Cách để Khắc Phục Chứng Buồn Nôn Ban đêm - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Roy Nattiv, MD. Roy Nattiv là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Los Angeles, California. Nattiv specializes chuyên điều trị các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng ở trẻ em như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm, suy dinh dưỡng, chứng loạn khuẩn ở ruột non, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Nattiv tốt nghiệp Đại học California, Berkeley và nhận bằng bác sĩ y khoa (MD) tại Trường Y khoa Sackler ở Tel Aviv, Israel. Sau đó, ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Montefiore, Đại học Y Albert Einstein. Nattiv tiếp tục hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và được đào tạo về tiêu hóa nhi khoa, gan mật và dinh dưỡng tại Đại học California, San Francisco (UCSF). Anh từng là học viên nghiên cứu sinh của Viện Y học Tái sinh California (CIRM) và đã được Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa, Gan và Dinh dưỡng Bắc Mỹ (NASPGHAN) trao giải thưởng cho công trình nghiên cứu về viêm loét đại trang ở trẻ em. Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 9.211 lần.
Trong bài viết này: Giảm các triệu chứng buồn nôn Ăn đúng cách Uống đúng cách Đến gặp bác sĩ Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoỞ nhiều người, chứng buồn nôn ban đêm có liên quan đến tình trạng nôn oẹ vào buổi sáng do thai nghén hoặc do phản ứng trong quá trình hoá trị liệu chữa ung thư. Tuy nhiên, hiện tượng này còn do nhiều nguyên nhân khác. Thức ăn, bệnh cúm dạ dày hoặc căng thẳng đôi khi cũng gây buồn nôn, đặc biệt là vào ban đêm trước khi ngủ. Chứng buồn nôn ban đêm có thể khiến bạn khó ngủ, nhưng có một số cách để giảm nhẹ triệu chứng này để bạn có thể ngủ ngon và buổi sáng thức dậy với cảm giác khoẻ khoắn.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 4:Giảm các triệu chứng buồn nôn
Tải về bản PDF- 1 Thử bấm huyệt. Bạn có thể chữa khỏi cơn buồn nôn bằng cách bấm vào huyệt có tác dụng giảm triệu chứng say tàu xe. Huyệt này gọi là huyệt Nội Quan (PC6) ở cổ tay. Bạn có thể tìm huyệt Nội Quan bằng cách ngửa bàn tay và đặt 3 ngón tay lên các nếp gấp trên cổ tay. Khu vực này sẽ được tác động qua lực ấn của các ngón tay.[1]
- 2 Sử dụng băng chống say tàu xe. Loại băng này được thiết kế có tác dụng tương tự như liệu pháp bấm huyệt để chống cảm giác say xe, thường có bán tại các hiệu thuốc và các cửa hàng bán đồ du lịch. Băng chống say tàu xe thường có hình dạng như băng ngăn mồ hôi, được đeo quanh cổ tay tại huyệt Nội Quan, có gắn nửa viên bi nhỏ liên tục ấn vào huyệt.[2]
- 3 Sử dụng liệu pháp mùi hương. Oải hương và bạc hà cay là hai loại thảo mộc hiệu quả nhất trong việc làm dịu dạ dày và giảm buồn nôn. Bạn có thể sử dụng oải hương và bạc hà cay dưới dạng tinh dầu bằng cách thoa vào cổ tay hoặc nhỏ vài giọt vào mặt nạ làm dịu da, hoặc thử thắp nến thơm mùi oải hương và bạc hà cay.
- 4 Tránh các mùi hương nồng. Đôi khi một số mùi có thể gây cảm giác buồn nôn, chẳng hạn như thức ăn, nước hoa có hương nồng hoặc mùi thối rữa. Bạn nên giữ cho phòng thoáng khí (đặc biệt là bếp và phòng ăn) để ngăn ngừa tình trạng này.[3] Quảng cáo
Ăn đúng cách
Tải về bản PDF- 1 Cố gắng áp dụng chế độ ăn BRAT (các chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Banana (chuối), Rice (cơm), Applesauce (sốt táo) và Toast (bánh mì nướng). Chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng là các thức ăn đã được chứng minh là có tác dụng phòng chống tiêu chảy, nhưng chúng cũng có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn. Chế độ ăn BRAT không được khuyến khích áp dụng trong thời gian dài, bởi nó không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Khi chứng buồn nôn đã giảm, bạn cần bắt đầu ăn thêm rau và hoa quả tươi, sau đó trở lại với chế độ ăn bình thường.[4]
- 2 Thử ăn thức ăn nhạt. Nếu thấy chế độ ăn BRAT là quá nghiêm ngặt, bạn có thể ăn thêm các thức ăn nhạt khác. Cảm giác buồn nôn có thể tệ hơn khi bạn ăn thức ăn có nhiều gia vị. Cho dù nghe không hấp dẫn lắm, bạn cũng nên cố gắng ăn bánh quy mặn hoặc bánh mì để giúp ổn định dạ dày.
