Cách để Học Môn Hóa - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Học môn Hóa PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Meredith Juncker, PhD

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Meredith Juncker, PhD. Meredith Juncker là nghiên cứu sinh về Hóa sinh và Sinh học phân tử tại Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học bang Louisiana. Các nghiên cứu của cô tập trung vào protein và các bệnh thoái hóa thần kinh. Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 7.583 lần.

Trong bài viết này: Chuẩn bị học môn Hóa Đọc sách giáo khoa Làm thí nghiệm trong phòng lab Xây dựng thói quen học tốt Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảo

Hóa có thể là một môn khó học, nhất là khi bạn học bộ môn khoa học phức tạp này không đúng cách. Dù không có lối tắt bí mật nào giúp ta giỏi Hóa chỉ trong một đêm, bạn vẫn có thể thu phục môn này bằng việc học đúng cách. Một khi đã nắm được cách học và chuẩn bị bài, bạn có thể tập trung hiểu rõ các khái niệm hơn.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 4:

Chuẩn bị học môn Hóa

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Ôn lại kiến thức Toán. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/40\/Learn-Chemistry-Step-1-Version-4.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-1-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/40\/Learn-Chemistry-Step-1-Version-4.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-1-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Ôn lại kiến thức Toán. Trong môn Hóa bạn sẽ cần áp dụng nhiều công thức và giải phương trình. Nếu không nhớ cách giải phương trình hàm số hay phương trình bậc 2, thì bạn nên ôn lại kiến thức đại số. Những kiến thức này sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề toán học tương tự khi học hóa. Một số khái niệm toán học bạn cần biết là:[1]
    • Phương trình đại số (viết phương trình và giải bài tập)
    • Số mũ
    • Số âm
    • Ký hiệu khoa học
    • Phân số
    • Hàm số logarit
  2. Step 2 Học cách đọc... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/eb\/Learn-Chemistry-Step-2-Version-4.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-2-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/eb\/Learn-Chemistry-Step-2-Version-4.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-2-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Học cách đọc và hiểu bảng tuần hoàn hóa học và hướng sắp xếp của nó. Để học giỏi hóa, bạn cần học về các nguyên tố. Cũng giống như học toán là phải biết đọc số, yếu tố sống còn trong môn hóa là khả năng đọc hiểu bảng tuần hoàn hóa học. Bạn sẽ cần phải hiểu cách sắp xếp của bảng tuần hoàn thì mới học được các khái nhiệm phức tạp khác trong môn Hóa. Một số hướng sắp xếp quan trọng bạn cần biết:
    • Độ âm điện
    • Năng lượng ion hóa
    • Bán kính nguyên tử
    • Ái lực Electron
  3. Step 3 Học các khái niệm cốt lõi và học cách giải toán theo từng bước. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0e\/Learn-Chemistry-Step-3-Version-4.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-3-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0e\/Learn-Chemistry-Step-3-Version-4.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-3-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Học các khái niệm cốt lõi và học cách giải toán theo từng bước. Điều này bắt đầu bằng việc hiểu hệ thống đo lường, phương pháp khoa học, danh pháp hóa học và cấu trúc nguyên tử. Lý do nhiều người thường thấy học hóa thật khó là vì họ không hiểu những khái niệm nền tảng trước khi bước vào học nâng cao hơn.
    • Nhiều khái niệm hóa học căn bản có thể học qua kho tài liệu được cung cấp miễn phí trên trang web của trường.[2]
    • Bạn cũng có thể đọc những sách hướng dẫn có ích như loạt sách "For Dummies" hay SparkNotes, có thể mua tại nhà sách địa phương.
    • Viết tay các khái niệm cần học.[3] Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu viết bằng tay, bạn sẽ dễ thuộc các khái niệm hơn.[4]
  4. Step 4 Làm thẻ ghi... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/94\/Learn-Chemistry-Step-4-Version-4.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-4-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/94\/Learn-Chemistry-Step-4-Version-4.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-4-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Làm thẻ ghi chú. Mỗi khi học được một từ hay khái niệm mới, hãy làm thẻ ghi chú cho nó. Cách này có ích cho việc học bảng tuần hoàn cũng như các nguyên tắc khác. Hãy xem lướt qua các thẻ ghi chú nhiều lần trong tuần để tâm trí ghi nhớ thông tin.
  5. Step 5 Áp dụng các kỹ thuật ghi nhớ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/54\/Learn-Chemistry-Step-5-Version-4.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-5-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/54\/Learn-Chemistry-Step-5-Version-4.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-5-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Áp dụng các kỹ thuật ghi nhớ. Hãy thử nghĩ tới các nguyên tố kèm theo một biểu tượng, chẳng hạn như quả táo hay trái bóng. Đó có thể là bất cứ thứ gì bạn có thể hình dung mỗi khi nhắc đến nguyên tố đó. Nghe có vẻ phản trực quan nhưng cách này giúp tạo liên kết mạnh mẽ và bạn sẽ dễ ghi nhớ các thông tin hơn.[5]
  6. Step 6 Tư duy 3 chiều. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/17\/Learn-Chemistry-Step-6-Version-4.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-6-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/17\/Learn-Chemistry-Step-6-Version-4.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-6-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Tư duy 3 chiều. Hãy dùng giáo cụ trực quan để giúp hiểu được bài học.[6] Chúng ta thường được dạy bằng sách giáo khoa với hình ảnh 2D các phân tử, nhưng nên nhớ hóa học tồn tại trong thế giới 3D. Hãy dùng mô hình 3D hoặc luyện trí não hình dung các cấu trúc phân tử ở hình dạng 3D.
    • Đại học Liverpool có một trang web tên là ChemTube 3D với kho ảnh động miễn phí có thể tương tác mô phỏng cấu trúc và các khái niệm hóa học. Trang web này có thể vận hành trên điện thoại lẫn máy tính bảng.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 4:

Đọc sách giáo khoa

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Hãy chọn một cuốn sách giáo khoa loại tốt có đề cập tất cả các khái niệm quan trọng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0a\/Learn-Chemistry-Step-7-Version-4.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-7-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0a\/Learn-Chemistry-Step-7-Version-4.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-7-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Hãy chọn một cuốn sách giáo khoa loại tốt có đề cập tất cả các khái niệm quan trọng. Đừng đọc sách ngoài sư phạm vì chúng được viết với văn phong rất dễ hiểu. Bạn sẽ nghĩ rằng bản thân đã hiểu môn hóa trong khi thật sự chưa nắm chắc được một nguyên lý cơ bản nào cả. [8] Để tìm được sách học tốt, hãy đến nhà sách trường đại học và xem thử sách nào được các giáo sư khuyến khích đọc.
  2. Step 2 Giải mọi bài tập bạn gặp được. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/1f\/Learn-Chemistry-Step-8-Version-2.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-8-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1f\/Learn-Chemistry-Step-8-Version-2.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-8-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Giải mọi bài tập bạn gặp được. Hãy luyện kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách giải các bài tập trong sách mỗi khi bắt gặp chúng. Những bài tập trong sách học thường được thêm vào để củng cố kiến thức của bạn về bài học. Hãy giải bài tập cho đến khi có được câu trả lời đúng và hiểu từng bước giải bài.[9]
  3. Step 3 Đừng bỏ đoạn nào. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/4f\/Learn-Chemistry-Step-9-Version-2.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-9-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/4f\/Learn-Chemistry-Step-9-Version-2.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-9-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Đừng bỏ đoạn nào. Bạn cần phải hiểu hết các nguyên lý. Nếu có gì đó khó hiểu, hãy dành thời gian tìm hiểu cho ra. Hãy tra mục lục để tìm nơi có câu trả lời cho thứ bạn chưa hiểu.
    • Nếu vẫn chưa tìm được manh mối, hãy nhờ gia sư hay một người bạn giỏi hóa hơn để giúp bạn. Bạn cũng có thể hỏi giáo viên hoặc giáo sư. Hãy viết ra những câu hỏi phát sinh khi đọc sách và hỏi giáo viên hay giáo sư ngày hôm sau.
  4. Step 4 Tự đặt câu hỏi cho bản thân về các công thức. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d1\/Learn-Chemistry-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d1\/Learn-Chemistry-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Tự đặt câu hỏi cho bản thân về các công thức. Mỗi khi học được một công thức mới, hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân để đảm bảo hiểu hoàn toàn khái niệm. Ghi nhớ công thức sẽ không giúp bạn áp dụng chúng đúng cách trong phòng thí nghiệm hay bài kiểm tra. Hãy tự đặt câu hỏi sau cho bản thân khi học được công thức mới:[10]
    • Công thức này miêu tả hệ thống hay phản ứng gì?
    • Ý nghĩa các biến thể và đơn vị của chúng là gì? (Các đơn vị giúp bạn hiểu những gì cần làm tiếp theo).
    • Khi nào và làm thể nào để áp dụng công thức này?
    • Tầm quan trọng của nó?
    Quảng cáo
Phương pháp 3 Phương pháp 3 của 4:

Làm thí nghiệm trong phòng lab

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Thực hành các khái niệm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/9f\/Learn-Chemistry-Step-11-Version-2.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-11-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/9f\/Learn-Chemistry-Step-11-Version-2.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-11-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Thực hành các khái niệm. Hãy tìm cơ hội để có thể biến những khái niệm hóa học trừu tượng thành sự thật trong phòng thí nghiệm, điều này giúp bạn hiểu chúng rõ hơn.[11] Nhiều người thấy rằng họ tiếp thu bài tốt hơn nhờ thực hành nó thay vì đọc bài suông.
  2. Step 2 Cố gắng nhìn... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c6\/Learn-Chemistry-Step-12-Version-2.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-12-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c6\/Learn-Chemistry-Step-12-Version-2.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-12-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Cố gắng nhìn ra mối liên kết giữa những gì nghiên cứu được trong phòng thí nghiệm với nội dung bạn đọc và học được từ sách. Nếu bạn đăng ký học môn Hóa, thì phòng thí nghiệm là nơi hỗ trợ cho nội dung bài học và bài giảng. Hãy chú ý kỹ tới bài tập trước và sau khi thí nghiệm, bởi có thể bạn sẽ bắt gặp những gì đã học trong bài kiểm tra.
  3. Step 3 Thực hành các phương pháp khoa học. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b0\/Learn-Chemistry-Step-13-Version-2.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-13-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b0\/Learn-Chemistry-Step-13-Version-2.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-13-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Thực hành các phương pháp khoa học. Hóa học là bộ môn khoa học thực hành thí nghiệm. Hãy nắm bắt mọi cơ hội để được học qua thực hành các bài thí nghiệm. Nó cho bạn cơ hội ôn lại kiến thức đo lường và phương trình. Làm thí nghiệm cũng sẽ rất vui. Quảng cáo
Phương pháp 4 Phương pháp 4 của 4:

Xây dựng thói quen học tốt

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Học ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/63\/Learn-Chemistry-Step-14-Version-2.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-14-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/63\/Learn-Chemistry-Step-14-Version-2.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-14-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Học ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. Ôn lại những gì đã học mỗi ngày sẽ giúp củng cố kiến thức. Học với thời lượng ngắn mỗi ngày trong tuần sẽ cho kết quả tốt hơn học dồn cả ngày trước kì thi.[12]
    • Cũng như các vận động viên luyện tập bộ môn thể thao của họ mỗi ngày để tiến bộ hơn, bạn cũng cần hành động tương tự đối với việc học và giỏi môn hóa.
    • Các khái niệm hóa học này được phát triển dựa trên nhau, vậy nên nếu bạn không hiểu một khái niệm này thì sẽ không thể hiểu được khái niệm khác được xây dựng từ khái niệm trước đó.
  2. Step 2 Hoàn thành mọi bài tập. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8b\/Learn-Chemistry-Step-15-Version-2.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-15-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8b\/Learn-Chemistry-Step-15-Version-2.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-15-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Hoàn thành mọi bài tập. Bài tập đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn hiểu được khái niệm và thi qua môn, chúng còn có thể ảnh hưởng đến thứ hạng chung của bạn. Nếu không hoàn thành hết mọi bài tập, bạn sẽ rất vất vả để hiểu các khái niệm và có thể thi trượt. Hãy đảm bảo hoàn thành và nộp mọi bài tập đúng hạn.
    • Nếu không biết cách làm bài, hãy sắp xếp thời gian để gặp thầy cô và nhờ giúp đỡ.
  3. Step 3 Đi học đầy đủ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b9\/Learn-Chemistry-Step-16-Version-2.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-16-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b9\/Learn-Chemistry-Step-16-Version-2.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-16-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Đi học đầy đủ. Cho dù đi học đủ có vẻ không cần thiết ở ngành hóa bậc đại học, nhưng nếu bạn bỏ học dù chỉ 1 buổi thì cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hiểu các khái niệm. Hãy đảm bảo đi học đầy đủ và đừng bỏ tiết nào trừ phi có việc khẩn cấp hay bị bệnh nặng.
    • Nếu bạn lỡ mất một buổi học, hãy sắp xếp để chép bài những bạn đi học ngày hôm ấy. Hãy trao đổi số điện thoại hoặc email với một vài bạn học để đảm bảo có thể liên lạc ai đó.
    • Đồng thời, hãy đảm bảo có được email của giáo sư để báo vắng mặt ngày hôm đó. Họ sẽ sẵn lòng cho bạn làm lại bài kiểm tra hôm đó trong giờ làm việc. Bạn cũng có thể ghé qua văn phòng họ vào giờ làm việc để xin thêm giúp đỡ nếu cần.
  4. Step 4 Ghi chép tốt. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/29\/Learn-Chemistry-Step-17-Version-2.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-17-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/29\/Learn-Chemistry-Step-17-Version-2.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-17-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Ghi chép tốt. Viết ra những thông tin quan trọng sẽ giúp bạn ghi nhớ chúng rõ hơn. Nếu đi học, hãy viết ra mọi khái niệm quan trọng trong bài giảng. Đồng thời cũng hãy viết ra những điểm trọng tâm. Cho dù tự thấy bản thân đã biết những kiến thức này, thì viết chúng ra giấy sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn.
  5. Step 5 Thành lập đôi bạn cùng tiến. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/6e\/Learn-Chemistry-Step-18.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-18.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/6e\/Learn-Chemistry-Step-18.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-18.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Thành lập đôi bạn cùng tiến. Hai cái đầu làm việc vẫn tốt hơn một. Việc học sẽ dễ dàng hơn khi bạn có người đồng hành. Nếu bạn cảm thấy vất vả với bài học nào đó, thì người bạn học cùng có thể giúp bạn hiểu bài bằng cách giảng cho bạn biết cách họ giải bài ra sao. Tương tự, bạn cũng có thể củng cố kiến thức của mình bằng cách giảng bài lại cho họ.
  6. Step 6 Nói chuyện với giáo sư. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8f\/Learn-Chemistry-Step-19.jpg\/v4-460px-Learn-Chemistry-Step-19.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8f\/Learn-Chemistry-Step-19.jpg\/v4-728px-Learn-Chemistry-Step-19.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Nói chuyện với giáo sư. Giáo viên hay giáo sư có giờ làm việc cố định. Hãy ghé qua chỗ họ và đặt câu hỏi về các nguyên tố của chất liệu mà bạn chưa hiểu. Giáo viên sẽ luôn vui vẻ giúp đỡ học sinh khi học nhờ.[13] Chỉ là đừng hỏi bài vào lúc 10 giờ 45 phút tối trước ngày thi và mong chờ được trả lời.
    • Giáo sư còn có thể cho bạn xem một bài thi cũ. Điều này giúp bạn xác định loại câu hỏi có thể bắt gặp trong bài kiểm tra mà không cần cho bạn biết câu hỏi nào sẽ ra trong đề.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng căng thẳng khi phạm lỗi. Lỗi lầm chỉ là một phần trong quá trình học. Ai cũng phạm lỗi cả.
  • Lên kế hoạch học 15 tiếng một tuần nếu Hóa là môn học chính của bạn.
  • Hãy biết nghỉ ngơi! Học hóa cần phải suy nghĩ rất nhiều. Hãy đảm bảo ngủ đủ và nghỉ ngơi trước khi bắt tay vào học.
  • Khi làm bài kiểm tra, hãy bắt đầu với những câu hỏi cao điểm nhất và cho bản thân nhiều thời gian hơn để giải những câu này.

