụ đánh giá và kiểm tra sức chịu đựng để kiểm tra kết quả ép xung. Những chương trình này kiểm tra hiệu suất hoạt động cũng như khả năng duy trì hiệu suất đó qua thời gian của bộ vi xử lý.
    • CPU-Z – Đây là chương trình giám sát đơn giản cho phép bạn nhanh chóng đọc được xung nhịp và điện áp trên Windows. Dù không triển khai bất kỳ tác vụ gì nhưng chương trình giám sát dễ sử dụng này sẽ giúp bạn đảm bảo mọi thứ vẫn đang hoạt động đúng hướng.
    • Prime95 – Đây là chương trình đánh giá miễn phí được sử dụng rộng rãi cho mục đích kiểm tra sức chịu đựng và được thiết kế để hoạt động trong các quãng thời gian dài.
    • LinX – Là một chương trình kiểm tra sức chịu đựng khác. Nhẹ hơn Prime95, LinX phù hợp với việc kiểm tra sau mỗi lần điều chỉnh.
  3. Step 3 Kiểm tra bo mạch chủ và bộ vi xử lý. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/74\/Overclock-a-PC-Step-3.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/74\/Overclock-a-PC-Step-3.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Kiểm tra bo mạch chủ và bộ vi xử lý. Mỗi bo mạch chủ và bộ vi xử lý có khả năng ép xung riêng. Dù cũng có đôi chút khác biệt, nhưng nhìn chung, quá trình ép xung ở AMD và Intel là như nhau. Điều quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm ở đây chính là hệ số nhân của bạn có bị khóa hay không. Nếu có, bạn chỉ điều chỉnh được tốc độ xung nhịp và thành quả thu được cũng sẽ bị giới hạn đáng kể.
    • Nhiều bo mạch chủ được thiết kế cho việc ép xung và trao bạn toàn quyền kiểm soát quá trình này. Hãy tham khảo tài liệu kỹ thuật của máy tính để xác định khả năng của bo mạch chủ.
    • Một số bộ vi xử lý dễ ép xung hơn so với số khác. Chẳng hạn như, dòng "K" của Intel i7s được thiết kế đặc biệt cho việc ép xung (ví dụ Intel i7-2700K). Bạn có thể xác định dòng bộ vi xử lý bằng cách nhấn Win+Pause và xem trong phần System (Hệ thống).
  4. Step 4 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng cơ bản. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/e6\/Overclock-a-PC-Step-4.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/e6\/Overclock-a-PC-Step-4.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng cơ bản. Trước khi bắt đầu ép xung, bạn nên chạy một bài kiểm tra sức chịu đựng dựa trên thiết lập cơ bản để có cơ sở so sánh khi ép xung và phát hiện vấn đề cần khắc phục trong phần thiết lập cơ bản trước khi việc ép xung khiến chúng trở nên tồi tệ hơn.
    • Đừng quên kiểm tra mức nhiệt trong suốt bài kiểm tra sức chịu đựng. Nếu nhiệt độ vượt quá 70 °C, có lẽ việc ép xung sẽ không cải thiện được gì nhiều trước khi nhiệt độ tăng đến mức không an toàn. Chắc là bạn sẽ phải bôi thêm keo tản nhiệt hoặc lắp bộ tản nhiệt mới.
    • Nếu máy tính không vượt qua được bài kiểm tra sức chịu đựng cơ bản thì nhiều khả năng phần cứng đang có vấn đề cần được xử lý trước. Hãy kiểm tra bộ nhớ xem có lỗi gì với nó hay không.
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 5:

Tăng tốc độ cơ bản (base clock)

