Cách để Khóc Ngay Tại Chỗ - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ben Whitehair. Ben Whitehair là chuyên gia truyền thông xã hội, giáo viên dạy diễn xuất và giám đốc công nghệ thông tin (CIO) của TSMA Consulting. Với hơn mười năm kinh nghiệm về không gian truyền thông xã hội, anh chuyên tận dụng truyền thông xã hội vào hoạt động kinh doanh và xây dựng các mối quan hệ. Anh cũng tập trung vào tác động của truyền thông xã hội đối với nền công nghiệp giải trí. Ben tốt nghiệp loại xuất sắc từ Đại học Colorado tại Boulder với bằng cử nhân về nghệ thuật sân khấu và khoa học chính trị và có giấy chứng nhận về kỹ năng lãnh đạo. Bên cạnh công việc là một CIO, Ben còn là huấn luyện viên về kinh doanh và cách tư duy, thành viên ủy ban quốc gia của SAG-AFTRA. Anh cũng là một người khởi nghiệp thành công với vai trò người đồng sáng lập Working.Actor - học viện kinh doanh và huấn luyện diễn viên. Có 10 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 242.317 lần.
Trong bài viết này: Tạo ra nước mắt Nghĩ về những sự việc khiến bạn muốn khóc Nâng cao kỹ thuật khóc Bài viết có liên quan Tham khảoDù bạn là diễn viên hay đang cần có vài giọt nước mắt để làm cho câu chuyện sướt mướt của mình thêm phần thuyết phục thì việc biết cách làm sao để khóc ngay tại chỗ sẽ là một kỹ năng hữu ích. Chỉ cần luyện tập một chút, chẳng mấy chốc bạn sẽ khóc được theo ý muốn.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:Tạo ra nước mắt
Tải về bản PDF-
- Nếu có quạt máy ở gần đó, bạn hãy cố gắng đứng sao cho gió thổi vào mắt để kích thích nước mắt chảy ra.
- Nước mắt còn xuất hiện nhanh hơn nếu bạn có thể nhìn chằm chằm vào ánh sáng mạnh.
1 Mở mắt càng lâu càng tốt. Khi phải mở liên tục, mắt sẽ khô đi và bắt đầu xót. Dần dần, tình trạng khô mắt sẽ kích thích nước mắt dâng lên, vì vậy bạn hãy cố gắng đừng chớp mắt cho đến khi cảm thấy nước mắt bắt đầu hình thành.[1] -
- Chạm nhẹ ngón tay trỏ vào con ngươi trong mắt. Điều này sẽ khiến mắt bị kích ứng và có thể dẫn đến chảy nước mắt. Tuy nhiên bạn cần cẩn thận, đừng để lỡ tay chọc vào mắt.
2 Dụi mắt. Nhắm mắt và dụi nhẹ lên mí mắt khoảng 25 giây, sau đó mở mắt ra và nhìn chăm chú vào vật nào đó cho đến khi nước mắt bắt đầu lăn xuống. Có thể bạn phải tập luyện một chút mới làm được điều này, nhưng khi đã quen thì cách này rất hiệu quả. Khi dụi mí mắt, bạn sẽ làm cho vùng da xung quanh mắt đỏ lên, nhưng nhớ đừng dụi quá mạnh kẻo làm tổn thương mắt.[2] -
- Thử nín thở khi bạn cắn vào bên trong miệng, điều này có thể giúp bạn tập trung vào cảm giác đau.
- Bạn cũng có thể tự cấu vào phần nhạy cảm trên cơ thể như đùi hoặc vùng da giữa ngón tay cái và ngón trỏ.
3 Cắn bên trong môi. Cảm giác hơi đau thường sẽ khiến nước mắt trào lên, và bạn có thể lợi dụng điều này nếu muốn khóc ngay tại chỗ. Mẹo này đặc biệt hữu ích nếu bạn vừa cắn môi vừa nghĩ đến chuyện buồn.[3] -
- Bạn cũng có thể dùng thuốc nhỏ mắt để giả vờ như gương mặt đang nhạt nhòa nước mắt. Bạn chỉ việc nhỏ thuốc nhỏ mắt vào góc mắt để thuốc chảy xuống mặt như thật.
