Cách để Làm Bản Thân Dễ Chịu Hơn Khi Bị Bệnh - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Làm bản thân dễ chịu hơn khi bị bệnh PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Laura Marusinec, MD

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 35.207 lần.

Trong bài viết này: Làm giảm các triệu chứng bệnh Tạo sự thoải mái cho chính bạn Nghỉ ngơi và thư giãn Bài viết có liên quan Tham khảo

Khi bị ốm, chắc hẳn bạn thường cảm thấy vô cùng khó chịu. Thông thường, với những loại bệnh vặt như cảm lạnh và cảm cúm, bạn có thể áp dụng một số cách để làm cho bản thân cảm thấy dễ chịu hơn. Mặc dù bạn không thể chấm dứt cảm giác mệt mỏi ngay lập tức, nhưng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong khi bị ốm.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 3:

Làm giảm các triệu chứng bệnh

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Cung cấp đủ nước cho cơ thể. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/59\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-1-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-1-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/59\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-1-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-1-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Hãy bổ sung nhiều loại thức uống tốt cho sức khỏe như nước lọc, nước ép hoa quả khi bạn cảm thấy không khỏe. Đây là cách bù lại lượng nước mà cơ thể đã mất do bệnh và làm dịu tình trạng nghẹt mũi.
    • Lượng nước mà mỗi người cần uống cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, khí hậu, mức độ vận động, v.v.; nguyên tắc chung là mỗi người nên uống ít nhất 6-8 cốc nước hoặc chất lỏng khác mỗi ngày.[1]
  2. Step 2 Dùng thức uống ấm và/hoặc súp. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/1c\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-2-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-2-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1c\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-2-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-2-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Dùng thức uống ấm và/hoặc súp. Trà, nước hầm thịt/rau củ hoặc súp có thể làm dịu một số triệu chứng như ho, đau họng và nghẹt mũi. Sự ấm áp sẽ nhanh chóng khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
    • Thức uống có caffeine không phải là lựa chọn thích hợp khi bạn bị ốm vì cơ thể sẽ bị mất nước.
    • Thử dùng trà thảo mộc. Trà hoa cúc La Mã sẽ đem đến hiệu quả thư giãn và dễ chịu.[2] Từ trước đến nay, trà hoa cúc tím vẫn là một lựa chọn đáng tin cậy - một số nghiên cứu cho biết đây là loại trà giải cảm hiệu quả.
    • Thêm mật ong vào trà là một cách làm giảm đau họng và giảm ho.[3]
  3. Step 3 Dùng máy làm ẩm không khí để tạo độ ẩm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8d\/Drain-Ear-Fluid-Step-11.jpg\/v4-460px-Drain-Ear-Fluid-Step-11.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8d\/Drain-Ear-Fluid-Step-11.jpg\/v4-728px-Drain-Ear-Fluid-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Dùng máy làm ẩm không khí để tạo độ ẩm. Khi không khí bị khô, việc sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc máy xông tinh dầu sẽ làm tăng độ ẩm trong không khí, làm dịu tình trạng ho và nghẹt mũi. Bạn nhớ vệ sinh máy làm ẩm không khí - khoang chứa nước hoặc màng lọc bị bẩn có thể tạo ra vi khuẩn và nấm mốc khiến tình trạng bệnh của bạn tồi tệ hơn.[4]
  4. Step 4 Rửa mặt bằng nước lạnh. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/37\/Care-for-Your-Skin-As-a-Guy-Step-1-Version-3.jpg\/v4-460px-Care-for-Your-Skin-As-a-Guy-Step-1-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/37\/Care-for-Your-Skin-As-a-Guy-Step-1-Version-3.jpg\/v4-728px-Care-for-Your-Skin-As-a-Guy-Step-1-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Rửa mặt bằng nước lạnh. Khi bị ốm, bạn thường trông mệt mỏi và thiếu sức sống. Việc rửa mặt bằng nước lạnh sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn. Hơn nữa, da của bạn cũng dễ nổi mụn khi bạn bị ốm. Bạn có thể bị chảy mũi và hệ miễn dịch phải hoạt động thường xuyên hơn. Việc rửa mặt bằng nước lạnh giúp thu nhỏ lỗ chân lông và rửa sạch vùng da quanh mắt, nên có thể làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  5. Step 5 Xì mũi đúng cách. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/1e\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-3-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-3-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1e\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-3-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-3-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Xì mũi đúng cách. Nếu bạn bị nghẹt mũi, việc xì mũi không đúng cách sẽ khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Hãy bịt một lỗ mũi và nhẹ nhàng xì lỗ mũi còn lại để tránh đau tai. Nhớ rửa tay sau khi xì mũi.
    • Đặt những túi nóng hoặc lạnh quanh mũi cũng là một cách làm thông mũi, tương tự như khi dùng dung dịch nhỏ hoặc xịt mũi.[5]