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Mở BIOS. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/95\/Overclock-a-PC-Step-5.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-5.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/95\/Overclock-a-PC-Step-5.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Mở BIOS. Phần lớn thay đổi sẽ được thao tác trên BIOS máy tính. Bạn có thể truy cập vào trình đơn cấu hình này trong lúc tải hệ điều hành, thường là bằng cách nhấn giữ phím Del khi máy tính đang khởi động. Ở một số máy tính, đó có thể là phím F10, F2, và F12.
    • Không BIOS nào giống BIOS nào. Các hệ thống khác nhau có thể sẽ có tên trình đơn và trình tự sắp xếp không giống nhau. Đừng ngần ngại xem qua trình đơn hệ thống để tìm đến những nội dung mà bạn cần. [1]
  2. Step 2 Mở "Frequency/Voltage Control" (Kiểm soát điện áp/tần số). {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/fc\/Overclock-a-PC-Step-6.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/fc\/Overclock-a-PC-Step-6.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Mở "Frequency/Voltage Control" (Kiểm soát điện áp/tần số). Trình đơn này có thể được đặt tên khác, chẳng hạn như "Overclocking" (Ép xung). Bạn sẽ dành phần lớn thời gian làm việc trên trình đơn này, nó cho phép bạn điều chỉnh tốc độ CPU cũng như điện áp nhận về.
  3. Step 3 Giảm tốc độ... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/31\/Overclock-a-PC-Step-7.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-7.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/31\/Overclock-a-PC-Step-7.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-7.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Giảm tốc độ kết nối giữa chíp cầu bắc với bộ nhớ hay còn được gọi là "Memory Multiplier" (Hệ số nhân bộ nhớ), "DDR Memory Frequency" (Tần suất bộ nhớ DDR) hay "Memory Ratio" (Tỉ số bộ nhớ). Để bộ nhớ không gây lỗi, trước khi tiếp tục, bạn nên hạ thông số này xuống mức thấp nhất.[2]
    • Nếu không tìm được tùy chọn này, hãy thử nhấn Ctrl+Alt+F1 trên trình đơn BIOS chính.
  4. Step 4 Tăng tốc độ cơ bản thêm 10%. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/16\/Overclock-a-PC-Step-8.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-8.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/16\/Overclock-a-PC-Step-8.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-8.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Tăng tốc độ cơ bản thêm 10%. Tốc độ cơ bản của vi xử lý, base clock, còn được gọi là front side bus hay bus speed. Đó thường là tốc độ thấp hơn được nhân lên nhiều lần để đạt đến tốc độ tổng của lõi. Hầu hết vi xử lý đều ổn với mức tăng 10% ngay khi bắt đầu. Ví dụ, với tốc độ cơ bản 100 MHz, hệ số nhân 16, tốc độ xung nhịp sẽ là 1,6 GHz. Tăng thêm 10%, tốc độ cơ bản sẽ là 110 MHz, và tốc độ xung nhịp sẽ là 1,76 GHz.
  5. Step 5 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8a\/Overclock-a-PC-Step-9.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-9.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8a\/Overclock-a-PC-Step-9.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-9.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng. Sau khi tăng 10% đầu tiên, hãy khởi động lại máy tính vào hệ điều hành. Khởi động LinX và chạy vài vòng. Nếu không có vấn đề, mọi thứ đã sẵn sàng để tiếp tục. Nếu hệ thống không ổn định, có lẽ việc ép xung sẽ không đi đến đâu và bạn nên cho hệ thống về lại thiết lập mặc định.
  6. Step 6 Nâng tốc độ cơ bản cho đến khi hệ thống trở nên không ổn định. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f9\/Overclock-a-PC-Step-10.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-10.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f9\/Overclock-a-PC-Step-10.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-10.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Nâng tốc độ cơ bản cho đến khi hệ thống trở nên không ổn định. Thay vì 10% mỗi lần, sau một lần thành công, bạn hãy giảm lượng tăng từ 5-10 MHz để tìm tốc độ tối ưu một cách dễ dàng hơn. Thử chuẩn sau mỗi điều chỉnh cho đến khi đạt đến ngưỡng bất ổn định. Tình trạng không ổn định này thường đến từ việc vi xử lý không nhận đủ năng lượng từ nguồn cấp điện.
    • Nếu bo mạch chủ không cho phép điều chỉnh hệ số nhân, bạn có thể chuyển xuống phần 4. Nếu điều chỉnh được, hãy tiếp tục với phần tiếp theo để có được nhiều hơn trong việc ép xung. Đừng quên ghi lại thiết lập hiện tại để phòng khi muốn khôi phục.
    Quảng cáo
Phần 3 Phần 3 của 5:

Tăng hệ số nhân

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Hạ tốc độ cơ bản. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/31\/Overclock-a-PC-Step-11.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-11.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/31\/Overclock-a-PC-Step-11.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Hạ tốc độ cơ bản. Trước khi tăng hệ số nhân, bạn nên hạ tốc độ cơ bản đôi chút. Nhờ đó, hệ số nhân sẽ tăng được chính xác hơn. Tốc độ cơ bản thấp hơn và hệ số nhân cao hơn giúp hệ thống ổn định hơn. Còn tốc độ cơ bản cao hơn và hệ số nhân thấp hơn đem lại hiệu suất làm việc cao hơn. Mục tiêu của ta ở đây là tìm điểm cân bằng hoàn hảo giữa hai lựa chọn này.
  2. Step 2 Tăng hệ số nhân. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3d\/Overclock-a-PC-Step-12.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-12.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3d\/Overclock-a-PC-Step-12.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-12.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Tăng hệ số nhân. Sau khi hạ tốc độ cơ bản đôi chút, hãy bắt đầu nâng hệ số nhân, mỗi lần thêm 0,5. Ở một số máy, hệ số này còn được gọi là "CPU Ratio" (Hệ số CPU) hay tương tự. Đôi khi, nó được đặt ở chế độ "Auto" (Tự động) thay vì con số cụ thể nào đó.[3]
  3. Step 3 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8b\/Overclock-a-PC-Step-13.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-13.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8b\/Overclock-a-PC-Step-13.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-13.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng. Khởi động lại máy tính và chạy chương trình kiểm chuẩn. Nếu máy tính không gặp bất kỳ lỗi nào sau vài lượt chạy, hãy tiếp tục nâng hệ số nhân. Lặp lại quá trình này sau mỗi lần nâng của bạn.
  4. Step 4 Theo dõi nhiệt độ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/92\/Overclock-a-PC-Step-14.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-14.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/92\/Overclock-a-PC-Step-14.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-14.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Theo dõi nhiệt độ. Đừng quên chú ý đến mức nhiệt trong suốt quá trình này. Có thể nhiệt độ sẽ chạm ngưỡng trước cả khi hệ thống trở nên không ổn định. Trong trường hợp đó, có lẽ bạn đã đạt đến giới hạn ép xung cao nhất và đã đến lúc để tìm điểm cân bằng tốt nhất giữa tăng tốc độ cơ bản và tăng hệ số nhân.
    • Dù mỗi CPU có khoảng nhiệt độ an toàn riêng nhưng nhìn chung, nhiệt độ của CPU không được vượt quá ngưỡng 85°C.
  5. Step 5 Lặp lại cho đến khi đạt đến ngưỡng giới hạn và máy tính gặp trục trặc. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f2\/Overclock-a-PC-Step-15.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-15.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f2\/Overclock-a-PC-Step-15.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-15.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Lặp lại cho đến khi đạt đến ngưỡng giới hạn và máy tính gặp trục trặc. Lúc này, hẳn là bạn đang có trong tay thiết lập vừa đủ để khiến máy tính trở nên không ổn định. Miễn là nhiệt độ vẫn trong giới hạn an toàn, lúc này bạn có thể bắt đầu điều chỉnh mức điện áp để có thể tiếp tục. Quảng cáo
Phần 4 Phần 4 của 5:

Tăng điện áp

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Tăng điện áp lõi CPU hay "Vcore Voltage". {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/88\/Overclock-a-PC-Step-16.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-16.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/88\/Overclock-a-PC-Step-16.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-16.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Tăng điện áp lõi CPU hay "Vcore Voltage". Việc tăng điện áp trên mức giới hạn an toàn có thể nhanh chóng làm hư hỏng thiết bị của bạn. Do đó, đây là phần khó khăn và nguy hiểm nhất của quá trình ép xung. CPU và bo mạch chủ khác nhau xử lý được mức nâng điện áp khác nhau. Hãy theo dõi sát sao nhiệt độ CPU trong suốt quá trình này.
    • Với điện áp lõi, nâng 0,025 mỗi lần. Nâng nhiều hơn sẽ dẫn đến nguy cơ tăng quá cao và làm hư hỏng thiết bị.
  2. Step 2 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8c\/Overclock-a-PC-Step-17.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-17.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8c\/Overclock-a-PC-Step-17.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-17.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng. Chạy kiểm tra sức chịu đựng ngay sau lần nâng đầu tiên. Bởi hệ thống đang ở tình trạng bất ổn định từ phần trước, bạn hy vọng là nó sẽ ổn định trong lần chạy này. Nếu hệ thống ổn định, bạn cũng cần đảm bảo là nhiệt độ vẫn ở ngưỡng chấp nhận được. Nếu hệ thống vẫn không ổn định, hãy thử hạ hệ số nhân hoặc tốc độ cơ bản.
  3. Step 3 Vào lại mục tốc độ cơ bản hoặc hệ số nhân. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/e3\/Overclock-a-PC-Step-18.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-18.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/e3\/Overclock-a-PC-Step-18.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-18.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Vào lại mục tốc độ cơ bản hoặc hệ số nhân. Sau khi ổn định hệ thống thông qua việc nâng điện áp, tùy vào đối tượng mà bạn muốn ép xung, lúc này bạn đã có thể tiếp tục nâng tốc độ cơ bản hoặc hệ số nhân. Hãy nâng từng lượng nhỏ và chạy bài kiểm tra sức chịu đựng cho đến khi hệ thống bất ổn định trở lại.
    • Vì thiết lập điện áp làm tăng nhiệt độ nhiều nhất, mục tiêu ở đây sẽ là tối đa hóa thiết lập hệ số nhân và tốc độ cơ bản để có được hiệu suất hoạt động cao nhất từ mức điện áp thấp nhất có thể. Để làm được điều đó, bạn sẽ phải thử rất nhiều lần với nhiều mức phối hợp khác nhau.
  4. Step 4 Lặp lại chu trình trên cho đến khi chạm ngưỡng điện áp hoặc nhiệt độ tối đa. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/20\/Overclock-a-PC-Step-19.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-19.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/20\/Overclock-a-PC-Step-19.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-19.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Lặp lại chu trình trên cho đến khi chạm ngưỡng điện áp hoặc nhiệt độ tối đa. Rồi sẽ đến lúc bạn không thể nâng thêm chút nào nữa hoặc nhiệt độ tiến gần đến mức không an toàn. Đó là giới hạn của bo mạch chủ và vi xử lý. Nhiều khả năng việc ép xung sẽ phải dừng ở đây. [4]
    • Nhìn chung, bạn không nên tăng điện áp hơn 0,4 so với mức ban đầu. Với hệ thống làm mát cơ bản, con số này chỉ nên là 0,2.
    • Nếu chạm ngưỡng nhiệt trước ngưỡng điện áp, có lẽ bạn vẫn còn ép thêm được bằng cách cải thiện hệ thống làm mát của máy tính. Bạn có thể lắp đặt bộ quạt/thiết bị tản nhiệt công suất cao hoặc chuyển sang phương án làm mát bằng chất lỏng đắt tiền và hiệu quả hơn.
    Quảng cáo
Phần 5 Phần 5 của 5:

Kiểm tra sức chịu đựng lần cuối

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Về lại thiết lập an toàn gần nhất. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/fb\/Overclock-a-PC-Step-20.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-20.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/fb\/Overclock-a-PC-Step-20.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-20.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Về lại thiết lập an toàn gần nhất. Hãy hạ tốc độ cơ bản / hệ số nhân xuống thiết lập an toàn gần nhất. Đây sẽ là tốc độ vi xử lý mới của bạn và nếu bạn may mắn, đó sẽ là một sự cải thiện đáng kể so với tốc độ ban đầu. Miễn là mọi thứ đều khởi động bình thường, bạn đã sẵn sàng cho bài kiểm tra cuối cùng.
  2. Step 2 Tăng tốc độ bộ nhớ của bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/37\/Overclock-a-PC-Step-21.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-21.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/37\/Overclock-a-PC-Step-21.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-21.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Tăng tốc độ bộ nhớ của bạn. Nâng tốc độ bộ nhớ từng chút một, với mục tiêu là mức ban đầu. Hãy thực hiện một cách chậm rãi và kiểm tra sức chịu đựng sau mỗi lần nâng. Có thể bạn sẽ dừng trước khi về được mức ban đầu của nó.
    • Dùng Memtest86 để tiến hành các bài kiểm tra bộ nhớ trong quá trình nâng tần suất này.
  3. Step 3 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng dài. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/84\/Overclock-a-PC-Step-22.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-22.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/84\/Overclock-a-PC-Step-22.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-22.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng dài. Mở Prime95 và chạy kiểm tra trong 12 giờ. Dù có vẻ như đây là một quãng thời gian khá dài, nhưng mục tiêu của chúng ta ở đây là đảm bảo tính ổn định vững chắc trong thời gian dài của hệ thống, từ đó có được hiệu suất làm việc tốt và đáng tin cậy hơn. Nếu hệ thống trở nên bất ổn trong bài kiểm tra này hoặc nhiệt độ chạm ngưỡng không chấp nhận được, bạn sẽ phải trở lại với các bước trước, điều chỉnh lại tốc độ xung nhịp, hệ số nhân và điện áp.
    • Khi mở Prime95, hãy chọn "Just Stress Testing" (Chỉ kiểm tra sức chịu đựng). Nhấp vào Options (Tùy chọn) → Torture Test (Kiểm tra hành xác) và đặt về mức "Small FFT".
    • Mức nhiệt độ sát với ngưỡng tối đa thường là chấp nhận được bởi Prime95 sẽ thử thách máy tính hơn bất kỳ chương trình nào. Trong một số trường hợp, bạn vẫn nên hạ mức ép xung xuống đôi chút cho an toàn. Nhiệt độ lúc chạy không không nên vượt quá 60 °C.
  4. Step 4 Làm vài kiểm tra thực tế. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/05\/Overclock-a-PC-Step-23.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-23.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/05\/Overclock-a-PC-Step-23.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-23.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Làm vài kiểm tra thực tế. Dù chương trình kiểm tra sức chịu đựng rất tuyệt trong việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống, bạn vẫn cần chắc chắn là máy tính còn có thể xử lý được sự xuất hiện ngẫu nhiên của các tình huống thực tế. Nếu là game thủ, bạn có thể khởi động game nặng nhất mà bạn có. Nếu chuyển mã video, hãy thử với Bluray. Hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn. Đôi khi, kết quả thu được còn được hơn cả thế!
  5. Step 5 Đi sâu hơn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/63\/Overclock-a-PC-Step-24.jpg\/v4-460px-Overclock-a-PC-Step-24.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/63\/Overclock-a-PC-Step-24.jpg\/v4-728px-Overclock-a-PC-Step-24.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Đi sâu hơn. Chỉ dẫn này chỉ mới đề cập đến phần nổi của những gì mà bạn có thể làm cùng ép xung. Để học thêm, bạn cần tìm tòi và thử nghiệm. Một số cộng đồng chuyên về ép xung và các phần liên quan khác nhau của nó, chẳng hạn như làm mát. Overclockers.com, Overclock.net, và Tom's Hardware là một trong những cộng đồng nổi tiếng nhất. Trong trường hợp bạn muốn có thêm thông tin chi tiết, đó đều là những xuất phát điểm tuyệt vời. Quảng cáo