4 Bôi vào bên dưới mắt một chất kích thích chảy nước mắt. Bạn hãy bắt chước các ngôi sao điện ảnh, dùng thỏi menthol tạo nước mắt thoa nhẹ vào bên dưới mắt. Phương pháp này có thể làm cay mắt, nhưng trông rất giống thật. Tuy nhiên bạn cần thật cẩn thận, đừng bôi vào trong mắt.[4] -
- Nếu bạn có thể trốn sang một phòng khác một lúc, hãy vớ lấy vài lát hành và đưa lại gần mắt. Khi nước mắt bắt đầu chảy ra, bạn hãy quay trở lại chỗ mọi người đang nói chuyện.
5 Cắt hành. Cắt một củ hành chưa rửa là cách rất hiệu quả để kích thích chảy nước mắt. Phương pháp này có lẽ là tốt nhất khi bạn diễn kịch, nhưng trong thực tế thì thật khó mà khiến mọi người tin những giọt nước mắt của bạn là thật nếu bạn lấy ra một củ hành và cắt trước khi dòng nước mắt bắt đầu tuôn xuống![5] - 6 Thử tự ép mình ngáp. Ngáp sẽ khiến nước mắt trào lên, và nếu ngáp đủ thì bạn có thể chảy nước mắt. Bạn có thể dùng đồ vật nào đó để che miệng khi ngáp. Bạn cũng có thể ngáp mà không mở miệng để trông thật hơn. Quảng cáo
Nghĩ về những sự việc khiến bạn muốn khóc
Tải về bản PDF-
- Những yếu tố gây xúc động khác có thể bao gồm những sự việc như: bạn đánh mất một thứ thật quý giá, gặp rắc rối với bố mẹ, hoặc mất đi một điều gì đó mà bạn đã phải phấn đấu cật lực mới đạt được.
1 Nghĩ về lần bạn cảm thấy thực sự xúc động. Nếu có lúc nào đó bạn cần khóc thì việc hồi tưởng lại một khoảnh khắc buồn có thể đặt bạn vào tâm trạng muốn khóc. Ví dụ, bạn có thể nhớ lại sự ra đi của một người thân yêu hoặc một cuộc chia tay đầy đau khổ để tìm lại cảm giác.[6] -
- Một khi đã chạm được vào cảm xúc đó, bạn hãy để cho cảm giác yếu đuối tuôn tràn thành những giọt nước mắt sợ hãi.
- Ví dụ, một bài tập thông thường trong các lớp học kịch là tưởng tượng mình là một đứa trẻ bị bỏ rơi.[8]
2 Tưởng tượng rằng mình yếu ớt và không có nơi nào để bấu víu. Nhiều người mang trong lòng nỗi sợ rằng họ không mạnh mẽ như họ tưởng. Việc hình dung rằng bạn thật nhỏ bé và yếu ớt có thể đem đến cảm giác dễ bị dễ tổn thương khiến bạn thực sự rơi nước mắt.[7] -
- Ví dụ, bạn có thể thử nghĩ về những chú chó con bị bỏ rơi bên lề đường. Bạn muốn cứu tất cả, nhưng lại chỉ có thể ôm được một con. Khi ôm chú cún mà bạn phải cứu trong tay, bạn nhìn lại những chú cún con còn lại mà bạn không thể ôm xuể.
3 Hình dung cảnh buồn thảm bằng trí tưởng tượng của bạn. Đôi khi, sự hồi tưởng về những trải nghiệm buồn trong quá khứ có thể dẫn đến những cảm xúc thật mà bạn rất khó vượt qua. Trong trường hợp này, bạn hãy cố gắng tưởng tượng một điều gì đó thật xúc động có thể xảy ra thay vì nghĩ về những sự việc cá nhân.[9] -
- Miễn là bạn không mỉm cười, sẽ không ai biết bạn khóc vì hạnh phúc hay buồn khổ.