- 3 Ăn sớm trước giờ ngủ một thời gian. Cảm giác buồn nôn có thể tăng khi bạn ăn ngay trước khi ngủ, vì vậy hãy để cơ thể có đủ thời gian tiêu hoá hết bữa ăn trước giờ ngủ. Chứng ợ nóng cũng dễ xảy ra hơn khi bạn ăn quá sát giờ ngủ.[5]
- 4 Ăn nhiều bữa nhỏ trong cả ngày. Tuy rằng chứng buồn nôn thường xảy ra ban đêm, bạn có thể ngăn ngừa buồn nôn bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Giữ cho dạ dày luôn có thức ăn cũng là cách để ngăn ngừa chứng buồn nôn trở nên trầm trọng hơn.[6]
- 5 Kiêng các món nhiều dầu mỡ và gia vị. Các món ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ thường khiến chứng buồn nôn trầm trọng hơn. Cơ thể bạn cũng sẽ khó xử lý những thức ăn như vậy. Tốt nhất là bạn nên ăn các thức ăn nhẹ và lành mạnh (hoa quả và rau tươi) để giúp cơ thể hoạt động trơn tru. Quảng cáo
Uống đúng cách
Tải về bản PDF- 1 Uống nhiều nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể là một trong những bước quan trọng nhất để chống buồn nôn. Bạn hãy uống thêm 480 ml nước nữa vào ban đêm thêm vào lượng nước vẫn uống thường ngày.[7]
- 2 Uống trà. Nhiều bác sĩ khuyên uống trà gừng hoặc bạc hà cay như một liệu pháp chữa buồn nôn. Các loại trà này và hương thơm của chúng có thể giúp làm dịu dạ dày. Bạn cũng có thể thử dùng gừng hoặc bạc hà cay ở các dạng khác nhau - gừng khá phổ biến trong các món ăn, hoặc kẹo bạc hà cũng có thể giúp ích.[8]
- 3 Thử xem nước uống có ga có giúp ích không. Nhiều người nhận thấy bọt sủi trong nước uống có gas có thể giúp ổn định dạ dày. Bạn có thể chọn bia gừng hoặc nước ngọt có ga hương cam chanh. Bạn nên uống chừng mực, vi nước soda không lành mạnh lắm. Một cốc nhỏ kèm theo vài chiếc bánh quy mặn hoặc các thức ăn nhạt khác đôi khi cũng giúp ích.[9] Quảng cáo
Đến gặp bác sĩ
Tải về bản PDF-
- Prochlorperazine là thuốc chống buồn nôn thông dụng nhất. Thuốc có tác dụng tương đối tốt trong trường hợp buồn nôn và các chứng rối loạn đường tiêu hoá khác, nhưng không có tác dụng nhiều đối với chứng buồn nôn do hoá trị liệu.
- Metoclopramide và ondansetron là hai loại thuốc chống buồn nôn khác mà bác sĩ có thể kê toa.
- Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
1 Uống thuốc do bác sĩ kê toa. Một số trường hợp buồn nôn sẽ chỉ đáp ứng với thuốc. Bạn cần tuân theo phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định và chú ý đến các tác dụng phụ - nhiều loại thuốc chống buồn nôn gây buồn ngủ.[10] -
- Các tác dụng phụ khó chịu của cần sa bao gồm: chóng mặt, khô miệng, tụt huyết áp và trầm cảm.