Cảnh báo

  • Tùy nhà sản xuất, việc ép xung có thể sẽ khiến chế độ bảo hành trở nên mất hiệu lực. Một số thương hiệu như EVGA và BFG vẫn chấp nhận bảo hành kể cả khi người dùng ép xung thiết bị.
  • Để ép xung thật sự, bạn cần hệ thống làm mát tốt.
  • Khi bạn ép xung và tăng điện áp, tuổi thọ phần cứng sẽ bị suy giảm.
  • Hầu hết máy tính sản xuất bởi Dell (ngoại trừ dòng XPS), HP, Gateway, Acer, Apple và các nhà sản xuất dựng sẵn khác đều không ép xung được bởi tùy chọn thay đổi điện áp CPU và FSB không có trong bios.

Bài viết wikiHow có liên quan

Chuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCCách đểChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PC Chụp ảnh bằng camera trên laptopCách đểChụp ảnh bằng camera trên laptop Kết nối PC với TV mà không cần dâyCách đểKết nối PC với TV mà không cần dây Tìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDFCách đểTìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDF Kết nối tai nghe Bluetooth với máy tínhCách đểKết nối tai nghe Bluetooth với máy tính Sao chép và dán ảnhCách đểSao chép và dán ảnh Khiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hackCách đểKhiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hack Xóa bỏ phông nền trong Adobe IllustratorCách đểXóa bỏ phông nền trong Adobe Illustrator Khởi động máy tínhCách đểKhởi động máy tính Gõ ký hiệu trái tim trên máy tínhCách đểGõ ký hiệu trái tim trên máy tính Gỡ bỏ Chế độ Write Protection trên Thẻ nhớCách đểGỡ bỏ Chế độ Write Protection trên Thẻ nhớ Phát video MP4 trên máy tínhCách đểPhát video MP4 trên máy tính Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.pcstats.com/articleview.cfm?articleid=1804&page=6
  2. http://www.overclockers.com/3-step-guide-overclock-core-i3-i5-i7/
  3. http://lifehacker.com/a-beginners-introduction-to-overclocking-your-intel-pr-5580998/all
  4. http://www.techradar.com/us/news/computing-components/processors/beginner-s-guide-to-overclocking-1040234/2#articleContent

Về bài wikiHow này

Luigi Oppido Cùng viết bởi: Luigi Oppido Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers Bài viết này đã được cùng viết bởi Luigi Oppido. Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, CA. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp. Bài viết này đã được xem 24.464 lần. Chuyên mục: Máy tính Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Trung Tiếng Nga Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Hà Lan Tiếng Nhật
  • In
Trang này đã được đọc 24.464 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Chuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCCách đểChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCChụp ảnh bằng camera trên laptopCách đểChụp ảnh bằng camera trên laptopKết nối PC với TV mà không cần dâyCách đểKết nối PC với TV mà không cần dâyTìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDFCách đểTìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDF

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệt17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạnXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên Instagram

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Lấy Mật khẩu Facebook của Người khácCách đểLấy Mật khẩu Facebook của Người khácThổi bong bóng bằng kẹo cao suCách đểThổi bong bóng bằng kẹo cao suCăn giữa văn bản trên Microsoft WordCách đểCăn giữa văn bản trên Microsoft WordGấp hộp giấyCách đểGấp hộp giấyChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCCách đểChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCChép tài liệu từ máy tính sang USBCách đểChép tài liệu từ máy tính sang USB

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minhChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạn

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạnPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản InstagramKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách để tìm một người trên Tinder

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi11 cách dễ dàng để khen vẻ ngoài của một chàng trai11 cách dễ dàng để khen vẻ ngoài của một chàng trai70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào wikiHow
  • Chuyên mục
  • Máy tính và Điện tử
  • Máy tính
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--539

Từ khóa » Cách ép Xung Cho Máy Tính