4 Rơi nước mắt vui sướng nếu bạn không muốn có cảm giác buồn. Thử tưởng tượng nước mắt hạnh phúc đang dâng đầy đôi mắt bạn, như lần bạn được ai đó tặng một món quà đầy ý nghĩa, như khoảnh khắc người cựu chiến binh trở về đoàn tụ với gia đình, hay như khi một người nào đó chiến thắng được nghịch cảnh.[10]
Nâng cao kỹ thuật khóc
Tải về bản PDF-
- Hạ hai góc môi xuống một chút.
- Cố gắng nâng hai góc trong của chân mày hơi cao lên.
- Nhăn cằm giống như khi người ta sắp sửa òa lên khóc. Nét mặt này có thể trông có vẻ giả tạo nếu bạn làm quá đà, thế nên hãy cố làm sao tinh tế một chút.
1 Tạo vẻ mặt như đang khóc thật. Kỹ thuật này bao gồm nhắm mắt và hơi nhăn mặt một chút – bạn chỉ cần tưởng tượng mình đang xúc động bằng cách nhớ lại nét mặt của bạn khi đang khóc thực sự. Nếu không biết vẻ mặt của mình lúc đó như thế nào, bạn hãy soi gương, giả vờ như đang khóc và chú ý đến cảm giác của các cơ mặt. -
- Nếu không ai nhìn thấy, bạn hãy chạy tại chỗ vài phút để có biểu hiện như hụt hơi. Hành động này cũng khiến cho làn da bạn trông lem nhem thường thấy khi người ta khóc.
2 Tập trung vào hơi thở. Hơi thở là một phần của cách diễn xuất khiến mọi người tin rằng bạn đang xúc động. Bắt đầu nức nở bằng cách khóc thành tiếng, đồng thời hít thở sâu. Hít vào liên tục như thể bạn đang lên cơn thở nhanh. Thỉnh thoảng nấc lên một chút để nghe như thật.[11] -
- Bạn cũng có thể cắn môi như thể đang cố hết sức ngăn dòng nước mắt.
- Nhìn đi nơi khác, cố gắng vờ như bạn không khóc để đạt được mục đích giả như thật!
3 Cúi đầu hoặc che mặt để trông có vẻ thật hơn. Khi đã tạo ra được nước mắt, diễn được gương mặt khóc và lên cơn thở nhanh, bạn có thể thêm vào vài biểu cảm nữa như giấu mặt trong hai bàn tay, gục đầu xuống bàn hoặc cúi đầu sao cho trông có vẻ thật buồn. -
- Điều này về cơ bản cũng giống như dùng tinh thần để lấn át thể chất, và bạn càng thể hiện ra ngoài thì cơ thể bạn càng tuân theo ý chí để tạo ra các hiệu ứng như ý muốn.
4 Thêm vào tiếng rên rỉ để nghe như đang khóc. Các dây thanh sẽ căng khi bạn khóc. Hiện tượng này sẽ dẫn những âm thanh khản đặc hoặc rên rỉ nếu bạn cố nói chuyện khi đang khóc. Bạn hãy cố gắng làm như đang nghẹn lời và hít vào thật lâu để tạo thêm hiệu ứng. - 5 Gạt bỏ những gì xảy ra xung quanh. Nếu muốn khóc được theo ý muốn, bạn cần thả lỏng, hít thở và tập trung vào lý do buộc bạn phải khóc. Bằng việc gạt bỏ những yếu tố gây phân tâm, bạn có thể đào sâu hơn vào cảm xúc mà bạn đang thể hiện.[12]
-
- Cách này có hiệu quả nhất khi bạn diễn xuất trên sân khấu và khán giả không ngồi đủ gần để nhìn thấy nước mắt hoặc không quan sát kỹ được từng chi tiết trên gương mặt bạn.
