Cách để Kích Thích Kinh Nguyệt Đến Sớm - WikiHow

Bạn có thể nghe nói đến một số liệu pháp dân gian để kích thích kinh nguyệt đến sớm, nhưng hầu hết các cách này đều không mấy hiệu quả. Nếu bạn thường bị mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều, tốt nhất là hãy đến gặp bác sĩ. Như vậy, bạn sẽ biết chính xác điều gì gây ra vấn đề và có thể thực hiện các bước đúng đắn để điều trị.

  1. Step 1 Đi khám nếu bạn bị mất kinh 3 tháng liên tiếp. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/ce\/Induce-a-Period-Step-7-Version-2.jpg\/v4-460px-Induce-a-Period-Step-7-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/ce\/Induce-a-Period-Step-7-Version-2.jpg\/v4-728px-Induce-a-Period-Step-7-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Đi khám nếu bạn bị mất kinh 3 tháng liên tiếp. Kinh nguyệt không xuất hiện trong 3 tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo, nhưng bạn đừng lo. Nguyên nhân gây ra vấn đề này thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc đến gặp bác sĩ để khám vẫn rất quan trọng. Như vậy, bạn có thể giải quyết tận gốc vấn đề.[12]
    • Các nguyên nhân gây mất kinh lâu ngày bao gồm căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, mất cân bằng hoóc môn, hoặc tập thể dục quá sức. Do đó bạn cần phải đến gặp bác sĩ.
    • Bạn cũng nên đến bác sĩ nếu bạn đến tuổi 15 nhưng chưa có kinh nguyệt lần đầu.
  2. Step 2 Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai chứa hoóc môn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cd\/Induce-a-Period-Step-8-Version-2.jpg\/v4-460px-Induce-a-Period-Step-8-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cd\/Induce-a-Period-Step-8-Version-2.jpg\/v4-728px-Induce-a-Period-Step-8-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai chứa hoóc môn. Thuốc tránh thai chứa hoóc môn giúp điều hoà mức hoóc môn, nhờ đó nó cũng có tác dụng điều hoà kinh nguyệt. Bác sĩ có thể kê toa thuốc tránh thai để ngăn ngừa mất kinh. Uống đúng theo toa để có kết quả tốt nhất.[13]
    • Thuốc tránh thai cũng có tác dụng điều trị hội chứng buồng trứng đa nang vốn có thể là nguyên nhân gây mất kinh nguyệt.
    • Thuốc tránh thai là thuốc kê toa, đừng bao giờ uống thuốc không được bác sĩ kê toa cho bạn.
  3. Step 3 Điều chỉnh tình trạng mất cân bằng hoóc môn bằng viên uống chứa progesterone. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/29\/Induce-a-Period-Step-9-Version-2.jpg\/v4-460px-Induce-a-Period-Step-9-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/29\/Induce-a-Period-Step-9-Version-2.jpg\/v4-728px-Induce-a-Period-Step-9-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Điều chỉnh tình trạng mất cân bằng hoóc môn bằng viên uống chứa progesterone. Progesterone là một hoóc môn giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, và sự thiếu hụt hoóc môn này có thể gây mất kinh. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa thuốc để khôi phục mức progesterone.[14] Uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Bác sĩ có lẽ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hoóc môn của bạn và kê toa thuốc progesterone nếu bạn bị thiếu hụt.
    • Một loại thuốc chứa progesterone là medroxyprogesterone. Bác sĩ có thể kê toa thuốc này nếu bạn đã mất kinh được 6 tháng.[15]
  4. Step 4 Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang bằng liệu pháp hoóc môn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/9f\/Induce-a-Period-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Induce-a-Period-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/9f\/Induce-a-Period-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Induce-a-Period-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang bằng liệu pháp hoóc môn. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là bệnh rối loạn hoóc môn gây ra các triệu chứng như cường kinh hoặc kinh nguỵệt không đều. Cách điều trị thông thường là sử dụng hoóc môn thay thế, thường là thuốc tránh thai hoặc thuốc chứa progestin. Phương pháp này có thể giúp điều hoà hoóc môn và chu kỳ kinh nguyệt.[16]
    • Nếu bạn đang cố gắng mang thai, bác sĩ có thể kết hợp các loại thuốc chứa hoóc môn khác nhau để kích thích rụng trứng.
    • Nếu kinh nguyệt của bạn thường xuyên không đều và chưa bạn bao giờ xét nghiệm để phát hiện PCOS, hãy đến bác sĩ để khám. Căn bệnh này có thể gây ra vấn đề.
  5. Step 5 Thảo luận với bác sĩ về việc phẫu thuật loại bỏ mô sẹo. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/4c\/Induce-a-Period-Step-11-Version-2.jpg\/v4-460px-Induce-a-Period-Step-11-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/4c\/Induce-a-Period-Step-11-Version-2.jpg\/v4-728px-Induce-a-Period-Step-11-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Thảo luận với bác sĩ về việc phẫu thuật loại bỏ mô sẹo. Các mô sẹo tích tụ trong tử cung, chẳng hạn như u xơ, có thể gây mất kinh nguyệt.[17] Cách điều trị thông thường là tiểu phẫu loại bỏ mô sẹo. Nếu bạn có mô sẹo trong tử cung, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn một số lựa chọn về phẫu thuật và xứ lý vấn đề.[18]
    • Mô sẹo cũng là một nguyên nhân phổ biến gây vô sinh, do đó bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật nếu bạn muốn mang thai.
    Quảng cáo

Từ khóa » Cách Làm Hành Kinh Ra Sớm