Bài viết wikiHow có liên quan

Cân bằng Phương trình Hóa họcCách đểCân bằng Phương trình Hóa học Tính số proton, nơ tron và electronCách đểTính số proton, nơ tron và electron Tính độ âm điệnCách đểTính độ âm điện Tính số electron hóa trịCách đểTính số electron hóa trị Chuyển đổi đơn vị từ gam sang molCách đểChuyển đổi đơn vị từ gam sang mol Tìm số nơtron trong nguyên tửCách đểTìm số nơtron trong nguyên tử Tính số electronCách đểTính số electron Tính nồng độ dung dịchCách đểTính nồng độ dung dịch Tính độ hấp thụ molCách đểTính độ hấp thụ mol Tính Entanpy của Phản ứng Hóa họcCách đểTính Entanpy của Phản ứng Hóa học Tính áp suất hơiCách đểTính áp suất hơi Đọc bảng tuần hoàn hóa họcCách đểĐọc bảng tuần hoàn hóa học Quảng cáo

Tham khảo

  1. https://www.thoughtco.com/how-to-pass-chemistry-class-607843
  2. https://www.shodor.org/unchem/basic/
  3. http://www.upb.pitt.edu/uploadedFiles/Study%20Tips%20for%20Chemistry%20Students.pdf
  4. http://www.scientificamerican.com/article/a-learning-secret-don-t-take-notes-with-a-laptop/
  5. http://www.masterorganicchemistry.com/2014/03/10/how-to-apply-memory-techniques-in-learning-organic-chemistry/
  6. http://www.collegeatlas.org/chemistry-study-tips.html
  7. http://www.chemtube3d.com/
  8. http://chemistry.about.com/od/studyskills/a/How-To-Learn-Chemistry-Fast.htm
  9. http://www.chem.ucla.edu/harding/study_hints.html
Hiển thị thêm
  1. http://www.virtualed.org/kirkman/study2.html
  2. http://www.dartmouth.edu/~acskills/videos/video_chem.html
  3. https://www.examtime.com/blog/how-to-study-chemistry/
  4. http://www.chem.ucla.edu/harding/study_hints.html

Về bài wikiHow này

Meredith Juncker, PhD Cùng viết bởi: Meredith Juncker, PhD Nghiên cứu sinh Hóa sinh và Sinh học phân tử Bài viết này đã được cùng viết bởi Meredith Juncker, PhD. Meredith Juncker là nghiên cứu sinh về Hóa sinh và Sinh học phân tử tại Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học bang Louisiana. Các nghiên cứu của cô tập trung vào protein và các bệnh thoái hóa thần kinh. Bài viết này đã được xem 7.583 lần. Chuyên mục: Hóa học Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Nga Tiếng Italy Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Nhật Tiếng Thái Tiếng Hàn
  • In
Trang này đã được đọc 7.583 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Cân bằng Phương trình Hóa họcCách đểCân bằng Phương trình Hóa họcTính số proton, nơ tron và electronCách đểTính số proton, nơ tron và electronTính độ âm điệnCách đểTính độ âm điệnTính số electron hóa trịCách đểTính số electron hóa trị

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Tìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhCách đểTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhEmoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Emoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Phù phép trong MinecraftCách đểPhù phép trong MinecraftBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Cách đểBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Chuyển từ thập phân sang thập lục phânCách đểChuyển từ thập phân sang thập lục phânDùng thẻ màu chữ trên HTMLCách đểDùng thẻ màu chữ trên HTML

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên Instagram

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách để tìm một người trên TinderĂn chuối để thải độc đường ruộtĂn chuối để thải độc đường ruột5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Tại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạnPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn wikiHow
  • Chuyên mục
  • Giáo dục và Truyền thông
  • Khoa học và Công nghệ
  • Hóa học
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--489

Từ khóa » Cách Học Giỏi Hóa