  6. Step 6 Làm dịu cơn đau họng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/47\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-4-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-4-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/47\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-4-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-4-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Làm dịu cơn đau họng. Khi bị đau họng, bên cạnh việc dùng thức uống ấm, bạn cũng cần thường xuyên áp dụng một số cách chữa trị để làm dịu cơn đau.
    • Bạn có thể súc miệng sau mỗi vài tiếng. Hòa tan khoảng ¼ đến ½ thìa cà phê muối với nước ấm và súc miệng để giảm đau họng.[6]
    • Sản phẩm xịt họng được bán tại quầy thuốc cũng có hiệu quả giảm đau họng. Bạn nhớ sử dụng theo đúng liều lượng và số lần được ghi trên bao bì sản phẩm.
    • Kẹo ngậm trị ho, viên ngậm trị đau họng, viên đá nhỏ và thậm chí kẹo cứng lẫn kem que cũng có thể làm dịu cơn đau họng (nhưng bạn không nên cho trẻ nhỏ dùng các sản phẩm này để tránh bị nghẹn).[7]
  7. Step 7 Dùng bình rửa mũi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/89\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-5-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-5-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/89\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-5-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-5-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Dùng bình rửa mũi. Đây là dụng cụ giúp làm sạch khoang và xoang mũi khi mũi bị nghẹt.
    • Cách sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại bình rửa mũi, nhưng thường thì bạn cần nghiêng đầu, thở bằng miệng, cẩn thận để nước muối sinh lý trong bình rửa mũi chảy từ lỗ mũi này sang lỗ mũi kia.[8] [9]
    • Dùng nước cất hoặc nước vô khuẩn (không dùng nước máy) và bình rửa mũi đã được tiệt trùng.[10] Hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn kèm theo bình rửa mũi.
  8. Step 8 Làm giảm cảm giác đau nhức thông thường. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d3\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-6-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-6-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d3\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-6-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-6-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 8 Làm giảm cảm giác đau nhức thông thường. Các loại thuốc có bán ở quầy thuốc như acetaminophen, ibuprofen, naproxen, thuốc cảm,... có thể hỗ trợ giảm đau, nhức mỏi, sốt, v.v. Hãy dùng thuốc theo hướng dẫn và chú ý mọi lời cảnh báo. Những loại thuốc kể trên có thể làm giảm triệu chứng và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không chữa dứt bệnh.
    • Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc.
  9. Step 9 Tắm với nước muối Epsom. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c9\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-7-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-7-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c9\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-7-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-7-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 9 Tắm với nước muối Epsom. Muối Epsom làm dịu cảm giác đau nhức trên cơ thể, cung cấp lượng magie cần thiết và có hiệu quả thải độc.[11]
    • Hòa tan muối Epsom với nước ấm. Xem hướng dẫn sử dụng trên bao bì để biết tỷ lệ muối và nước thích hợp.[12] Bạn có thể dùng xô hoặc thau để ngâm chân nếu không muốn tắm.
  10. Step 10 Gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh không cải thiện. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/6b\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-8.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-8.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/6b\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-8.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-8.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 10 Gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh không cải thiện. Nhìn chung, bạn không cần đến gặp bác sĩ nếu chỉ bị cảm lạnh, cảm cúm nhẹ, đau họng hoặc một số bệnh vặt khác. Tuy nhiên, bạn nên đặc biệt chú ý đến các triệu chứng bệnh và thời gian bị bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng dai dẳng hoặc:
    • Cảm kéo dài hơn 10 ngày.
    • Sốt cao (trên 39,5°C hay 38°C đối với trẻ 3 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn) hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày.
    • Khó thở (hụt hơi, ho liên tục, v.v.)
    • Chảy nước mắt hoặc có chất lỏng chảy ra từ tai
    • Đau nghiêm trọng
    • Cứng cổ
    • Phát ban
    • Dấu hiệu mất nước (cảm thấy mất sức hoặc chóng mặt, khô miệng hoặc đi tiểu ít hơn)
    • Nếu bạn nghi ngờ điều gì đó, hãy đến gặp bác sĩ.
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 3:

Tạo sự thoải mái cho chính bạn

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Ưu tiên cho việc dưỡng bệnh. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/de\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-9.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-9.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/de\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-9.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-9.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Ưu tiên cho việc dưỡng bệnh. Điều này có nghĩa là bạn sẽ hủy mọi kế hoạch và cho người khác (chẳng hạn như cha mẹ, người thân hoặc đồng nghiệp) biết bạn đang bệnh. Nếu bạn cảm thấy cơ thể đau nhức hoặc căng cứng sau khi nằm trong khoảng thời gian dài, hãy kéo giãn cơ trước khi ngủ. Bạn có thể thực hiện 3-4 bài tập kéo giãn cơ khi ở trên giường. Khi bạn dành càng nhiều thời gian cho việc chăm sóc bản thân thì bệnh sẽ càng sớm khỏi.
  2. Step 2 Sắp xếp nơi nghỉ ngơi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0a\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0a\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Sắp xếp nơi nghỉ ngơi. Hãy chọn nơi nào đó mà bạn có thể nghỉ ngơi và cảm thấy thoải mái, chẳng hạn như phòng ngủ hoặc phòng khách. Khi xung quanh có người, bạn cần đảm bảo họ có thể giúp đỡ thay vì làm phiền. Chuẩn bị sẵn những thứ mà bạn cần trong khi dưỡng bệnh, như chăn hoặc áo choàng để giữ ấm, chai nước nóng, sách hoặc phim, thức uống, xô (nếu bạn cảm thấy buồn nôn), v.v.
    • Khi bị sốt, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn khăn ướt. Nếu bạn cảm thấy nóng, hãy đặt khăn lên trán hoặc nơi nào đó khiến bạn dễ chịu.
    • Tránh hút thuốc hoặc hít khói thuốc lá.
  3. Step 3 Tắm nước ấm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/6c\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-11-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-11-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/6c\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-11-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-11-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Tắm nước ấm. Hơi ấm tạo cảm giác xoa dịu giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn. Hơn nữa, hơi nước làm ẩm và làm dịu đường hô hấp để bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi. Sau khi tắm, hãy trở lại nơi nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể bằng chăn hoặc áo choàng. Bạn chỉ cần ngồi thư giãn và cảm nhận sự thoải mái. Quảng cáo
Phần 3 Phần 3 của 3:

Nghỉ ngơi và thư giãn

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Ngủ nhiều. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cf\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-12-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-12-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cf\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-12-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-12-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Ngủ nhiều. Hãy ngủ nhiều hơn nếu bạn muốn sớm khỏi bệnh. Bạn cần ngủ 8-10 tiếng mỗi ngày khi bị ốm. Đây là cách giúp cơ thể tập trung năng lượng cho việc phục hồi sức khỏe.
  2. Step 2 Tạm dừng việc vận động mạnh. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/47\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-13-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-13-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/47\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-13-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-13-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Tạm dừng việc vận động mạnh. Khi bị ốm, bạn không nên tập luyện quá sức - chỉ nên thực hiện các bài tập vừa sức như yoga hoặc đi bộ. Trong trường hợp bạn gặp vấn đề về hô hấp (ho, tắc nghẽn phổi, v.v.) hoặc sốt và/hoặc đau nhức cơ thể, tốt hơn hết hãy dừng mọi hình thức tập luyện.[13]
  3. Step 3 Duy trì hoạt động ở mức tối thiểu. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a6\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-14-Version-2.jpg\/v4-460px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-14-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a6\/Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-14-Version-2.jpg\/v4-728px-Make-Yourself-Feel-Better-%28When-You%27re-Sick%29-Step-14-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Duy trì hoạt động ở mức tối thiểu. Bạn nên tránh làm việc, đối mặt với căng thẳng, làm việc nhà,... trong khi bị ốm. Mục tiêu của bạn là sớm khỏi bệnh. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và bạn sẽ sớm trở lại với những việc mà mình cần hoặc muốn làm.
    • Nếu bạn cần giữ cho đầu óc bận rộn hoặc cảm thấy buồn chán trong khi dưỡng bệnh, hãy thử một vài hoạt động giải trí nhẹ nhàng như xem tivi hoặc đọc sách.
    • Nếu có thể, bạn nên nhờ người khác giúp đỡ trong những công việc thường ngày, nấu nướng,... hoặc bất kỳ việc gì mà bạn phải hoàn thành trong lúc bị ốm.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Thanh lọc cơ thể khỏi cần saCách đểThanh lọc cơ thể khỏi cần sa Vượt qua Cuộc kiểm tra Ma túy Bất ngờCách đểVượt qua Cuộc kiểm tra Ma túy Bất ngờ Thôi miênCách đểThôi miên Khai nhãn Con mắt Thứ baCách đểKhai nhãn Con mắt Thứ ba Gỡ bỏ Ghim Phẫu thuậtCách đểGỡ bỏ Ghim Phẫu thuật Loại bỏ Vết chai tay do Cầm bútCách đểLoại bỏ Vết chai tay do Cầm bút Thôi miên bằng mắtCách đểThôi miên bằng mắt Thực hiện Bài tập KegelCách đểThực hiện Bài tập Kegel Cách đểChiết xuất tinh dầu từ vỏ cam Chữa đau nửa đầu bằng phương pháp bấm huyệtCách để Chữa đau nửa đầu: Phương pháp bấm huyệt có lợi không? Cách đểLàm dung dịch nước muối Tập Kegel cho namCách đểTập Kegel cho nam Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.nhs.uk/Conditions/Dehydration/Pages/introduction.aspx
  2. http://klemow.wilkes.edu/Matricaria.html
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/expert-answers/honey/faq-20058031
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/in-depth/humidifiers/art-20048021?pg=2
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/in-depth/cold-remedies/art-20046403
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/in-depth/cold-remedies/art-20046403
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/in-depth/cold-remedies/art-20046403
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/expert-answers/neti-pot/faq-20058305
  9. http://go.sdsu.edu/student_affairs/healthpromotion/files/03773-nasal_irrigation_instructions_07-2012.pdf
Hiển thị thêm
  1. http://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm316375.htm
  2. http://www.epsomsaltcouncil.org/news/articles/doctors_say_treat_colds_flu_with_epsom_salt.php
  3. http://www.uofmhealth.org/health-library/d00468a1
  4. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/expert-answers/exercise/faq-20058494

Về bài wikiHow này

Laura Marusinec, MD Cùng viết bởi: Laura Marusinec, MD Tiến sĩ dược Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 35.207 lần. Chuyên mục: Y học Thay thế Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Hà Lan Tiếng Hàn Tiếng Indonesia Tiếng Thái Tiếng Séc Tiếng Trung Tiếng Nhật
  • In
Trang này đã được đọc 35.207 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Thanh lọc cơ thể khỏi cần saCách đểThanh lọc cơ thể khỏi cần saVượt qua Cuộc kiểm tra Ma túy Bất ngờCách đểVượt qua Cuộc kiểm tra Ma túy Bất ngờThôi miênCách đểThôi miênKhai nhãn Con mắt Thứ baCách đểKhai nhãn Con mắt Thứ ba

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Y học Thay thế
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--422

Từ khóa » Cách để Nhanh Khỏi ốm