- Đảm bảo không phát ra âm thanh, bằng không bạn sẽ bị lộ tẩy là đang cười! Nếu lỡ bật ra tiếng cười, bạn hãy nối tiếp ngay bằng tiếng khóc như tiếng nức nở hoặc sụt sùi, nhưng đừng cường điệu quá.
6 Giấu mặt trong lòng bàn tay và cười nếu bạn không cảm thấy buồn. Đôi khi rất khó biết một người nào đó đang cười hay khóc nếu họ thực hiện đúng cách. Trong lúc che mặt, bạn hãy rung đôi vai và cố gắng làm cho mắt đỏ lên một chút bằng cách dụi mắt vào bàn tay và đừng mỉm cười khi bỏ tay ra khỏi mặt.
Lời khuyên
- Cung cấp nước cho cơ thể. Nếu trong cơ thể không có đủ nước, bạn sẽ không thể tạo ra nước mắt được.
- Cố ngăn nước mắt. Nếu bạn thấy khó mà khóc được, đôi khi không khóc mà làm như đang cố gắng kìm nước mắt lại tốt hơn, nhất là khi bạn vẫn thường tỏ ra "cứng cỏi". Điều này cũng có thể đáng tin hơn, vì trông bạn dường như còn dễ bị tổn thương hơn.
- Thử khóc khi xem cảnh phim có diễn viên đang khóc để luyện tập.
- Thử chớp mắt nhanh; đôi khi cách này có thể làm chảy nước mắt.
- Đừng diễn quá đà hoặc quá lộ liễu vì bạn có thể khiến người mà bạn đang muốn thuyết phục nghi ngờ. Hãy thể hiện như mình không muốn khóc trước mặt họ và tỏ ra hơi ngượng ngùng. Thậm chí bạn có thể xin lỗi vì đã khóc!
- Đừng cường điệu, mọi người có thể nghĩ rằng bạn đang khóc giả vờ.
Cảnh báo
- Đừng cố biểu cảm nét mặt không quen thuộc khiến bạn cảm thấy không thoải mái; thay vì thế, bạn hãy thư giãn các cơ trên mặt.
- Đừng bao giờ nhìn vào mặt trời để cố tạo ra nước mắt - phần lớn thời gian trong ngày, mặt trời phát ra bức xạ đủ để hủy hoại thị lực của bạn!
- Nếu dùng thỏi tạo nước mắt hoặc bất kỳ chất tạo nước mắt nào khác, bạn đừng để lọt vào mắt để tránh bị tổn thương thị lực!
- Nếu bạn kẻ mắt màu đậm thì gần như chắc chắn là nước mắt sẽ làm hỏng mỹ phẩm kẻ mắt, và bạn sẽ phải trang điểm lại, nhưng mặt khác thì mascara nhòe nhoẹt có thể giúp tăng hiệu quả.