2 Cân nhắc sử sụng cần sa nếu hợp pháp. Ở Mỹ, nếu bạn sống trong bang cho phép sử dụng cần sa hợp pháp, có thể nhiều bác sĩ sẽ kê toa cần sa để điều trị chứng buồn nôn liên quan đến hoá trị liệu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cần sa có thể giúp chống buồn nôn hiệu quả. Nhớ rằng cần sa có nhiều dạng – dạng kẹo hoặc loại ăn được có thể là lựa chọn tốt. Bạn hãy hỏi xem liệu bác sĩ có thể kê toa cho bạn không.[11] - 3 Đi khám bệnh nếu bạn bị buồn nôn nghiêm trọng và tái đi tái lại. Nếu chứng buồn nôn kéo dài quá 1 tháng và nôn kéo dài quá 2 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám nếu bị sụt cân không rõ nguyên nhân. Bác sĩ có thể giúp bạn áp dụng chế độ ăn khác, thậm chí dùng thuốc điều trị..[12]
-
- Đau ngực
- Sốt cao
- Co thắt
- Bã nôn có mùi phân
- Ngất xỉu
- Lú lẫn
- Mờ mắt
4 Theo dõi các triệu chứng. Bạn sẽ cần đến bác sĩ hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt nếu bị buồn nôn trầm trọng kèm với một số triệu chứng khác. Hãy hành động nhanh nếu bạn bị buồn nôn kèm theo:[13] -
- Đau đầu dữ dội (như chưa bao giờ đau như vậy)
- Không thể giữ được thức ăn hoặc nước uống trong vòng 12 giờ
- Bã nôn có màu xanh, có máu hoặc trông như bã cà phê
- Có các triệu chứng mất nước (khát nước dữ dội, nước tiểu sậm màu, chóng mặt, v.v…)
5 Tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu có một số triệu chứng kèm với buồn nôn. Trong trường hợp này, có thể bạn cần đến phòng cấp cứu hoặc đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Hãy theo dõi các triệu chứng sau đây đi kèm chứng buồn nôn vì chúng có thể rất nguy hiểm:
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểHút Thuốc lá Cách đểKích thích đi tiểu Cách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể Cách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử Cách đểTỉnh cần sa Cách đểKhỏi đau tay khi viết nhiều Cách đểNgừng hút cần sa Cách đểNôn sao cho dễ chịu nhất Cách đểKiểm tra sức khỏe thông qua màu phân Cách đểBẻ Đốt sống Lưng Cách đểLấy tóc ra khỏi họng Cách đểNgất xỉu An toàn Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.cancercenter.com/discussions/blog/using-natural-remedies-to-treat-cancer-patients-with-nausea/
- ↑ http://www.sea-band.com/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
- ↑ http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/food-nutrition/weight-loss/brat-diet-recovering-from-an-upset-stomach.html
- ↑ https://sleepfoundation.org/bedroom/taste.php
- ↑ http://www.cancercenter.com/discussions/blog/using-natural-remedies-to-treat-cancer-patients-with-nausea/
- ↑ http://www.home-remedies-for-you.com/remedy/Nausea.html
- ↑ http://www.cancercenter.com/discussions/blog/using-natural-remedies-to-treat-cancer-patients-with-nausea/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/basics/lifestyle-home-remedies/con-20033445
- ↑ http://www.drugs.com/condition/nausea-vomiting.html
- ↑ http://medicalmarijuana.procon.org/view.answers.php?questionID=000137
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Roy Nattiv, MD Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Bài viết này đã được cùng viết bởi Roy Nattiv, MD. Roy Nattiv là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Los Angeles, California. Nattiv specializes chuyên điều trị các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng ở trẻ em như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm, suy dinh dưỡng, chứng loạn khuẩn ở ruột non, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Nattiv tốt nghiệp Đại học California, Berkeley và nhận bằng bác sĩ y khoa (MD) tại Trường Y khoa Sackler ở Tel Aviv, Israel. Sau đó, ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Montefiore, Đại học Y Albert Einstein. Nattiv tiếp tục hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và được đào tạo về tiêu hóa nhi khoa, gan mật và dinh dưỡng tại Đại học California, San Francisco (UCSF). Anh từng là học viên nghiên cứu sinh của Viện Y học Tái sinh California (CIRM) và đã được Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa, Gan và Dinh dưỡng Bắc Mỹ (NASPGHAN) trao giải thưởng cho công trình nghiên cứu về viêm loét đại trang ở trẻ em. Bài viết này đã được xem 9.211 lần. Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Nga Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Pháp Tiếng Đức Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Hàn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Thái Tiếng Hà Lan- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểHút Thuốc láCách đểKích thích đi tiểuCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xửTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Sức khỏe Tổng quan
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--418Từ khóa » Hiện Tượng Buồn Nôn Về đêm
-
Cảm Thấy Buồn Nôn Vào Ban đêm: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc ...
-
Buồn Nôn Vào Ban đêm Là Bệnh Gì? Khi Nào Cần đi Khám Bác Sĩ
-
Buồn Nôn Ban đêm Do đâu - Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Cơ Thể Có Dấu Hiệu Này Vào Ban đêm, Bạn Cần đi Khám Ngay Nếu ...
-
Buồn Nôn Có Thể Là Dấu Hiệu Chỉ điểm Bệnh
-
Đau Bụng Về đêm: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Cải Thiện - Hello Bacsi
-
Triệu Chứng Mất Ngủ Buồn Nôn Cảnh Báo Bệnh Lý Gì? | TCI Hospital
-
Nguyên Nhân Khiến Bà Bầu Buồn Nôn Về đêm Và Cách Xử Lý - TutiCare
-
Buồn Nôn Và Nôn Trong Giai đoạn Sớm Của Thai Kỳ - MSD Manuals
-
Mất Ngủ Buồn Nôn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì, điều Trị Như Thế Nào?
-
Trẻ 5 Tuổi Bị Nôn Về đêm Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả - Fitobimbi
-
Mất Ngủ, Chóng Mặt, Buồn Nôn - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Nguyên Nhân đau Dạ Dày Lúc Nửa đêm & Cách Giảm đau Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Khi Bị đau đầu Buồn Nôn | Hapacol