- Đừng gây kích ứng mắt quá mức. Bạn có thể làm tổn thương mắt nếu không cẩn thận.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểGiả vờ ngất Cách đểVượt qua Chứng Sợ Sân khấu Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://kidshealth.org/en/kids/eyes-water.html
- ↑ http://www.health.com/eye-health/eye-care-mistakes
- ↑ https://www.independent.co.uk/life-style/health-and-families/features/why-do-we-cry-the-science-of-tears-9741287.html
- ↑ https://www.cinemablend.com/television/Secret-Trick-Crying-Command-According-Anna-Faris-98487.html
- ↑ https://www.nytimes.com/2017/09/05/science/onions-crying-chemicals.html
- ↑ https://www.backstage.com/advice-for-actors/how-to-cry-on-cue/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25928892
- ↑ https://www.nytimes.com/2015/02/22/magazine/how-to-cry-on-command.html
- ↑ https://www.backstage.com/advice-for-actors/how-to-cry-on-cue/
- ↑ https://www.nyfa.edu/student-resources/how-to-cry-on-cue/
- ↑ https://healthfully.com/causes-double-breathing-after-crying-8384693.html
- ↑ https://www.backstage.com/advice-for-actors/how-to-cry-on-cue/
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Ben Whitehair Giáo viên dạy diễn xuất Bài viết này đã được cùng viết bởi Ben Whitehair. Ben Whitehair là chuyên gia truyền thông xã hội, giáo viên dạy diễn xuất và giám đốc công nghệ thông tin (CIO) của TSMA Consulting. Với hơn mười năm kinh nghiệm về không gian truyền thông xã hội, anh chuyên tận dụng truyền thông xã hội vào hoạt động kinh doanh và xây dựng các mối quan hệ. Anh cũng tập trung vào tác động của truyền thông xã hội đối với nền công nghiệp giải trí. Ben tốt nghiệp loại xuất sắc từ Đại học Colorado tại Boulder với bằng cử nhân về nghệ thuật sân khấu và khoa học chính trị và có giấy chứng nhận về kỹ năng lãnh đạo. Bên cạnh công việc là một CIO, Ben còn là huấn luyện viên về kinh doanh và cách tư duy, thành viên ủy ban quốc gia của SAG-AFTRA. Anh cũng là một người khởi nghiệp thành công với vai trò người đồng sáng lập Working.Actor - học viện kinh doanh và huấn luyện diễn viên. Bài viết này đã được xem 242.317 lần. Chuyên mục: Nhà hát và sân khấu kịch Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Séc Tiếng Thái Tiếng Ả Rập Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Hindi Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểGiả vờ ngấtCách đểVượt qua Chứng Sợ Sân khấuCách đểKhóc giả vờCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệt17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạnXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramCác bài viết hướng dẫn phổ biến
Cách đểLấy Mật khẩu Facebook của Người khácCách đểThổi bong bóng bằng kẹo cao suCách đểCăn giữa văn bản trên Microsoft WordCách đểGấp hộp giấyCách đểChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCCách đểChép tài liệu từ máy tính sang USBCác bài viết hướng dẫn nổi bật
15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minhChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bèCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản InstagramKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò5 cách để tìm một người trên TinderCác bài viết hướng dẫn nổi bật
5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi11 cách dễ dàng để khen vẻ ngoài của một chàng trai70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào- Chuyên mục
- Nghệ thuật và Giải trí
- Nhà hát và sân khấu kịch
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--349Từ khóa » Khóc Trong 5 Giây
-
Trường Giang Phô Diễn Khả Năng Khóc Trong 5 Giây | SBN #9 MÙA 4
-
Cách Dỗ Trẻ Nín Khóc Sau 5 Giây
-
Nữ Diễn Viên Trung Quốc Nổi Tiếng Nhờ Màn Khóc Sau 5 Giây - Giải Trí
-
Mommy Spa - HỌC BÁC SĨ CÁCH LÀM BÉ NÍN KHÓC TRONG 5 GIÂY
-
VIdeo: Tuyệt Chiêu “The Hold” Của Bác Sĩ Dỗ Trẻ Nín Khóc Chỉ Trong 5 ...
-
Khóc Có Lợi Hay Hại Cho Sức Khỏe? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Chiêu Dỗ Bé 2 Tháng Tuổi Nín Khóc Trong Vòng 10 Giây Của Bố Mẹ 9x
-
Mách Mẹ Phương Pháp "The Hold" Dỗ Trẻ Nín Khóc Trong Vòng 5 Giây
-
Tích Tắc 5 Giây Bé Sơ Sinh Khóc Nấc Cũng Nín Bặt, Cách Dỗ Siêu Thần ...
-
Cách Diễn Xuất Khóc Chân Thật Cho Những Diễn Viên Mới Vào Nghề
-
Làm Sao Kiểm Soát Cảm Xúc “bỗng Dưng Muốn Khóc”? - Hello Bacsi
-
Làm Thế Nào để Khiến Bản Thân Bạn Khóc 10 Kỹ Thuật để Khóc Ngay ...